Bổ sung 4 nhóm đối tượng được hưởng chính sách khi sắp xếp bộ máy

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 67/2025/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP quy định chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; trong đó có thêm 4 nhóm đối tượng được thụ hưởng chính sách.
Chế độ, chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi Tạo cơ chế để phát huy sự năng động, sáng tạo của cán bộ, công chức sau sắp xếp bộ máy

Chi tiết 4 nhóm đối tượng được hưởng chính sách

Nghị định 67/2025/NĐ-CP bổ sung 4 nhóm đối tượng thụ hưởng chính sách. Cụ thể, nhóm đối tượng thứ nhất là cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị và lực lượng vũ trang chịu sự tác động trực tiếp của việc sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp.

Nhóm này được nêu cụ thể trong Nghị định là cán bộ, công chức, viên chức không giữ chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý; cán bộ, công chức cấp xã; người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động một số loại công việc trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật lao động trước thời điểm ngày 15/1/2019 và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được áp dụng chính sách như công chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Công an nhân dân; người làm việc trong tổ chức cơ yếu.

Bổ sung 4 nhóm đối tượng được hưởng chính sách khi sắp xếp bộ máy
Cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp thuộc đối tượng của Nghị định 67/2025/NĐ-CP sẽ được đảm bảo quyền lợi. (Ảnh minh họa: B.Duy).

Nghị định bổ sung thêm đối tượng mới là công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định, có nguyện vọng nghỉ việc để tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện sắp xếp số lượng cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý theo quy định của pháp luật trong việc thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Nhóm đối tượng thứ hai được quy định là cán bộ, công chức, viên chức, người hợp đồng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật trước thời điểm ngày 15/1/2019 và lực lượng vũ trang còn từ đủ 5 tuổi trở xuống đến tuổi nghỉ hưu trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định không chịu sự tác động trực tiếp của việc sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng phải thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.

Nhóm thứ ba là người làm việc trong chỉ tiêu biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước tại các hội được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện chịu tác động trực tiếp của việc thực hiện sắp xếp, hợp nhất, sáp nhập tổ chức bộ máy.

Nhóm thứ tư là cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm quy định; cán bộ đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm cấp ủy cùng cấp, có thời gian công tác tính từ ngày bắt đầu tổ chức đại hội còn từ 2,5 năm (30 tháng) đến 5 năm (60 tháng) đến đủ tuổi nghỉ hưu quy định của Nghị định 177 và cán bộ đang tham gia cấp ủy ở các đảng bộ phải kết thúc hoạt động, kiện toàn tổ chức bộ máy còn từ 5 năm (60 tháng) trở xuống đến tuổi nghỉ hưu, có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi để tạo điều kiện sắp xếp nhân sự cấp ủy trong kỳ Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và được cấp có thẩm quyền đồng ý.

Đảm bảo quyền lợi đối với cán bộ khi nghỉ việc

Để đảm bảo quyền lợi đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi nghỉ việc, Nghị định 67/2025/NĐ-CP đã bổ sung "hệ số chênh lệch bảo lưu lương".

Cụ thể, tiền lương tháng hiện hưởng là tiền lương tháng liền kề trước khi nghỉ việc, bao gồm: Mức tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc hàm, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp hoặc mức lương theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động; các khoản phụ cấp lương (gồm: Phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp thâm niên nghề; phụ cấp ưu đãi theo nghề; phụ cấp trách nhiệm theo nghề; phụ cấp công vụ; phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp đặc thù đối với lực lượng vũ trang) và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có) theo quy định của pháp luật về tiền lương".

Nghị định 67/2025/NĐ-CP cũng sửa đổi, bổ sung điểm a Khoản 2 Điều 16 về nguồn kinh phí để thực hiện chế độ đối với viên chức và người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Cụ thể, đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên: Kinh phí giải quyết chính sách, chế độ từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị và nguồn thu hợp pháp khác.

Trường hợp các đơn vị sự nghiệp công lập không đủ nguồn kinh phí để giải quyết chính sách, chế độ thì được sử dụng các quỹ được trích theo quy định của đơn vị sự nghiệp công lập để giải quyết chính sách, chế độ.

Trường hợp các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên do Nhà nước đặt hàng thông qua giá dịch vụ nhưng giá dịch vụ chưa tính đủ các yếu tố cấu thành để giải quyết chính sách, chế độ thì nguồn kinh phí giải quyết chính sách, chế độ do ngân sách Nhà nước cấp bổ sung.

Nghị định 67/2025/NĐ-CP mở rộng phạm vi điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung nhằm làm rõ các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi điều chỉnh. Cụ thể, Nghị định quy định chính sách, chế độ, gồm: Chính sách, chế độ đối với người nghỉ việc (nghỉ hưu trước tuổi và nghỉ thôi việc); chính sách đối với người được bầu cử, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý có phụ cấp chức vụ thấp hơn hoặc thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; chính sách khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức tăng cường đi công tác tại cơ sở; chính sách trọng dụng người có phẩm chất, năng lực nổi trội; chính sách đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp; trách nhiệm thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và hội do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ từ Trung ương đến cấp huyện, cán bộ, công chức cấp xã, lực lượng vũ trang (gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và cơ yếu) trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp, tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị.

B.Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phong trào thể thao quần chúng: Triển vọng từ những bộ môn mới

Phong trào thể thao quần chúng: Triển vọng từ những bộ môn mới

Nhiều năm qua, Hà Nội luôn duy trì ổn định vị trí dẫn đầu về phát triển phong trào thể dục, thể thao của cả nước, đặc biệt là phong trào thể thao quần chúng. Bên cạnh các bộ môn thể thao truyền thống, các môn mới như: Chạy đường dài, pickleball đang thu hút đông đảo người dân tham gia, góp phần tích cực thực hiện cuộc vận động Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại.
Hàng nghìn người đến Quảng trường Ba Đình từ sáng sớm để xem lễ thượng cờ ngày 30/4

Hàng nghìn người đến Quảng trường Ba Đình từ sáng sớm để xem lễ thượng cờ ngày 30/4

Sáng sớm ngày 30/4, hàng ngàn người dân đã có mặt tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội) để chứng kiến nghi lễ thượng cờ nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Khẳng định vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn

Khẳng định vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn

Những năm qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thạch Thất đã nỗ lực chuyển mình vượt qua mọi khó khăn để khẳng định vị thế tiên phong trong đổi mới, sáng tạo, từng bước thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Từ đây, góp phần quan trọng trong thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng phát triển.
Công nhân, viên chức, lao động Thủ đô: Tự hào, xúc động, biết ơn

Công nhân, viên chức, lao động Thủ đô: Tự hào, xúc động, biết ơn

Cùng với cả nước, những ngày này, đội ngũ cán bộ Công đoàn, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) cả nước nói chung, CNVCLĐ Thủ đô nói riêng bồi hồi hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/225) với tất cả niềm tự hào, xúc động, biết ơn đồng thời cũng nâng cao hơn ý thức trách nhiệm của mình đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, đặc biệt trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Hà Nội ngợp Cờ đỏ trong ngày đại lễ 30/4 lịch sử

Hà Nội ngợp Cờ đỏ trong ngày đại lễ 30/4 lịch sử

Có những buổi sáng Hà Nội thức dậy trong sự vồn vã, nhưng sáng nay - 30/4, ngày tròn 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước thì Thủ đô lại mang một vẻ đẹp kỳ lạ, vẻ đẹp dịu dàng nhưng cũng đầy rực rỡ và thiêng liêng. Trên khắp những con phố cổ kính, cờ đỏ sao vàng rợp trời, tung bay trong nắng sớm như trái tim của triệu con người đang hòa chung một nhịp đập: Tổ quốc!
LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm, tặng quà công nhân bị tai nạn lao động

LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm, tặng quà công nhân bị tai nạn lao động

Nhân dịp Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2025, ngày 29/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây đến thăm hỏi, động viên, tặng quà, trao trợ cấp khó khăn đột xuất cho công nhân và gia đình công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bị mất do bệnh hiểm nghèo.
"Cha tôi, người ở lại" tập 33: Nguyên sốc khi biết tin mẹ Liên sắp về nước, Đại đau đớn chia tay An

"Cha tôi, người ở lại" tập 33: Nguyên sốc khi biết tin mẹ Liên sắp về nước, Đại đau đớn chia tay An

Tập 33 của "Cha tôi, người ở lại" tiếp tục mang đến những diễn biến bất ngờ và cảm xúc sâu sắc, khi các mối quan hệ giữa các nhân vật ngày càng trở nên phức tạp và nhiều nút thắt mới được mở ra.

Tin khác

Đề xuất điều chỉnh mức trợ cấp đối với thanh niên xung phong lên 1 triệu đồng/tháng

Đề xuất điều chỉnh mức trợ cấp đối với thanh niên xung phong lên 1 triệu đồng/tháng

Bộ Nội vụ đang xây dựng dự thảo Nghị định Điều chỉnh chế độ trợ cấp hằng tháng đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến, và thanh niên xung phong cơ sở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965 - 1975.
Hướng dẫn mới nhất về thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp

Hướng dẫn mới nhất về thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp

Trợ cấp thất nghiệp là nguồn thu nhập đáng kể giúp người lao động vượt qua giai đoạn khó khăn khi chưa tìm được việc làm mới. Bộ Nội vụ đã có hướng dẫn mới nhất, áp dụng từ tháng 4/2025 về thủ tục khi người lao động có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố khác.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Dự kiến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 1/7 tới

Dự kiến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 1/7 tới

Dự kiến tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc có sự điều chỉnh từ 1/7/2025.
Tăng cơ hội hưởng lương hưu cho người tham gia

Tăng cơ hội hưởng lương hưu cho người tham gia

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 quy định người lao động khi đủ tuổi nghỉ hưu mà có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên được hưởng lương hưu hằng tháng. Quy định này nhằm tạo cơ hội cho những người bắt đầu tham gia BHXH muộn hoặc tham gia không liên tục có cơ hội tích lũy đủ 15 năm đóng (thay vì 20 năm như quy định tại Luật BHXH 2014) để được hưởng lương hưu hằng tháng.
Đóng BHXH bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu?

Đóng BHXH bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu?

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH), để được hưởng lương hưu thì người lao động cần đáp ứng điều kiện về tuổi nghỉ hưu cũng như số năm đóng BHXH.
Lấy ý kiến về việc kéo dài tuổi nghỉ hưu với công chức ở một số lĩnh vực

Lấy ý kiến về việc kéo dài tuổi nghỉ hưu với công chức ở một số lĩnh vực

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến cho dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), dự kiến được trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 5 tới đây. Tổng hợp từ kinh nghiệm quốc tế, Bộ Nội vụ đã đưa ra nhiều gợi mở cho việc sửa đổi Luật Cán bộ, công chức của Việt Nam, trong đó có vấn đề tuổi nghỉ hưu.
Khuyến nghị xét nâng ngạch cho công chức

Khuyến nghị xét nâng ngạch cho công chức

Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) đang được soạn thảo để trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp sắp tới. Quá trình xây dựng dự án Luật, Bộ Nội vụ đã nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đưa ra nhiều khuyến nghị, gợi mở quan trọng về tuyển dụng, đào tạo, đánh giá công chức... cho Việt Nam.
Khuyến nghị chế độ làm việc bán thời gian cho công chức

Khuyến nghị chế độ làm việc bán thời gian cho công chức

Bộ Tư pháp vừa tổ chức thẩm định dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo, với nhiều đề xuất quan trọng, chuẩn bị được trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 9 sắp tới.
Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?

Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?

Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định chi tiết về điều kiện được hưởng chế độ ốm đau.
Xem thêm
Phiên bản di động