Chuyện những công nhân làm tăng ca

(LĐTĐ) Không ít công nhân lao động thường tận dụng tối đa thời gian của mình để làm việc, tăng ca nhằm tăng thu nhập để đủ tiền trang trải cuộc sống, lo cho con cái ăn học… Tăng ca để tăng thu nhập là chuyện rất bình thường, nhưng đằng sau đó là những câu chuyện buồn, vui lẫn lộn.
chuyen nhung cong nhan lam tang ca Nâng cao hiệu quả công tác vận động nữ công nhân viên chức lao động
chuyen nhung cong nhan lam tang ca Điểm tựa của công nhân lao động
chuyen nhung cong nhan lam tang ca Dốc sức tăng ca kiếm tiền tiêu Tết!

Có mặt tại khu công nghiệp Thăng Long vào buổi sáng sớm, chúng tôi ghi nhận không ít hình ảnh của công nhân lao động vừa tan làm ca 3, trái ngược hoàn toàn với vẻ mặt tươi vui, tràn đầy sức sống cho một ngày làm việc mới của nhiều người, nhiều công nhân lao động không giấu nổi vẻ mệt mỏi trên gương mặt.

chuyen nhung cong nhan lam tang ca
CNLĐ thường xuyên tăng ca để tăng thu nhập. Ảnh minh họa

Phía trước họ có thể là một bữa sáng qua loa và một giấc ngủ dài đến quá trưa để tái tạo sức lao động cho những ca làm việc tiếp theo. Nhưng cũng có những người còn tranh thủ tăng ca bằng những nghề phụ như chạy xe ôm công nghệ, giao hàng hay nhận những việc làm thêm ở nhà… tất cả đều với một mục đích bán sức lao động để có thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống.

Thực tế cho thấy, công nhân lao động ngày càng được quan tâm, chăm lo tốt hơn, theo kết quả khảo sát tình hình tiền lương, thu nhập, chi tiêu và đời sống của người lao động năm 2018 do Tổng LĐLĐ Việt Nam và Viện Công nhân - công đoàn công bố, tiền lương cơ bản hằng tháng của người lao động (làm đủ giờ công, ngày công) nhận được trung bình là 4.670.000 đồng, tăng 4,24% so với kết quả khảo sát năm 2017.

Theo kết quả khảo sát tình hình tiền lương, thu nhập, chi tiêu và đời sống của người lao động năm 2018 do Tổng LĐLĐ Việt Nam và Viện Công nhân - công đoàn công bố, tiền lương cơ bản hằng tháng của người lao động (làm đủ giờ công, ngày công) nhận được trung bình là 4.670.000 đồng, tăng 4,24% so với kết quả khảo sát năm 2017.

Ngoài tiền lương cơ bản (chiếm 84,4%), người lao động làm việc còn nhận được tiền làm thêm giờ, tiền chuyên cần và các khoản phụ cấp, trợ cấp, hỗ trợ khác từ doanh nghiệp. Với phần tiền này cộng với lương cơ bản thì tổng thu nhập trung bình của người lao động (không kể tiền ăn ca) đạt gần 5,53 triệu đồng/tháng (tăng hơn 1,4% so với kết quả khảo sát năm 2017).

Ngoài tiền lương cơ bản (chiếm 84,4%), người lao động làm việc còn nhận được tiền làm thêm giờ, tiền chuyên cần và các khoản phụ cấp, trợ cấp, hỗ trợ khác từ doanh nghiệp. Với phần tiền này cộng với lương cơ bản thì tổng thu nhập trung bình của người lao động (không kể tiền ăn ca) đạt gần 5,53 triệu đồng/tháng (tăng hơn 1,4% so với kết quả khảo sát năm 2017). Bên cạnh đó, công nhân lao động luôn được các cấp Công đoàn quan tâm, chăm lo cả về đời sống vật chất và tinh thần thông qua nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa…

Tuy nhiên, trên thực tế, công nhân lao động phải chi tiêu rất nhiều khoản để đảm bảo cho cuộc sống, trong khi đó với nhiều người mức lương cố định chưa đủ để trang trải chính cuộc sống của họ và gia đình vì thế họ phải tăng ca, kiếm thêm thu nhập. Và hệ quả của việc bán sức lao động quá mức là sự tổn hại về sức khỏe, là nỗi cô đơn và là sự thiếu thốn hơi ấm mẹ cha của những đứa con thơ… Có lẽ, công nhân lao động đều nhận thức được hệ quả này nhưng họ vẫn chấp nhận vì cuộc sống, vì tương lai con em mình.

Chia sẻ với chúng tôi, anh N.T.D (35 tuổi, quê Thanh Hóa) cho biết, anh bắt đầu ra Hà Nội đi làm thuê từ năm 18 tuổi, thời đó có sức khỏe nên công việc gì anh cũng nhận làm từ phụ hồ đến làm nhân viên trong nhà hàng, quán ăn... Nhưng thấy công việc bấp bênh mà thu nhập không ổn định nên anh đã quyết định xin vào làm việc tại một công ty trong KCN Thăng Long và gắn bó với công ty tính đến nay cũng đã hơn 5 năm.

“Vào đây làm, thu nhập ổn định, chế độ cũng tốt lại thường xuyên được tham gia các hoạt động chăm lo do công đoàn tổ chức. Nhưng do chi phí sinh hoạt khá cao, mức lương cũng chưa đảm bảo cuộc sống, nhất là khi có gia đình, con cái nên phải thường xuyên tăng ca. Vì tăng ca, nên sức khỏe bị ảnh hưởng, song vì mưu sinh đành chấp nhận” – anh N.T.D bày tỏ.

Chia sẻ của anh N.T.D với chúng tôi chẳng khác gì một nốt trầm buồn bản nhạc mang tên cuộc sống. Nhưng còn có những nốt trầm buồn lớn hơn, đáng cảm thông, chia sẻ hơn đó là những công nhân lao động mặc dù biết mình bị bệnh nhưng vẫn cố đi làm, không dám xin nghỉ.

Vì nếu xin nghỉ làm đột xuất, họ không chỉ bị mất ngày lương hôm đó mà còn bị trừ luôn cả tiền chuyên cần của cả tháng. Hay vì áp lực công việc quá lớn, định mức sản phẩm vượt sức người lao động nhưng không muốn mất việc làm nên công nhân lao động vẫn phải cố, để rồi có không ít tình huống công nhân lao động ngất xỉu tại nơi làm việc, phải đưa đi cấp cứu đã xảy ra.

Có những công nhân lao động, vì áp lực công việc và thu nhập nên thường xuyên tăng ca, cuộc sống của họ gần như chỉ biết đến công ty và nhà trọ khiến cho không ít người rơi vào cảnh “giường đơn, gối chiếc”. Chị V.T.M (29 tuổi, quê Thái Bình) đang làm việc tại KCN Nội Bài chia sẻ: “Ngày nào cũng vậy, sáng sớm tôi đi làm, tối về nấu ăn, xong xuôi mọi việc thì làm bạn với smartphone, xem phim, nghe nhạc nhưng cũng chỉ được khoảng 10 – 15 phút là tắt điện thoại đi ngủ để sáng mai dậy sớm đi làm.

Quanh năm suốt tháng chỉ biết làm và làm, đến thời gian dành cho bản thân cũng không có huống chi là thời gian giao lưu, tìm hiểu, hẹn hò với bạn khác giới. Chưa kể, môi trường làm việc lại toàn người cùng giới nên cơ hội tìm kiếm một nửa của cuộc đời gần như là không có. Nhiều khi áp lực rồi guồng quay của công việc cũng khiến chị quên đi sự thiếu thốn tình cảm và lâu dần cũng thành quen”.

Nghe chị V.T.M nói là thế, nhưng chúng tôi hiểu rằng người công nhân lao động nào cũng đều mong muốn có một mái ấm gia đình để vợ chồng cùng nhau sẻ chia, san sẻ gánh nặng cuộc sống nhưng vì một rào cản nào đó mà họ chưa thể thực hiện.

Ngoài ra, có những công nhân lao động mặc dù biết con em mình phải chịu nhiều thiệt thòi, nhất là thiệt thòi về sự quan tâm, chăm sóc, gần gũi, sẻ chia của bố mẹ, nhưng vì cuộc sống mưu sinh còn nhiều khó khăn, điều kiện kinh tế chưa cho phép nên họ đã phải chấp nhận và lấy đó làm động lực để cố gắng làm việc, tăng thêm thu nhập để có thể bù đắp những thiệt thòi của con.

Chia sẻ với chúng tôi, anh Trần Viết Tiến (quê Lạng Sơn), công nhân đang làm việc tại KCN Quang Minh cho biết, gia đình anh có một cháu đang học tiểu học. Vì cả hai vợ chồng cùng làm công ty, thường xuyên tăng ca để có thêm thu nhập, lại nghĩ con mình đã tự chăm sóc được cho bản thân và có thể phụ giúp bố mẹ việc cơm nước nên vợ chồng anh đã dành phần lớn thời gian cho công việc mà ít quan tâm, chăm sóc con.

“Thú thực, để các con thiếu thốn sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ như thế thực sự chúng tôi cũng không đành lòng nhưng vì cuộc sống mưu sinh, vì miếng cơm manh áo của cả gia đình nên chúng tôi phải chấp nhận. Nhiều lúc thương con, muốn dành thời gian tâm sự, sẻ chia cho con đi chơi nhân dịp cuối tuần, Trung thu hay 1/6 nhưng rồi áp lực công việc, áp lực kinh tế khiến chúng tôi phải “nhắm mắt làm ngơ”.

Để con một mình, tự chăm sóc bản thân, chúng tôi cũng nơm nớp lo sợ con sẽ ham chơi, lười học và bị những kẻ xấu xui khiến làm những điều dại dột. Vì thế tôi luôn mong chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội có biện pháp để hỗ trợ, giúp đỡ công nhân trong việc quan tâm, chăm sóc con cái để chúng tôi yên tâm lao động sản xuất.” – anh Tiến chia sẻ.

Mai Quý

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Du lịch xanh bền vững, chuyển hướng từ nhận thức đến hành động

Du lịch xanh bền vững, chuyển hướng từ nhận thức đến hành động

(LĐTĐ) Các chuyên gia cho rằng, với những lợi ích đa dạng và toàn diện, du lịch xanh trở thành một hướng phát triển quan trọng cho ngành Du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, để phát triển du lịch bền vững, vấn đề an toàn thực phẩm cần phải được giải quyết triệt để.
Bắt tạm giam nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Hồng

Bắt tạm giam nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Hồng

(LĐTĐ) Liên quan đến sai phạm tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Bộ Công an vừa bắt tạm giam đối với 4 bị can trong đó có bà Nguyễn Thị Hồng, nguyên Phó trưởng Ban Chỉ đạo 09, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Huyện Mỹ Đức: Khánh thành công trình “Sân chơi thiếu nhi” tại xã Thượng Lâm

Huyện Mỹ Đức: Khánh thành công trình “Sân chơi thiếu nhi” tại xã Thượng Lâm

(LĐTĐ) Mới đây, Thường vụ Huyện đoàn Mỹ Đức phối hợp với Cụm thi đua số 4 Thành đoàn Hà Nội tổ chức trao tặng công trình thanh niên “Sân chơi thiếu nhi” xã Thượng Lâm.
Chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Theo đúng kế hoạch, từ 8h hôm nay (17/7), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chính thức công bố kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Người dân Thủ đô đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý

Người dân Thủ đô đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý

(LĐTĐ) Ứng dụng iHanoi đã có hơn 52.000 tài khoản đăng ký, vượt mốc 20.000 lượt truy cập hằng ngày. Ứng dụng này đã tiếp nhận và xử lý nhanh chóng 338 phản ánh, tỷ lệ hài lòng đạt trên 48%. Người dân đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý.
Đào tạo về dinh dưỡng khoa học trong thể thao cho các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam

Đào tạo về dinh dưỡng khoa học trong thể thao cho các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam

(LĐTĐ) Liên đoàn Bóng đá Việt Nam vừa phối hợp với Herbalife Việt Nam tổ chức buổi đào tạo về dinh dưỡng khoa học thể thao cho các đại diện của 58 câu lạc bộ bóng đá Việt Nam.
Hà Nội: Gần 1.100 tỷ đồng chi trả trợ cấp cho người có công

Hà Nội: Gần 1.100 tỷ đồng chi trả trợ cấp cho người có công

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, Hà Nội chi cho công tác trợ cấp ưu đãi người có công với tổng kinh phí 1.252 tỷ đồng, trong đó, thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời trợ cấp cho gần 80.000 người có công và thân nhân người có công số tiền 1.094 tỷ đồng.

Tin khác

6 tháng, Hà Nội chi trả trợ cấp xã hội trên 890 tỷ đồng

6 tháng, Hà Nội chi trả trợ cấp xã hội trên 890 tỷ đồng

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, toàn thành phố Hà Nội hiện có trên 203.000 đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; tổng kinh phí chi trả 6 tháng đầu năm 2024 cho các đối tượng hưởng trợ cấp xã hội là 896,9 tỷ đồng.
Điều độ viên hệ thống điện: Những chỉ huy “dàn nhạc giao hưởng” của lưới điện Thủ đô

Điều độ viên hệ thống điện: Những chỉ huy “dàn nhạc giao hưởng” của lưới điện Thủ đô

(LĐTĐ) Nếu ví lưới điện là một bản nhạc thì người điều độ viên được coi là những “nhạc trưởng”, đóng vai trò quan trọng trong việc chỉ huy dàn nhạc giao hưởng của lưới điện của Thành phố. Vì thế, Trung tâm Điều độ Hệ thống Điện thành phố Hà Nội, ngoài nhiệm vụ giám sát và điều khiển hệ thống điện thành phố Hà Nội hoạt động liên tục và ổn định, còn là nơi theo dõi tình trạng vận hành của các trạm biến áp, đường dây truyền tải và phân phối điện.
LĐLĐ tỉnh Bình Dương hỗ trợ công nhân bị thương trong vụ nổ bồn chứa bụi gỗ

LĐLĐ tỉnh Bình Dương hỗ trợ công nhân bị thương trong vụ nổ bồn chứa bụi gỗ

(LĐTĐ) Đại diện tổ chức Công đoàn trên địa bàn tỉnh, bà Nguyễn Kim Loan, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Bình Dương vừa đến Bệnh viện Chợ Rẫy để thăm hỏi, động viên các công nhân bị bỏng trong vụ nổ bồn chứa bụi gỗ xảy ra tại Chi nhánh Công ty TNHH MTV Gỗ Hoàng Thông, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Trả lương hưu qua tài khoản: Tiện lợi, nhanh gọn

Trả lương hưu qua tài khoản: Tiện lợi, nhanh gọn

(LĐTĐ) Từ những ngày đầu tháng 7 năm 2024, nhiều người dân Thủ đô đã được nhận lương hưu qua tài khoản ngân hàng. Có thể với một số người còn bỡ ngỡ, song nhìn chung theo ghi nhận đa số người hưởng lương hưu đều tỏ ra hài lòng.
Chất lượng nhà trọ công nhân: Đến lúc cần có tiêu chuẩn?

Chất lượng nhà trọ công nhân: Đến lúc cần có tiêu chuẩn?

(LĐTĐ) Với sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp và dịch vụ, Hà Nội thu hút một lượng lớn lao động từ các tỉnh, thành đến sinh sống và làm việc. Từ đó kéo theo nhu cầu nhà trọ ngày càng lớn, nhất là tại các cụm, khu công nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế nhà trọ vẫn là nỗi ám ảnh không chỉ của người lao động mà còn là áp lực lớn của đô thị.
Cần chính sách hỗ trợ để người nghỉ hưu đủ sống

Cần chính sách hỗ trợ để người nghỉ hưu đủ sống

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia, giảm năm đóng là chính sách khuyến khích người lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, khi đến tuổi nghỉ hưu nhưng mức hưởng lương hưu không đủ sống, cần có sự hỗ trợ thêm của Nhà nước, bằng một chính sách về lương hưu tối thiểu đối với những người có mức hưởng thấp.
Tạo xung lực phát triển nhà ở xã hội

Tạo xung lực phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đề nghị Sở Xây dựng cùng với sở, ban, ngành khác của Thành phố phải xử lý công việc với tinh thần nhanh nhất, quyết liệt để có quỹ nhà cung ứng cho công nhân lao động (CNLĐ).
Chuyện những phụ nữ nặng tình với biển

Chuyện những phụ nữ nặng tình với biển

(LĐTĐ) Một ngày mùa hè, sáng sớm canh 3, chúng tôi tìm đến những bến tàu, cảng cá nằm giữa lòng phố biển Nha Trang. Từ xa đã nghe tiếng kêu í ới ra bến của những người phụ nữ vùng biển. Họ ra bến để bắt đầu cuộc mưu sinh.
Dấu ấn Tháng Công nhân tại Nghệ An

Dấu ấn Tháng Công nhân tại Nghệ An

(LĐTĐ) Triển khai Tháng Công nhân với chủ đề “Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết”, Công đoàn Nghệ An đã tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, sôi nổi, ý nghĩa, lan tỏa sâu rộng, để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp trong công nhân, lao động.
An toàn lao động vẫn… đáng báo động!

An toàn lao động vẫn… đáng báo động!

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, đặc biệt là từ đầu tháng 5 đến nay, liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng. Điều này cho thấy quy trình đảm bảo an toàn lao động vẫn còn nhiều lỗ hổng và đảm bảo an toàn lao động tiếp tục là vấn đề bức thiết, cần được quan tâm, chú trọng hơn nữa.
Xem thêm
Phiên bản di động