Hạnh phúc khi được cứu người
Người “thắp lửa” cho những mảnh đời trên đảo Hòn Đốc | |
Đội bơm, vá xe miễn phí trên cầu Nhật Tân |
Trốn gia đình đi hiến thận cho người dưng
3 năm kể từ ngày hiến một bên thận cho người không quen biết, bà Lê Thị Thảo vẫn khỏe mạnh bình thường như chưa hề có một cuộc đại phẫu nào xảy ra. Nhìn dáng vẻ nhanh nhẹn, linh hoạt của bà Thảo, khó có thể tin rằng bà đã cho đi một bên thận của mình để cứu sống một mạng người không quen biết. Bà Thảo cho rằng, chính nhân duyên đã khiến bà tình nguyện làm việc này mà không mưu cầu bất cứ sự trả ơn hay đền đáp nào.
Cuối năm 2014, bà Thảo tình cờ được tham dự chương trình truyền thông, vận động tự nguyện hiến giác mạc ở chùa Linh Thông, Hà Nội. Sau đó, bà lại có dịp tham dự một hội thảo về vấn đề này ở Đồ Sơn (Hải Phòng) và được đọc một cuốn sách nói về ghép tạng. Bà Thảo bị ám ảnh bởi những số phận không có cơ hội kéo dài cuộc sống. Sau hội nghị, bà nhanh chóng xuống Bệnh viện Bạch Mai kiểm tra sức khỏe, ấp ủ tâm nguyện hiến thận cứu người.
Bà Thảo chia sẻ về câu chuyện hiến thận cứu người dưng. |
Bà Thảo tâm sự: “Xuống đó, tôi tận mắt chứng kiến một trường hợp em trai bị suy thận giai đoạn cuối, cần được cho thận trong khi đó anh trai được xét nghiệm ra kết quả rất phù hợp nhưng chị dâu nhất định không cho vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe. Một trường hợp khác nữa là chị gái bị suy gan, em gái đồng ý hiến gan cho chị nhưng chồng của cô em gái cũng nhất quyết không đồng ý. Nhìn cảnh tượng đáng thương ấy, tôi đã ước giá như mình có nhiều quả thận hơn, nhiều lá gan hơn để cứu sống những người đang mắc bệnh hiểm nghèo. Với tôi, việc cho đi một phần cơ thể của mình nhưng lại có thể giúp người khác cơ hội sống là niềm vui, niềm hạnh phúc”.
Tuy nhiên, ngay từ đầu hành trình hiến tạng bà Thảo đã vấp phải định kiến từ chính những người trong gia đình. Với nhiều người, mất đi phần cơ thể là một điều gì đó khủng khiếp thế nên việc bà Thảo tình nguyện đi hiến thận không được người nhà ủng hộ. Đặc biệt là chồng bà Thảo, ông thương vợ nên một mực phản đối. Không vì thế mà từ bỏ, bà Thảo vẫn kiên định với tâm nguyện của mình. Vừa thuyết phục các con đồng tình với mình, bà vừa âm thầm đi làm các xét nghiệm cần thiết để thực hiện cho ca hiến thận. Suốt gần 5 tháng ròng rã theo dõi sức khỏe, đã không ít lần bà Thảo phải nói dối chồng rằng bà đi Hà Nội học nghề trồng cây. Tiền bạc không có nhiều, không dám đi ô tô khách, bà chỉ có chiếc xe máy wave cũ kỹ làm phương tiện đi lại.
Sau nhiều xét nghiệm quan trọng, các bác sĩ kết luận bà đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện ca mổ hiến thận. Ngày đi đến bệnh viện hiến tạng, bà cũng đi xe máy một mình lên Hà Nội để tránh những tác động về tâm lý của người nhà. Rắc rối lại đến với bà Thảo khi phía bệnh viện yêu cầu phải có sự đồng ý của cả bà và người nhà thì ca mổ mới được phép diễn ra. Không biết làm sao, bà đành gọi điện cho cô con gái út. May sao cô gái hiểu và thông cảm cho mẹ nên đặt bút ký ủng hộ mẹ. Bà mừng khôn xiết. Ca mổ thành công, bà Lê Thị Thảo đạt được tâm nguyện giúp đời, cứu người.
Cho đi là nhận lại
Tấm lòng thiện nguyện của bà Thảo chính là tấm gương sáng để nhân lên những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Noi gương mẹ, con gái bà Thảo là chị Bùi Thị Hòa (35 tuổi) cũng đã tình nguyện lên bàn mổ để tặng một quả thận cho một người phụ nữ trạc tuổi mẹ mình. Có lẽ có bạn đọc nghĩ rằng đó là hai con người kỳ lạ, nhưng khi gặp họ và trò chuyện, chúng tôi mới thấy mẹ con bà Thảo không kỳ lạ chút nào, họ chỉ muốn tặng quà một cách vô tư để nhận lại một thứ hạnh phúc tinh thần nào đó khó có thể định danh được. |
Sau khi phẫu thuật, bà Thảo vẫn giấu chồng không cho ông biết. Thế nhưng những ngày đầu từ bệnh viện trở về, bà Thảo không đi thẳng được mà cứ phải lom khom nên chồng bà sinh nghi. Ông tra vấn mãi bà mới phải thừa nhận rằng mới đi hiến thận về. Ông xót bà nhưng lại bị đặt trong sự đã rồi nên cũng đành “ngậm bồ hòn làm ngọt”. Ngồi cạnh vợ, ông Hiển kể: “Lúc biết bà ấy làm thế tôi giận lắm. Một phần vì nghĩ vợ tôi đang khỏe mạnh bình thường, tự nhiên cắt một phần cơ thể của mình cho người khác. Ví là anh em trong gia đình đã đành, đằng này lại là người dưng nên tôi càng nghĩ càng không hiểu nổi. Sau bà ấy cứ tỉ tê giải thích tôi cũng hiểu ra, biết việc làm của bà ấy là việc thiện, giúp đỡ mọi người nên càng thương và nể phục hơn”.
Bà Thảo cho biết, ban đầu khi đi đăng kí hiến thận, bà chỉ muốn tặng một bên thận của mình cho bệnh nhân nghèo mà thôi. Nhưng khi trao đổi, nói chuyện và được tư vấn bà mới hiểu ra rằng không phải cứ cho là ai cũng có thể nhận được, chỉ có người phù hợp với các chỉ số y học, sinh học mới nhận được. Và khi đã là người bệnh, chẳng cứ giàu hay nghèo, ai cũng có khát vọng được sống, đáng được cứu giúp. Ngộ ra rằng sinh mạng con người thì không thể đem ra so sánh hay phân biệt, đã phân biệt thì không còn trọn vẹn, nên bà quyết định tặng cho bất kỳ ai hợp với thận mình.
Khi trò chuyện, bà Thảo không phủ nhận rằng ngay làng xóm cũng có những lời đàm tiếu rằng bà bán thận lấy vài trăm triệu. Song bà chịu hết, bà nói rằng trước khi đi hiến thận, bà cũng đoán sẽ có những đồn thổi như vậy rồi. “Việc mình mình làm, miễn sao không hổ tâm mình”, bà Thảo nói. Bỏ qua những lời dị nghị, bà Thảo mang trong mình quan niệm người sống trên đời là để giúp nhân sinh. Không chỉ có hiến thận mà bà Thảo đã đăng ký hiến tất cả những gì có thể hiến như gan, da để từ thiện giúp người.
Đặc biệt, bà cũng đã đăng ký hiến toàn bộ cơ thể mình nếu sau này nhắm mắt xuôi tay. Bà vừa hào hứng khoe chiếc “Thẻ đăng ký hiến mô tạng” đang đeo trước ngực: “Đây này, từ khi được cấp chiếc thẻ này, hễ cứ đi đâu ra khỏi nhà mà xa xa một chút là tôi đều phải mang theo. Nói dại mồm, nhỡ mình chẳng may bị tai nạn không qua khỏi, nhìn thấy cái thẻ này thì người ta mới biết mà lấy cơ thể của mình chứ”.
Đối với bà Thảo, chuyện sống hay thác nó đã không còn quá quan trọng mà quan trọng ở chỗ mình đã thực sự sống có ý nghĩa hay chưa. “Tôi chỉ muốn mọi người hiểu rằng, hiến tạng lúc còn sống thực sự là một nghĩa cử rất cao đẹp. Đó là việc làm rất có ý nghĩa và nó không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Mình cho đi một phần cơ thể nhưng mình nhận được lại là niềm vui, là sự sống của rất nhiều người”, bà Thảo cho biết.
K.T
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Bật mí công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây Mãng Cầu vạn người mê
Tin khác
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm
Gương sáng 17/11/2024 21:00
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”
Gương sáng 17/11/2024 14:57
Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo
Gương sáng 15/11/2024 15:05
Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu
Gương sáng 10/11/2024 20:28
Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật
Gương sáng 08/11/2024 18:25
Thầy hiệu trưởng tâm huyết, sáng tạo
Gương sáng 06/11/2024 19:04
Bí thư chi bộ hết mình với công việc
Gương sáng 06/11/2024 16:12
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa
Gương sáng 03/11/2024 09:10