Người “thắp lửa” cho những mảnh đời trên đảo Hòn Đốc
Đội bơm, vá xe miễn phí trên cầu Nhật Tân | |
Tặng sách, gieo ước mơ |
Còn sức là còn đi tiếp…
Đặt chân đến đảo Hòn Đốc (xã Tiên Hải, Kiên Giang), không khó để chúng tôi tìm gặp được ông Nguyễn Văn Chứa, người đàn ông được mệnh danh là “Chứa khùng” trên hòn đảo xinh đẹp này. Không phải là người “nổi tiếng” nhưng Bảy Chứa, cái tên thân mật mà người dân trên đảo Hòn Đốc thường gọi ông Nguyễn Văn Chứa, vẫn luôn được người dân nhắc đến bởi những công việc thiện nguyện mà ông đã và đang làm.
Trong căn nhà bè nằm nép mình bên bờ biển, ông Bảy Chứa cười hạnh phúc khi thấy chúng tôi nhắc đến công việc mà ông đang làm. Kể về câu chuyện đưa ông đến với việc “vác tù và” của mình, ông Chứa bảo, ông sinh năm 1956, đến năm 1975 đi bộ đội và đóng quân tại Trung đoàn 20 Hà Tiên.
Một góc đảo Hòn Đốc xinh đẹp |
Từng là một người lính và trải qua những trận đánh ác liệt tại chiến trường K, vì thế, khi xuất ngũ ông hiểu và luôn chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh. Năm 1987, theo tiếng gọi của chính quyền đi xây dựng vùng kinh tế mới, ông cùng vợ đã xung phong ra đảo Hòn Đốc sinh sống. Tại đây, ông Bảy Chứa được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội cựu chiến binh, cho đến năm 2005, ông Chứa tiếp tục được điều chuyển giữ chức vụ Chủ tịch Hội chữ thập đỏ.
11 năm gắn bó với công tác xã hội, thiện nguyện, cùng với khí chất của người lính cụ Hồ, sau khi về nghỉ chế độ ông Bảy Chứa lại tiếp tục công tác thiện nguyện mà ông gắn bó bao năm. Ông chia sẻ, không ai bắt ông phải làm, nhưng được giúp đỡ người khác nó như là một sứ mệnh gắn liền với cuộc đời ông vậy. “Nếu như biết được hoàn cảnh, gia đình nào khó khăn mà mình không thể giúp đỡ, tôi như người mất hồn cả ngày chẳng thiết ăn uống gì”, ông Bảy Chứa bộc bạch.
Với suy nghĩ “lá lành đùm lá rách”, ở địa phương mỗi khi thấy ai đau ốm, tai nạn… không có nơi nương tựa, ông Bảy Chứa lại lặn lội khắp đảo, gõ cửa từng nhà kêu gọi mọi người quyên góp hỗ trợ. Thậm chí, nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn còn tìm đến tận nhà nhờ ông kêu gọi hỗ trợ giúp. Để kêu gọi mọi người hỗ trợ, ông bao giờ cũng là người tiên phong làm từ thiện trước, ấy thế, không phải lúc nào việc làm thiện nguyện của ông cũng suôn sẻ.
Nhiều gia đình khi nhìn thấy ông còn “sợ”, hay trách móc, nói ra nói vào, thậm chí có người bảo ông “khùng”. Thế nhưng bỏ qua tất cả, ông Bảy Chứa vẫn miệt mài làm công việc mình cảm thấy nên làm và hạnh phúc khi kêu gọi được mọi người giúp đỡ những mảnh đời khó khăn trên đảo.
Ông Bảy Chứa - người đàn ông “thắp lửa” cho những cuộc đời bất hạnh. |
“Tôi bị gút, nhiều hôm chân đau không đi được. Nhưng nhận được tin gia đình nào có người khó khăn, có người mất mà chưa có ai giúp đỡ, tôi lại chống gậy đi khắp đảo kêu gọi mọi người hỗ trợ. Nhiều lần đi làm việc từ thiện về chân đau, tôi ốm nằm li bì mất 2 – 3 ngày mới khỏi. Nhưng nỗi đau đó có thấm tháp gì, tôi chỉ buồn là mỗi lần đi gõ cửa từng nhà kêu gọi từ thiện, nhiều người không hiểu nói tôi này nọ, những lúc đó tôi buồn muốn rơi nước mắt. Cũng may về vợ tôi hiểu, không những vậy bà ấy còn động viên và bảo, mình đi để hưởng đức lại cho con cháu… nghĩ vậy tôi lại cố gắng gượng bước đi”, ông Bảy Chứa tâm sự.
Giúp người còn hơn xây mấy tòa tháp
Với công việc thiện nguyện của mình, ít ai biết rằng, nhiều người đã từng gọi ông là “khùng”, “gàn dở”. Bởi nhiều người cho rằng, ông lo chuyện bao đồng, suốt ngày chỉ lang thang gõ cửa từng nhà kêu gọi người dân làm từ thiện, hoặc giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh. Thậm chí, đến nay ông Chứa cũng không thể nhớ hết mình giúp đỡ cho bao nhiêu người, hay đã đi bao nhiêu km để kêu gọi mọi người chung tay giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh, bởi ông suy nghĩ mình làm không phải là để được ghi nhận…
“Đôi khi có người chỉ hỗ trợ 5 ngàn, 10 ngàn, nhưng mình đi kêu gọi mà, họ hỗ trợ được bao nhiêu mình mừng bấy nhiêu. Chỗ nào khó quá thì mình né đi, mình lấy tâm đạo mà sống, vì giúp người còn hơn là xây mấy tòa tháp”, ông Bảy Chứa nói.
Không chỉ cặm cụi với công việc thiện nguyên trên đảo Hòn Đốc, ít ai biết rằng, ông Bảy Chứa còn có một câu chuyện tình lãng mạn với người vợ hiện tại của mình, cũng như cơ duyên đưa ông bà đến với nhau. Ông Chứa kể, ông sinh ra và lớn lên ở An Giang trong một gia đình nghèo khó. Đến tuổi nhập ngũ, ông cùng bạn bè trong ấp lên đường tòng quân và tham gia chiến trường K năm 1975, đến năm 1982 ông xuất ngũ. Sau khi trở về địa phương, năm 1984 ông Chứa lập gia đình cùng với người phụ nữ cùng làng là bà Nguyễn Thị Thôi.
Kể lại cơ duyên đưa ông và bà gặp nhau, ông Chứa nhớ lại, thời điểm tham gia chiến trường bà Thôi thường hay nấu cơm tiếp tế cho bộ đội, những lúc rảnh rỗi ông Chứa lại phụ giúp bà nhóm lửa. Thế rồi, ngọn lửa tình bén duyên lúc nào không biết. Sau khi xuất ngũ, năm 1984 ông bà chính thức nên duyên vợ chồng bằng nghi thức đơn giản, với sự chứng kiến của bà con chòm xóm. Tuy nhiên, thời điểm đó cuộc sống khó khăn, hai vợ chồng làm lụng vất vả nhưng không đủ sống. Năm 1987, sau khi địa phương phát động chương trình đi kinh tế mới, vợ chồng ông bà tình nguyện xin ra đảo Hòn Đốc sinh sống.
“Khi chúng tôi ra đây sinh sống, trên đảo lúc đó chỉ có khoảng 20 hộ dân. Mới đầu vợ tôi rất nhớ nhà, nhưng thấy cuộc sống ngoài này cũng bình yên, lại không có sự xô bồ nên hai vợ chồng quyết tâm ở lại. Thế rồi, lần lượt 3 đứa con của chúng tôi ra đời và để cho đỡ nhớ nhà, cũng như nhắc nhở chúng tôi quyết tâm bám đất, bám biển, vợ chồng tôi đã đặt tên cho 3 đứa con lần lượt là: Đừng, Nhớ, Nữa. Khi ghép lại với tên vợ chồng tôi thì nó có nghĩa vô cùng, bởi nó luôn nhắc nhở chúng tôi không chỉ quên đi quá khứ đau thương, quên đi cuộc sống nghèo khó mà luôn cố gắng vươn lên trong cuộc sống”, ông Bảy Chứa tâm sự bộc bạch.
Chia sẻ về tấm gương của ông Bảy Chứa, Phó Chủ tịch UBND xã Tiên Hải Phan Thanh Bình cho biết, ông Chứa là một trong những người dân rất tận tâm với công tác xã hội thiện nguyện. Trên địa bàn, mỗi khi có gia đình nào đó cần hỗ trợ, ông lại lặn lội lên Ủy ban xã để xin phép được đi quyên góp, kêu gọi người dân hỗ trợ giùm. Đây là một nghĩa cử rất cao đẹp, là tấm gương sáng cho các bạn trẻ trên đảo học tập, noi theo. Nhờ những nghĩa cử cao đẹp của mình, ông Chứa đã nhận được nhiều Giấy khen của cấp chính quyền địa phương, nhưng như ông chia sẻ, ông làm thiện nguyện không phải để được ghi nhận mà nó như một sứ mệnh và ông vui với công việc này…
Đỗ Đạt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả
Gương sáng 21/12/2024 22:32
Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh
Gương sáng 19/12/2024 16:28
Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức
Gương sáng 07/12/2024 16:39
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết
Gương sáng 25/11/2024 22:31
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô
Gương sáng 25/11/2024 14:33
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm
Gương sáng 17/11/2024 21:00
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”
Gương sáng 17/11/2024 14:57
Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo
Gương sáng 15/11/2024 15:05