Từ khó quá đến khó tin!
Nhất định phải thế rồi! | |
Có phải ý nghĩa biết bao không? | |
Sẽ không còn nỗi buồn! |
- Kể ra cũng là nhiều thật. Nhưng chắc điều bác định nói phải có gì mới chứ?
- Kể ra cũng là cũ mà cũng là mới.
- Khó hiểu quá nhỉ, bác đừng nói lại chuyện chạy lớp, chạy trường; lạm thu đầu năm học; thiếu sách giáo khoa….nữa nhé, những chuyện này ta bàn cả rồi.
- Cũng liên quan đến anh sách giáo khoa đấy, nhưng không phải là chuyện thiếu hay thừa, mà là chuyện về NXB Giáo dục, nơi xuất bản sách giáo khoa. Thế nên tớ mới nói cũ cũng cũ mà mới cũng mới.
-Vẫn chuyện mỗi năm thay đổi một tý, làm bài ngay vào sách…khiến sách năm nào chỉ dùng được năm đó, em không dùng được sách của anh, đúng không bác?
-Không, chuyện này nói mãi rồi. Mới đây tớ thật sự giật mình trước thông tin do lãnh đạo NXB Giáo dục công bố: Mỗi năm, NXB này lỗ 40 tỷ đồng mảng in và phát hành sách giáo khoa (SGK).
-Sao mà giật mình hả bác. Theo chỗ em được biết, anh NXB lý giải lỗ là do chi phí đầu vào như giá giấy, công in, phát hành, vận chuyển đều tăng mà giá bán lại không được tăng.
-Vấn đề là tớ thấy các con số lỗ, lãi cứ vênh nhau mới lạ. Theo báo cáo kiểm toán mà NXB đưa ra chứng minh thì rõ là mảng SGK lỗ thật, nhưng theo số liệu tài chính mới nhất mà NXB gửi đến Cục Phát triển doanh nghiệp thì lợi nhuận thuần năm 2017 của NXB tăng hơn gấp đôi năm 2016 (theo báo Tiền Phong).
-Như vậy là NXB chỉ công bố khoản lỗ của mảng SGK mà giấu đi con số lợi nhuận tổng, theo số liệu NXB có thể lãi hơn 100 tỷ mỗi năm.
-Chú nói tớ không giật mình sao được. Theo tớ việc in và phát hành sách giáo khoa không thể nói là lỗ được. Chỉ tính đến việc hàng chục năm qua NXB Giáo dục một mình một sân trong việc in ấn, phát hành SGK, với một lượng khách hàng tiềm năng như thế, (thậm chí năm nay có hiện tượng thiếu SGK) thì chuyện lỗ rất khó xảy ra.
-Đúng là thế thật. Theo quy luật kinh tế thị trường, đã độc quyền thì kèm theo đặc quyền và đặc lợi. Nhất là đối với SGK, không muốn song cứ đi học là phải có sách thì chuyện báo lỗ cũng đáng giật mình thật.
-Đấy, câu chuyện là ở chỗ đó. Nếu lỗ sao không “mở cửa” đấu thầu in và phát hành SGK cho các thành phần kinh tế khác tham gia, mà NXB cứ “ôm khư khư” cục lỗ này?
-Mà cho dù là lỗ thật thì rõ là năng lực người quản lý NXB kém mới để thất thoát như vậy, sao vẫn yên vị ?
-Ừ, lỗ thì tại sao năm nào NXB cũng in sách mới (rồi cho cả làm bài tập vào sách) mà không in một năm dùng được nhiều năm để giảm chi phí, giảm lỗ.
-Đúng là có nghịch lý ở đây thật. Chả có doanh nghiệp nào càng lỗ lại càng thích làm nhiều hơn nữa. Rõ là không thể tin.
-Kinh nghiệm cho thấy, chẳng cứ anh NXB Giáo dục, bất cứ anh nào chiếm thế độc quyền đều kêu lỗ. Tỷ như anh Xăng dầu trước khi cổ phần hóa, mặc dù được chiếm lĩnh toàn bộ thị trường xăng dầu mà năm nào cũng kêu lỗ. Giờ hết thế độc quyền lại có lãi cao, luôn vượt chỉ tiêu nộp ngân sách.
-Bác còn nhớ không, lâu lắm rồi, chuyện anh Điện lực (cũng độc quyền nhé) cũng kêu lỗ, sau đó lại có chuyện anh này chi đến ngàn tỷ để thưởng cán bộ, nhân viên trong ngành. Nghe mâu thuẫn quá. Đúng là “lỗ giả - lãi thật”.
-Thế cho nên chỉ có phá thế độc quyền, có cạnh tranh lành mạnh, sòng phẳng, minh bạch tài chính, có sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý thì mới có thể xóa bỏ được hiện tượng “lỗ giả - lãi thật”.
-Đối với anh SGK, em còn thấy từ chuyện độc quyền, không chỉ “lỗ giả” về mặt kinh doanh đâu, mà “lỗ thật” về mặt chất lượng SGK, từ độc quyền kinh doanh nên độc quyền cả kiến thức, năm nào cũng thay đổi nội dung SGK, mà toàn những thay đổi làm thụt lùi nền giáo dục; gây khó khăn trong việc dậy và học.
-Chú nói đúng. Có một điều nữa tớ không tin cái lỗ của anh NXB Giáo dục, bởi có cả một hệ thống vệ tinh SGK lậu, SGK “chợ đen” vây quanh NXB. Chẳng nhẽ những vệ tinh này lại bấu víu vào một NXB dặt dẹo, năm nào cũng lỗ hàng chục tỷ đồng. Cái tớ cần là sự trung thực trong báo cáo tài chính của anh NXB. Nhưng khó quá.
-Từ khó quá đến khó tin!
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00
Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí
Thời sự 22/10/2024 14:06
Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng”
Bình luận 21/10/2024 11:05
Tạo kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Thời sự 09/10/2024 07:32
Đường sắt trong kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 03/10/2024 15:35
Thu nhập và 1m2 nhà!
Bình luận 01/10/2024 10:08
Kỳ cuối: Gieo hạt mầm từ cơ sở làm nên những mùa Xuân
Bình luận 29/09/2024 20:05
Kỳ 2: Lấy giáo dục tư tưởng, lý luận chính trị làm trọng tâm
Bình luận 27/09/2024 09:10
Quyết định hợp lòng dân
Bình luận 26/09/2024 08:29