Em đồng ý với bác!
Đúng là như vậy | |
Từ khó quá đến khó tin! | |
Nhất định phải thế rồi! |
- Cái Nghị định số 105/2012/ NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức, có quy định các đoàn đến viếng không mang vòng hoa, chỉ dùng băng tang ghi tên cá nhân, đơn vị đính vào một vòng hoa luân chuyển vào kính viếng.
- Đây đúng là một quy định rất đúng. Em nhớ không nhầm thì từ năm 2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chính thức công bố Nghị định này rồi mà bác.
- Đúng là thế. Đã từ lâu, nhưng có thực hiện đâu. Ai cũng thấy việc sử dụng vòng hoa viếng là quá lãng phí, mang nặng tính hình thức mà chưa giảm được. Tại Nghị định còn quy định rõ, các đoàn đến viếng không mang vòng hoa, chỉ mang băng vải đen kích thước 1,2m x 0,2m với dòng chữ trắng “Kính viếng”, dưới có dòng chữ nhỏ ghi tên cơ quan, tổ chức để gắn vào các vòng hoa do Ban tổ chức chuẩn bị, để luân chuyển cho các đoàn đến viếng.
-Bên cạnh Nghị định này, tại các quy định về tiết kiệm và phòng chống lãng phí đều có quy định về việc sử dụng vòng hoa trong các đám tang. Vậy mà nếu khảo sát tại các nhà tang lễ, dễ nhận thấy vẫn còn hiện tượng vòng hoa viếng tràn lan tại các đám tang.
-Đúng là một sự lãng phí không hề nhỏ. Theo giá thị trường, hiện một vòng hoa “tạm được” giá thành từ 300.000đ - 400.000đ. Nếu có đặt vòng hoa giá 200.000 đồng, thì nhận được sự hờ hững của các chủ cửa hàng kinh doanh. Và ở góc độ nào đó còn mất thế đối với đơn vị, cá nhân đến viếng.
-Khổ nỗi, nhiều đám tang, chỉ cần nhìn vòng hoa là biết được “vị thế” của người đã khuất và chỉ mấy tiếng đồng hồ sau thì những vòng hoa trị giá bằng tiền lương một tuần của người công nhân trở thành rác.
-Em còn biết, nhiều tang chủ lâm vào cảnh bối rối, không biết vận chuyển các vòng hoa thế nào. Bỏ lại không đặng, mà mang đi thì phải thuê hẳn một chiếc xe chở hoa, nhiều nơi an táng còn không cho mang theo nhiều vòng hoa, vậy là lại phải thuê một “cuốc” xe nữa chở hoa đi đâu thì đi miễn là vứt được.
-Cũng liên quan đến vấn đề này, từ đã lâu, để đỡ mất tiền tỷ, Ban Nghĩa trang Đà Nẵng đã đề xuất giải pháp thực hiện “vòng hoa luân phiên”. Các đơn vị/cá nhân đến viếng sẽ được một người túc trực tại đám tang viết tên mình lên băng đính vào vòng hoa đã được ban lễ tang chuẩn bị sẵn rồi mang vào phúng điếu. Sau đó, các băng kính viếng sẽ được tập hợp lại, đặt ở nơi trang trọng trong nhà rồi chuyển lên nghĩa trang. Tang chủ lập riêng một “thùng công đức” để những ai không muốn “đốt tiền” vào vòng hoa có thể đặt tiền vào đấy để dành vào các công việc từ thiện xã hội.
-Ngoài chuyện lãng phí, em còn cho rằng việc nhiều vòng hoa viếng còn gây ô nhiễm môi trường, bởi đa số các vòng hoa chỉ có rất ít là hoa tươi, còn lại là ni lông màu, xốp… toàn các chất khó phân hủy.
-Đúng vậy, thế nên việc hạn chế vòng hoa tang vừa tiết kiệm, vừa góp phần bảo vệ môi trường. Vậy sao vẫn khó thực hiện.
-Ngoài việc phô trương hình thức đã là thói quen khó phá bỏ, khi trao đổi về quy định hạn chế hoa tang tại NĐ 105/2012/NĐ-CP, có ý kiến còn cho rằng: “Muốn thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí có nhiều cách, không nhất thiết phải quy định hạn chế số lượng vòng hoa viếng trong đám tang người đã mất…".
-Và vị này cho rằng, “Hành động phúng viếng người đã mất từ lâu là nét văn hóa của người Việt nói riêng và nhiều dân tộc khác trên thế giới nói chung. Đây không chỉ là hành động để thể hiện sự chia sẻ nỗi đau buồn đối với gia đình có người đã mất mà qua đó còn thể hiện sự cố kết các thành viên trong cộng đồng lại với nhau”. Có phải thế không?
-Đúng vậy bác ạ. Em lại nghĩ rằng, nên tôn trọng và bảo tồn các nét văn hóa từ ngàn đời của dân tộc, song không vì thế mà níu kéo những quy định không còn ý nghĩa thực sự. Đâu có phải cứ có vòng hoa mới thể hiện được sự chia sẻ nỗi đau đối với tang chủ, và gắn kết các thành viên trong cộng đồng.
-Chú nói đúng. Cho dù ý kiến này là của một tiến sĩ thì cũng cần phải xem xét lại. Thế nào đi nữa thì tớ vẫn ủng hộ việc hạn chế vòng hoa trong các đám tang.
-Em đồng ý với bác.
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00
Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí
Thời sự 22/10/2024 14:06
Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng”
Bình luận 21/10/2024 11:05
Tạo kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Thời sự 09/10/2024 07:32
Đường sắt trong kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 03/10/2024 15:35
Thu nhập và 1m2 nhà!
Bình luận 01/10/2024 10:08
Kỳ cuối: Gieo hạt mầm từ cơ sở làm nên những mùa Xuân
Bình luận 29/09/2024 20:05
Kỳ 2: Lấy giáo dục tư tưởng, lý luận chính trị làm trọng tâm
Bình luận 27/09/2024 09:10
Quyết định hợp lòng dân
Bình luận 26/09/2024 08:29