Nhất định phải thế rồi!
Có phải ý nghĩa biết bao không? | |
Sẽ không còn nỗi buồn! | |
Sống chung với bằng giả! |
- Em tưởng chuyện gì, chứ chuyện này thì đúng là nhiều thắc mắc thật. Mỗi lần đăng kiểm xe là nộp một đống tiền bảo trì đường bộ. Vậy mà chả biết bảo trì ở đâu, cứ cho xe ra đường là lại đóng đủ thứ phí.
- Xét về mặt chủ trương, việc xây dựng Quỹ này là rất đúng, có như thế mới đảm bảo hạ tầng giao thông, nhưng thắc mắc là ở chỗ Quỹ sử dụng thế nào, sử dụng vào đâu…thì các chủ phương tiện “mù tịt”.
- Vẫn là một thắc mắc lớn vậy, sao bác lại nói đã giải đáp được thắc mắc?
-Chú làm truyền thông mà chả cập nhật thông tin gì cả, “mù tịt” là phải. Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý giải thể Hội đồng quản lý Quỹ Bảo trì đường bộ do quỹ này không đảm bảo hiệu quả sau 5 năm hoạt động sau khi xét đề nghị của Bộ Giao thông Vận tải và ý kiến của các Bộ Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính.
-Có chuyện này hả bác. Em cho rằng quyết định của Thủ tướng rất hợp lòng dân. Nguồn thu cho Quỹ tăng theo từng năm nhưng người sử dụng đường bộ hiện nay phải trả phí thêm cho hơn 70 dự án BOT và những dự án này không sử dụng nguồn của Quỹ bảo trì đường bộ.
-Thế nên thời gian qua người dân, nhất là các chủ phương tiện tham gia giao thông bức xúc vì vừa phải nộp quỹ bảo trì đường bộ, vừa phải trả tiền cho dự án BOT, phí chồng lên phí.
-Nghe đâu, nguyên nhân để xóa bỏ Quỹ này là mặc dù Quỹ có nguồn thu lớn (khoảng 10.000 tỉ đồng/năm) nhưng công tác bảo trì vẫn thủ công. Nhiều tuyến đường xuống cấp không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn…vẫn không được khắc phục. Tình trạng công nhân quét đường bằng chổi, cắt cỏ bằng tay vá đường bằng xô chậu, …vẫn khá phổ biến, không tương xứng với số tiền thu được.
-Đó cũng là một nguyên nhân, nhưng tớ cho rằng tồn tại lớn nhất trong hoạt động Quỹ bảo trì đường bộ là thông tin thiếu minh bạch, nhiều hoạt động còn mù mờ, không được công khai…Và có lẽ chính vì cái mù mờ này mà tiền bảo trì vẫn có mà đường thì vẫn xuống cấp không được bảo trì.
-Vô lý nữa là với số tiền thu được cho lớn như vậy, nhưng trên nhiều tuyến đường, ngay trên QL1, việc nâng cấp, sửa chữa vẫn không được sử dụng nguồn từ Quỹ bảo trì, mà lại chỉ định nhà đầu tư trải nhựa. Rồi đặt trạm thu phí BOT. Vì vậy, chủ phương tiện đang phải đóng hai lần phí khi di chuyển trên đường, là phí bảo trì đường bộ và phí BOT. Vô lý quá, người dân không thấy đồng tiền của mình bỏ ra được sử dụng đúng mục đích.
-Rõ ràng việc quản lý, sử dụng Quỹ này có vấn đề. Giải thể Hội đồng quản lý Quỹ là cần thiết nhưng quan trọng hơn cần phải kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân làm ăn mù mờ, thiếu minh bạch, đồng thời công khai cho dân biết đồng tiền của mình đã đóng vào quỹ được bao nhiêu, chi như thế nào, đang nằm ở đâu, sử dụng ra sao... chứ không chỉ giải thể là xong việc.
-Bác cho em hỏi, thế cái Quỹ này do ngành nào quản lý?
-Bảo trì đường bộ thì rõ là anh Giao thông quản lý chứ còn anh nào nữa.
-Nếu vậy, anh Giao thông chỉ có việc đề nghị Chính phủ cho giải thể Quỹ là rũ bỏ hết trách nhiệm ư? Em lại hỏi bác, thế mấy chuyện rải nhựa, vá lấp ổ gà, ổ voi tại nhiều tuyến đường không sử dụng Quỹ bảo trì đường bộ mà mời gọi thầu, rồi đặt trạm thu phí dẫn đến phí chồng phí… thì ai quyết định?
-Vẫn anh giao thông chứ ai.
-Vậy thì anh Giao thông phải có trách nhiệm trong cái “không hiệu quả” của Quỹ chứ không thể rũ bỏ được lễ nào trong 5 năm Quỹ hoạt động không hiệu quả mà anh Giao thông không biết.
-Thế nên, ngoài việc giải thể, Hội đồng quản lý quỹ cần phải giải trình lý do vì sao hoạt động không hiệu quả suốt 5 năm qua? Tiền dân đóng góp, trong đó có cả khoản để nuôi một bộ máy quản lý Quỹ như vậy không thể không có ai chịu trách nhiệm khi hoạt động không hiệu quả, khiến phải giải thể.
-Dư luận phấn khởi cho rằng, việc giải thể Hội đồng quản lý Quỹ Bảo trì đường bộ của Thủ tướng cho thấy quyết tâm xây dựng một Chính phủ liêm chính, hành động và sẵn sàng loại bỏ những tập thể, cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ.
-Đúng là vậy.Sau việc giải thể, cần thanh tra công tác sử dụng Quỹ xem có hay không sử dụng tiền sai mục đích, nhất là việc “núp bóng” duy tu, bảo trì đường bộ để rút tiền sử dụng sai mục đích. Không thể để thu tiền của dân về tiêu thế nào thì tiêu và cũng không thể để tình trạng làm được thì làm, không làm được thì… chuyển lên vị trí cao hơn.
-Nhất định phải thế rồi.
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00
Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí
Thời sự 22/10/2024 14:06
Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng”
Bình luận 21/10/2024 11:05
Tạo kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Thời sự 09/10/2024 07:32
Đường sắt trong kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 03/10/2024 15:35
Thu nhập và 1m2 nhà!
Bình luận 01/10/2024 10:08
Kỳ cuối: Gieo hạt mầm từ cơ sở làm nên những mùa Xuân
Bình luận 29/09/2024 20:05
Kỳ 2: Lấy giáo dục tư tưởng, lý luận chính trị làm trọng tâm
Bình luận 27/09/2024 09:10
Quyết định hợp lòng dân
Bình luận 26/09/2024 08:29