Không chủ quan với dịch, bệnh sởi
Ghi nhận 5 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi Hà Nội ghi nhận trường hợp bệnh nhi đầu tiên tử vong do bệnh sởi Tiêm đầy đủ vắc xin sởi có hiệu quả phòng bệnh đến 98% |
Nhiều biến chứng nguy hiểm
Theo thống kê từ Bộ Y tế, từ đầu năm tới nay cả nước có hơn 40.000 ca mắc sởi và nghi sởi, 5 ca tử vong liên quan tới căn bệnh nguy hiểm này. Dịch xuất hiện trên hầu hết các tỉnh, thành phố, đặc biệt tập trung ở miền Nam với 57% tổng số ca, miền Trung 19%, miền Bắc 15% và Tây Nguyên 9%.
![]() |
Tiêm vắc xin là giải pháp phòng bệnh sởi hiệu quả. |
Đáng lo ngại, theo phân tích thống kê cho thấy, nhóm trẻ từ 9 tháng đến dưới 15 tuổi chiếm tỷ lệ mắc sởi cao nhất với 73%. Trẻ dưới 6 tháng tuổi và từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi, nhóm chưa đến tuổi tiêm chủng vắc xin sởi, lần lượt chiếm 5% và 10%. Đặc biệt, 91% trong tổng số ca mắc sởi chưa được tiêm vắc xin, 5% không rõ tiền sử tiêm chủng và chỉ 4% đã được tiêm.
Bộ Y tế nhận định, trong thời gian tới, dịch sởi tại nước ta có nguy cơ tiếp tục gia tăng, vì vậy mọi người vẫn cần thận trọng với nguy cơ bùng phát. Theo Cục trưởng Cục phòng bệnh, Bộ Y tế Hoàng Minh Đức cho biết, bệnh sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt,… thậm chí có thể viêm não dễ dẫn đến tử vong.
“Bệnh sởi đặc biệt nghiêm trọng ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng và có tốc độ lây nhiễm nhanh hơn Covid-19. 90% người chưa có miễn dịch sẽ bị mắc bệnh nếu tiếp xúc gần với bệnh nhân. Trung bình 1 người mắc bệnh có thể lây cho 12-18 người khác” - Cục trưởng Cục phòng bệnh, Bộ Y tế thông tin.
Đồng quan điểm trên, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Sởi gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ nhỏ, trong đó có suy dinh dưỡng và suy giảm miễn dịch, thậm chí là biến chứng viêm não - màng não nguy hiểm.
Theo bác sĩ Khanh, bệnh sởi có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, khiến trẻ chậm phát triển chiều cao và cân nặng so với bạn đồng trang lứa. Tình trạng này xảy ra do vi rút sởi gây ra những tổn thương cho hệ tiêu hóa, như viêm niêm mạc ruột, dẫn đến tiêu chảy kéo dài và kém hấp thu các chất dinh dưỡng thiết yếu, bao gồm cả protein. “Ngoài ra, vi rút sởi còn làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng khác, từ đó làm trầm trọng thêm tình trạng suy dinh dưỡng. Sự thiếu hụt vitamin A, một chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển cũng thường gặp ở trẻ mắc sởi, góp phần vào tình trạng chậm phát triển ở trẻ” - bác sĩ Khanh phân tích.
Đối với tình trạng suy giảm miễn dịch, vi rút sởi phá hủy các kháng thể thu được từ trước đó, làm gián đoạn sự nhận diện mầm bệnh trong hệ miễn dịch. Tình trạng này khiến trẻ yếu ớt, dễ bị các mầm bệnh khác tấn công như: Phế cầu khuẩn, E.coli, ho gà, lao, cúm, thủy đậu… Tình trạng suy giảm miễn dịch sau mắc sởi có thể kéo dài hơn một năm, kể từ thời điểm mắc sởi và thậm chí còn lâu hơn.
“Nghiêm trọng hơn sởi có thể gây biến chứng viêm não - màng não ở trẻ em. Biến chứng viêm não ít gặp song để lại di chứng nặng nề như yếu, liệt, giảm thị lực. 10 - 40% bệnh nhân sởi biến chứng viêm não có thể tử vong” - bác sĩ Khanh nhấn mạnh.
Cũng theo vị chuyên gia này, viêm não do sởi thường xảy ra vào tuần đầu của ban sởi (ngày 3 - 6 của ban). Triệu chứng bệnh khởi phát đột ngột, biểu hiện bằng những cơn sốt cao, nhức đầu, co giật, rối loạn ý thức và hôn mê, liệt 1 bên người hoặc 1 chi.... Nhóm thường bị viêm não gồm trẻ lớn, đang tuổi đi học. Sau sởi, trẻ có nguy cơ gặp các di chứng suốt đời như liệt, điếc, chậm phát triển trí tuệ, khó khăn trong học tập.
“Ngoài ra, trẻ khỏi bệnh sởi sau nhiều tháng, nhiều năm sau có thể mắc bệnh viêm não xơ cứng bán cấp, do não nhiễm vi rút sởi dai dẳng. Trẻ nhập viện với biểu hiện rối loạn tâm thần, rối loạn hành vi, rối loạn vận động… dẫn đến tử vong, không có phương pháp điều trị. Nguy cơ phát triển viêm não xơ cứng bán cấp cao hơn ở các trường hợp trẻ dưới 2 tuổi bị sởi” - bác sĩ Khanh cho biết thêm.
Hiệu quả phòng bệnh lên tới 98%
Trong bối cảnh toàn quốc ghi nhận số ca mắc sởi đang tăng nhanh, nhiều trường hợp trẻ bị biến chứng, trong khi sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, Bộ Y tế nhận định, tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh. Bởi theo nguyên tắc, dịch sởi chỉ có thể chặn đứng chuỗi lây nhiễm khi tỷ lệ tiêm vắc xin sởi trong cộng đồng đạt từ 95% trở lên. Tỷ lệ tiêm chủng này sẽ bảo vệ bản thân trẻ được tiêm chủng, đồng thời gián tiếp góp phần bảo vệ những trẻ có bệnh lý phải hoãn tiêm, hay thuộc nhóm chống chỉ định.
Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết Việt Nam có nhiều loại vắc xin phòng sởi gồm: Mũi sởi đơn MVVAC; loại phối hợp 2 trong 1 là sởi - rubella; loại phối hợp 3 trong 1 phòng 3 bệnh sởi - quai bị - rubella Priorix. Vắc xin được cung cấp trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng (miễn phí) và dịch vụ có trả phí, chỉ định cho trẻ từ 9 tháng hoặc từ 12 tháng tuổi. Mỗi trẻ cần tối thiểu hai mũi tiêm vắc xin, hiệu quả ngăn sởi và biến chứng lên đến 98%.
“Tại khu vực lưu hành dịch sởi, vắc xin sởi có thể tiêm cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi, mũi này được tính là mũi “chống dịch” (mũi sởi 0). Sau đó trẻ vẫn tuân thủ theo đúng lịch thường quy là 2 mũi vắc xin có thành phần sởi lúc 9 tháng tuổi và sau 12 tháng tuổi” - bác sĩ Chính cho biết.
Còn đối với người lớn chưa tiêm hoặc không nhớ lịch sử chủng ngừa cần tiêm đủ ít nhất hai mũi vắc xin, phác đồ cách nhau một tháng. Phụ nữ cần tiêm vắc xin sởi trước khi có kế hoạch mang thai ba tháng, bảo vệ thai kỳ, truyền kháng thể thụ động cho con trong những tháng đầu đời.
Bác sĩ Chính khuyến cáo ngoài vắc xin, gia đình không nên cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc bệnh sởi; đeo khẩu trang nơi đông người, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ. Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt và răng miệng cho trẻ hàng ngày. Với trẻ lớn, cần hướng dẫn trẻ thường xuyên rửa tay, đặc biệt là khi ăn và hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng…
Bên cạnh đó, khi phát hiện có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh sởi như sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Dự báo giá USD tuần tới: Giá USD ngân hàng sẽ neo ở mức cao

Dự báo giá xăng, dầu tuần tới có thể tăng nhẹ

Người phụ nữ bị lừa 150 triệu khi nhận được cuộc gọi chuyển tiền cho con

Phát huy giá trị cảnh quan không gian hồ Gươm

Phát triển nhà ở xã hội: Quyết tâm cao, nỗ lực lớn

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng dưới 1 triệu đồng nhập qua thương mại điện tử

Nhận định Barcelona vs Girona, 21h15 ngày 30/3: Barcelona tiếp tục thăng hoa
Tin khác

Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi
Y tế 29/03/2025 07:45

Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin
Y tế 28/03/2025 11:10

Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị
Y tế 27/03/2025 18:38

3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi
Y tế 27/03/2025 17:27

Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế
Y tế 27/03/2025 15:58

Đề nghị nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho học sinh từ 30% lên 50%
Y tế 27/03/2025 12:16

Tiếp tục sử dụng phôi thẻ BHYT cũ đến hết ngày 31/5/2025
Y tế 27/03/2025 10:31

Nguy kịch vì uống nước kiềm chữa bệnh
Y tế 27/03/2025 06:38

Tăng cường đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn Hà Nội
Y tế 26/03/2025 15:52

Sức trẻ ngập tràn tại chương trình hiến máu tình nguyện “Có hẹn với thanh xuân”
Y tế 26/03/2025 14:46