Người phụ nữ khuyết tật và hành trình biến vải vụn thành ngọn lửa ước mơ
Ánh sáng diệu kỳ từ âm nhạc của cô gái khiếm thị Hành trình vượt lên số phận của người phụ nữ mắc căn bệnh viêm tủy cột sống Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ |
Sinh năm 1965 tại Hà Nội, chị Phạm Thị Hiền sớm phải đối diện với khó khăn, khi mới hơn 1 tuổi, một cơn sốt bại liệt đã cướp đi khả năng vận động, khiến cho cuộc sống của chị trở thành một cuộc chiến không ngừng nghỉ.
Dù cơ thể bị khiếm khuyết, nhưng trái tim của chị chưa bao giờ chịu khuất phục. Chính sự kiên cường, cùng tình yêu thương vô hạn từ gia đình đã giúp người phụ nữ này vượt qua những tháng ngày đau đớn, mặc dù di chứng của bệnh vẫn bám theo suốt cuộc đời.
![]() |
Chị Phạm Thị Hiền trò chuyện tại chương trình Trạm yêu thương. |
Từ những ngày đầu tập tễnh với nghề may, chị Hiền không ngừng học hỏi, vươn lên để trở thành một tấm gương sáng về nghị lực và sự cống hiến.
Tham gia Hội Người khuyết tật quận Hoàn Kiếm từ năm 2009, chị Hiền đã giúp đỡ những người cùng hoàn cảnh, tạo cơ hội việc làm và phát triển các dự án mang lại lợi ích bền vững cho người yếu thế. Một trong những dự án tiêu biểu đó là “Hoa vải tái chế tạo sinh kế cho phụ nữ khuyết tật”.
Chị Phạm Thị Hiền kết nối với các nhà xưởng, đơn vị thời trang may mặc đồng hành hỗ trợ phụ nữ khuyết tật. Tại xưởng tái chế vải vụn, chị Phạm Thị Hiền tận tình hướng dẫn, chỉ dạy các hội viên nữ gia công sản phẩm hoàn thiện.
Chị Hiền chia sẻ rằng: “Những phụ nữ khuyết tật thường cảm thấy tự ti, không có cơ hội tham gia vào các hoạt động xã hội, thậm chí còn bị phân biệt đối xử. Tôi muốn tạo ra một sân chơi, nơi mà họ không chỉ có việc làm, mà còn thể hiện sự sáng tạo, được công nhận và tôn vinh”.
Dự án này không chỉ giúp những người khuyết tật có nguồn thu nhập ổn định, mà còn góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường.
![]() |
Chị Phạm Thị Hiền và chị Phan Bích Ngọc (áo cam) - thành viên dự án “Hoa vải tái chế tạo sinh kế cho người khuyết tật” mang đến cho khán giả nhiều câu chuyện xúc động. |
Năm 2024, dự án đã vinh dự đạt giải Khuyến khích cuộc thi "Phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp sáng tạo - Chuyển đổi xanh". Đây không chỉ là sự ghi nhận cho những nỗ lực bền bỉ, mà còn là động lực để chị Hiền và các thành viên tiếp tục mở rộng mô hình, giúp đỡ thêm nhiều người yếu thế.
Tham gia chương trình “Trạm yêu thương” còn là dịp để tôn vinh những nỗ lực phi thường của người khuyết tật. Với ước mơ mở rộng quy mô dự án, đào tạo nghề cho nhiều người khuyết tật hơn nữa, chị Hiền không ngừng nỗ lực để có được sự đồng hành từ các mạnh thường quân, tổ chức phi chính phủ và cộng đồng.
Sự đóng góp dù nhỏ cũng có thể giúp những người yếu thế có được cuộc sống tốt đẹp hơn, tự tin hơn và không bị bỏ lại phía sau.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nhiều khó khăn, thách thức trong phòng chống bệnh lao

Doanh nghiệp lo ngại khó khăn khi tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

Không ngừng nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân

Hà Nội: Triển khai ngay phòng họp không giấy

Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng trong quý I/2025

Hơn 100 hộ dân ở xã Vân Hòa, huyện Ba Vì được bàn giao về Sơn Tây

Nghiên cứu mở rộng, tăng làn xe cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ
Tin khác

Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa
Gương sáng 20/03/2025 22:01

Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân
Longform 06/03/2025 19:58

Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời
Longform 03/03/2025 15:17

Nữ bác sĩ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”
Gương sáng 03/03/2025 13:34

Cán bộ Nữ công Công đoàn “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”
Gương sáng 02/03/2025 06:02

Thành công từ sự sáng tạo không ngừng
Gương sáng 16/02/2025 18:46

Những "cây sáng kiến" là đảng viên ưu tú của ngành Điện
Gương sáng 15/02/2025 18:18

Vừa giỏi việc nước, vừa đảm việc nhà
Gương sáng 15/02/2025 15:34

Nữ Chủ tịch Công đoàn hết lòng vì cán bộ, giáo viên, người lao động
Gương sáng 15/02/2025 14:42

Nhân viên xe buýt giúp người bị tai nạn giao thông
Gương sáng 02/02/2025 15:45