Ùn tắc giao thông sẽ không giảm khi kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ và ý thức người tham gia giao thông chưa cao
Giao thông thông minh: Giải pháp tất yếu cho đô thị hiện đại Xây dựng văn hóa tham gia giao thông an toàn |
Đổi thay nhưng vẫn quá tải
Theo báo cáo của Sở Giao thông vận tải Hà Nội, mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông khung của Thành phố được định hướng theo hệ thống với 7 tuyến vành đai, 19 tuyến hướng tâm (trong đó có: 7 tuyến cao tốc hướng tâm; 8 tuyến quốc lộ hướng tâm; 4 tuyến kết nối đô thị trung tâm với đô thị vệ tinh).
Lý thuyết là vậy nhưng hiện tại Thành phố mới chỉ cơ bản đầu tư hình thành được 7 tuyến cao tốc hướng tâm; còn lại các tuyến vành đai, hướng tâm khác hoặc đang mới hình thành từng đoạn, hoặc chưa được đầu tư, chưa có tuyến vành đai nào được khép kín hoàn chỉnh.
Hạ tầng cũng chỉ là một phần, ý thức người tham gia giao thông không thay đổi thì hạ tầng có tốt đến mấy, đường vẫn tắc. |
Đơn cử như tuyến vành đai 2, mặc dù đã có thí điểm giải pháp điều hành giao thông thông minh trên đường Trường Chinh cũng như đường Nguyễn Lương Bằng, nhưng thực tế cho thấy, sau khi thông xe, khu vực Ngã Tư Sở lại càng thêm ùn tắc do phương tiện từ đường trên cao đổ dồn xuống nhiều hơn, nhanh hơn. Còn tại tuyến vành đai 1, sự chậm chễ trong khâu giải phóng mặt bằng đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục khiến dự án liên tục bị đẩy lui tiến độ.
Cần phải khẳng định, mặc dù đã có nhiều chỉ đạo sát sao nhưng gần như không có một dự án hạ tầng giao thông nào đảm bảo đúng tiến độ đề ra ban đầu trong khi đó nhu cầu đi lại cũng như lượng phương tiện cá nhân gia tăng chóng mặt, gây áp lực vô cùng lớn lên hạ tầng giao thông, phá vỡ quy hoạch giao thông.
Lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, để từng bước kéo giảm ùn tắc, tai nạn giao thông, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố đã giao Sở Giao thông vận tải cùng các sở, ngành, quận, huyện tập trung vào 10 nhóm giải pháp chính. Bao gồm: Phát triển hạ tầng; Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị; Xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách cho lĩnh vực giao thông vận tải; Triển khai các quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển kết cấu hạ tầng; Đồng bộ, hiệu quả công tác quản lý quy hoạch xây dựng, huy động mọi nguồn lực, đầu tư cho hạ tầng giao thông; Tăng cường hiệu quả công tác bảo trì kết cấu hạ tầng, tổ chức giao thông khoa học, hợp lý.
Cùng với đó là mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả hệ thống vận tải công cộng, hạn chế phương tiện giao thông cá nhân; Chú trọng chất lượng trong quản lý, cấp phép người lái cũng như phương tiện xe cơ giới; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành giao thông vận tải; Tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật về giao thông, nâng cao ý thức người dân; Thanh tra, kiểm tra, xử lý kiên quyết vi phạm trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Chờ những biện pháp quyết liệt hơn
Để giảm thiểu ùn tắc giao thông, Hà Nội đã lên kế hoạch hạn chế phương tiện cá nhân từ nhiều năm trước, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả gì. Nhiều dự án giao thông có ý nghĩa cực kỳ quan trọng thì rơi vào cảnh giậm chân tại chỗ, thi công dở dang hoặc nằm trên giấy.
Quá tải, đuối sức, đường sá Thủ đô trở nên rất dễ “tổn thương”. Chỉ một người đi bộ sang đường không đúng chỗ, hay một chiếc xe máy rẽ ngang, một ô tô quay đầu chậm vài giây hay thậm chí một thông tin dự báo Hà Nội đổ mưa cũng có thể gây ùn tắc giao thông kéo dài.
Nhiều chuyên gia cho rằng vấn nạn ùn tắc giao thông tại Hà Nội đang có dấu hiệu diễn biến phức tạp hơn. Nguyên nhân chính do sự chênh lệch quá lớn giữa tốc độ gia tăng phương tiện cá nhân và đầu tư phát triển hạ tầng cũng như mở rộng mạng lưới vận tải hành khách công cộng.
Tính đến thời điểm hiện tại, mạng lưới xe buýt của Thủ đô đã phủ sóng đến toàn bộ các xã, phường, thị trấn với 153 tuyến, tuy nhiên, do thiếu đường dành riêng, phải lưu thông chung với xe cá nhân, và chịu áp lực từ ùn tắc giao thông nên chưa bảo đảm được yêu cầu của hành khách. Nếu tính cả thêm 1 tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, vận tải hành khách công cộng mới chỉ giải quyết được khoảng 19% nhu cầu đi lại của người dân, một con số chênh quá nhiều so với nhu cầu thực tế.
Mục tiêu của ngành Giao thông Thủ đô là giảm từ 8 - 10 điểm ùn tắc giao thông trong năm 2023, nhưng con số đó chưa làm hài lòng người dân khi số điểm đen về giao thông cũng đã gia tăng từ 35 - 45. Thực tế là toàn tuyến Vành đai 3, cả trên cao lẫn dưới thấp vẫn rơi vào bế tắc, ùn tắc giao thông diễn ra hàng ngày.
Nói đi phải nói lại, vào giờ cao điểm hoặc mỗi khi trời mưa, chứng kiến những tuyến phố ùn tắc giao thông nối dài chúng ta chợt nhận ra một điều: Tắc đường cũng một phần do ý thức người tham gia giao thông. Mạnh ai nấy đi. Ô tô đi vào làn xe máy, xe máy đi vào làn ô tô. Đèn đỏ, đèn xanh cũng chẳng có luật lệ gì. Nếu mỗi người tham gia giao thông có ý thức chấp hành luật lệ, chắc chắn đường có thể ùn ứ chứ không thể tắc một cách vô trật tự như vậy được. |
Tuấn Dũng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Giao thông 22/12/2024 18:17
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Giao thông 22/12/2024 18:11
Hà Nội lên phương án phân luồng phương tiện dịp Tết 2025
Giao thông 20/12/2024 13:50
Triển khai mô hình "Bến khách an toàn giao thông"
Giao thông 19/12/2024 17:29
Quy hoạch luồng tuyến vận tải hành khách tại Hà Nội: Hiệu quả song vẫn cần kiểm tra giám sát
Giao thông 19/12/2024 11:33
Chủ trương cấm xe 29 chỗ vào thành phố Nha Trang giờ cao điểm làm "nóng" hội nghị đối thoại với doanh nghiệp
Giao thông 18/12/2024 18:08
TP.HCM: Bố trí 150 xe buýt điện tại 17 tuyến kết nối với các nhà ga trên tuyến metro số 1
Giao thông 18/12/2024 16:00
Tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo sẽ khởi công năm 2025
Giao thông 17/12/2024 16:35
Chỉnh trang nhiều tuyến phố: Vừa thi công vừa đảm bảo giao thông thông suốt
Giao thông 17/12/2024 13:43
Hà Nội cam kết sẽ hoàn thành nhiều dự án giao thông trọng điểm trong năm 2025
Giao thông 17/12/2024 13:42