Dốc sức tăng ca kiếm tiền tiêu Tết!

Để có tiền về quê, mua sắm Tết, công nhân (CN) đã không tiếc sức mình tăng ca ngày đêm. Nhiều CN còn tranh thủ nhận hàng về làm đêm, cá biệt có người mỗi ngày chỉ ngủ vài tiếng, ăn mì gói để làm được nhiều sản phẩm.
doc suc tang ca kiem tien tieu tet Sáng tạo, đổi mới, vì quyền lợi đoàn viên, CNVCLĐ
doc suc tang ca kiem tien tieu tet Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu nam lên 62, nữ lên 60 tuổi
doc suc tang ca kiem tien tieu tet Nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn cho người lao động
doc suc tang ca kiem tien tieu tet Chú trọng chăm lo cho người lao động
doc suc tang ca kiem tien tieu tet Phúc lợi tốt sẽ níu chân người lao động ở lại doanh nghiệp
doc suc tang ca kiem tien tieu tet Thưởng Tết Mậu Tuất 2018: Cao nhất 1,5 tỉ đồng
doc suc tang ca kiem tien tieu tet
Chị em CN nhận túi xách về nhà may để tăng thêm thu nhập - Ảnh: L.T

Làm ngày làm đêm, làm thêm giờ nghỉ

Nhìn phiếu lương của các CN Cty TNHH May mặc A (Bình Dương), nhiều người không khỏi giật mình khi giờ tăng ca lên đến 163 giờ. Trong đó, số giờ tăng ca từ 16g30 đến 22g là 127,5 tiếng, tăng ca sau 22g là 19,5 tiếng, tăng ca ngày chủ nhật là 16 tiếng. Chủ nhân của phiếu lương là một nữ CN vừa hết thời gian nghỉ thai sản 6 tháng, chị trở lại làm việc khi công ty bước vào giai đoạn cao điểm làm hàng dịp Tết.

Chị bộc bạch: “Nghỉ thai sản 6 tháng, chỉ được nhận trợ cấp thai sản, trong khi đó có quá nhiều khoản phải lo. Chồng cũng làm CN, lương không bao nhiêu, trong khi đó chi phí sinh hoạt khi có con nhỏ tăng lên gần như gấp đôi. Cho nên khi đi làm lại, tôi phải gắng sức mình tăng ca, hơn nữa Tết lại sắp đến. Không có tiền thì làm việc gì cũng khó”.

Con gái mới 6 tháng tuổi, đáng lẽ chị được về sớm hơn 1 giờ so với thời gian làm việc, thế nhưng chị đồng ý tăng ca. Chị chia sẻ: “Thực ra nếu mình không tăng ca cũng không được khi mà cả chuyền đều làm. Ai cũng muốn có thêm tiền tiêu Tết nên mình không thể đi ngược với cả chuyền”. Vì nuôi con nhỏ và chưa cai sữa cho con nên những ngày sau khi đi làm lại là một cực hình đối với chị: “Con còn quá nhỏ, gửi trẻ mình không an tâm lắm nhưng cũng phải chịu thôi. Dù tối hôm đó vắt sữa trữ sẵn nhưng cả ngày ở xưởng, ngực căng tức sữa rất khó chịu. Nhiều lúc phải vắt bỏ đi. Nghĩ mà thương con”

Không chỉ cùng đồng nghiệp tăng ca ở nhà xưởng, chị Trang còn nhận hàng về nhà làm thêm. “Công ty tính tiền lương dựa trên năng suất nên mình phải cố gắng làm càng nhiều hàng càng tốt. Sáng vào xưởng thật sớm. Bình thường 7g30, công ty mới làm việc nhưng tháng cuối năm, chúng tôi tranh thủ 6g30 đã vào công ty, tức ai nhà xa phải dậy từ 5g sáng. Ăn vội vàng miếng cơm nguội hay ổ bánh mì rồi vào làm tới 12g. 22g ra ca, các chị em còn nhận hàng về nhà may tới 2g sáng. Nhiều lúc mệt đến nỗi ngủ gục trên bàn may nhưng nghĩ đến cuối tháng có thêm được ít tiền lương, lại cố gắng” – Chị Trang chia sẻ.

Nếu công ty không có hàng để tăng ca hoặc một số doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp luật về thời gian tăng, các CN không tăng ca nhiều tại nhà máy của mình sẽ tìm các công việc làm thêm, nhận may túi xách, ba-lô tại nhà. Chị Trinh (ở trọ tại ấp Đông, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, TPHCM) vốn có mối quen chuyên bán ba-lô, túi xách vào mùa Tết. Từ tháng 10 trở đi, chị lại nhận hàng về may thêm vào ban đêm. Chị Trinh chia sẻ: “Công ty tuân thủ thời gian tăng ca theo quy định của pháp luật nên mỗi ngày nhiều lắm tăng ca được hơn 1 tiếng. Về sớm, cơm nước xong cũng rảnh nên tôi sắm cái máy may, nhận hàng về may thêm. May ăn sản phẩm, nhiều thì được nhiều tiền nên cũng cố gắng. Dù có mệt đôi chút nhưng nghĩ đến việc có thêm thu nhập nên vui”.

Cho con tấm áo, biếu mẹ tấm chăn

Cứ 3 ngày chị Trinh lại đi trả hàng một lần, mỗi lần như thế chị nhận được từ 200-300 ngàn đồng tiền công. Chị Trinh so sánh: “Nếu công ty tăng ca thì mình cũng được hơn từng đó nhưng máy móc, điện là của công ty, nếu làm trễ hơn công ty còn hỗ trợ tiền cơm. Còn mình may ở nhà thì những chi phí đó mình phải chịu, cho nên làm thêm ở nhà mình có thiệt đôi chút. Thế nhưng được cái mình chủ động. Vừa may vừa kèm cho con học. Có chồng con nói chuyện, phụ giúp cắt chỉ, đấm lưng cũng vui”.

Nhận được 300 ngàn tiền công may túi, chị Trinh đi thẳng ra phiên chợ đêm dành cho CN mua một cái ấm, một đôi giày mới cho con trai. Lần lựa mãi ở quầy áo quần dành cho chị em, chị đứng dậy, tự nhủ: “Thôi để đợt sau”. Chị giải thích: “Năm nay gia đình mình lên kế hoạch về quê ở Hà Tĩnh. Dự là Tết này sẽ lạnh nên mình mua áo ấm và giày cho con trai. Kỳ lương sau mình sẽ mua cho mẹ cái chăn mới. Hai vợ chồng mình vẫn còn áo quần của những năm trước. Hơn nữa, vợ chồng mình sinh ra và lớn lên ở quê nên cái lạnh đối với vợ chồng mình cũng không ghê gớm lắm, chỉ là lo cho con”.

“Tiền lương sản phẩm tháng 12.2017 của tôi đến hơn 9 triệu đồng, cộng với lương cơ bản, tăng ca và thưởng Tết cũng được hơn 15 triệu đồng. Cố gắng làm, công ty trả lương tháng 1.2018 nữa là Tết coi như cũng ổn” – Chị Trang chia sẻ. Với số triền trên, chị Trang lên kế hoạch sơ lược cho cái Tết sắp đến: Hai vợ chồng được hơn 30 triệu. Vé xe đi lại hai vòng trước và sau Tết của cả nhà ba người về Quảng Nam hết khoảng 5 triệu đồng.

Mua áo quần mới cho con và quà cho bố mẹ hết 5 triệu đồng. Tiền tiêu tết, mua sắm Tết khi về quê gói ghém trong 10 triệu thì hai vợ chồng vẫn còn 10 triệu đồng dằn túi. Với chị Trang, chỉ cần sau Tết còn dư được ít tiền thì coi như Tết đó đã may mắn: “Nếu không tăng ca thì làm gì có tiền có dư, mà không chừng còn chi tiêu eo hẹp, lắm khi còn hoãn kế hoạch về quê”.

Không có tích lũy vì lương thấp

“Cuối năm, đa phần CN mong muốn được tăng ca, tăng càng nhiều càng tốt dù có tháng, thời gian tăng ca lên đến 200 giờ, bằng số giờ tăng ca mà pháp luật cho phép trong cả năm. Tăng ca nhiều có thể mang đến một phần thu nhập cho CN nhưng gây ảnh hưởng sức khỏe rất nhiều.

Chưa kể, tăng ca với thời gian như vậy là DN vi phạm pháp luật lao động. Thế nhưng bất chấp những nguy cơ kể trên, CN và DN đều tăng ca. DN kịp đơn hàng, CN có thêm tiền lương.

Thực trạng trên làm rõ nét hơn về những bất cập trong tiền lương hiện nay khi mà tiền lương cơ bản, thu nhập hàng tháng của CN trực tiếp sản xuất ở các ngành nghề như may mặc, giày da, thủy sản, dệt, nhuộm… quá thấp, không có tích lũy, cho nên cuối năm, khi DN có đơn hàng Tết, họ dốc sức tăng ca để có tiền tiêu Tết”- Ông Trần Văn Triều – Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật công đoàn (LĐLĐ TPHCM).

Theo Lê An Nhiên/Lao động

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Một số hoạt động nổi bật trong quý I/2024

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Một số hoạt động nổi bật trong quý I/2024

(LĐTĐ) Quý I/2024, bên cạnh công tác đại diện, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đoàn viên, người lao động, Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng còn triển khai nhiều hoạt động và đạt được một số kết quả nổi bật.
Tặng 13.000 bản đồ Việt Nam cho các trường học trong cả nước

Tặng 13.000 bản đồ Việt Nam cho các trường học trong cả nước

(LĐTĐ) 13.000 bản đồ Việt Nam đã được trao cho các trường học trên cả nước, giúp các bạn học sinh nắm rõ về thông tin địa lý, địa hình, dân cư, biển, đảo Trường Sa, Hoàng Sa… và chủ quyền của đất nước Việt Nam.
Nghỉ lễ 30/4-1/5, biến "bão táp" nghịch ngợm thành kỷ niệm gia đình

Nghỉ lễ 30/4-1/5, biến "bão táp" nghịch ngợm thành kỷ niệm gia đình

(LĐTĐ) Khi tiếng cười trẻ thơ vang lên khắp nhà cửa, liệu chúng ta có tìm thấy niềm vui hay chỉ là lo lắng không nguôi? Mỗi dịp nghỉ lễ kéo dài, các bậc phụ huynh lại đứng trước thách thức giữ gìn hòa bình gia đình trước "cơn bão" năng lượng của các bé. Nhưng đừng lo, kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 này sẽ là cơ hội để mọi người cùng nhau tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ thông qua những trò chơi gắn kết yêu thương.
13 thủ tục hành chính được ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội

13 thủ tục hành chính được ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội

(LĐTĐ) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội được ủy quyền thực hiện giải quyết 13 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực GD&ĐT thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố.
Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường

Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường

(LĐTĐ) Các đơn vị, trường học hướng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường bằng cách lồng ghép các hoạt động giáo dục, tuyên truyền về nước sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân cho người học trong môn học chính khóa, hoạt động giáo dục và hoạt động ngoại khóa.
Infographic: Trên 62.500 lao động được công nhận danh hiệu “Công nhân giỏi ” năm 2024

Infographic: Trên 62.500 lao động được công nhận danh hiệu “Công nhân giỏi ” năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào thi đua lao động giỏi, phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” tiếp tục được các cấp Công đoàn Thủ đô tập trung triển khai hiệu quả và đã đạt được những kết quả ấn tượng.
Lấy ý kiến dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh

Lấy ý kiến dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trường chuyên biệt công lập.

Tin khác

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

(LĐTĐ) Sáng 23/4, tại trụ sở Báo Kinh tế Đô thị đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh”. Đây là một trong những hoạt động thuộc Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” do Báo Kinh tế & Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp triển khai.
Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tổ chức tài chính vi mô CEP (CEP) là bạn đồng hành của công nhân lao động. Nhờ CEP, nhiều hoàn cảnh khó khăn đã thoát khỏi “tín dụng đen”.
Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các nhóm lừa đảo thường “đánh” vào tâm lý của nạn nhân, đưa ra những tình huống khơi dậy lòng tham hoặc nỗi lo sợ của nạn nhân, ví dụ như người thân đang bị tai nạn cấp cứu, tài khoản ngân hàng của nạn nhân bị khóa, trúng giải độc đắc... để có thể thao túng tâm lý nạn nhân trong thời gian ngắn, hòng chiếm đoạt tài sản.
Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Nếu đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng thêm 6% từ ngày 1/7 năm nay và điều chỉnh lại một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng được thông qua, người lao động ở một số địa phương sẽ được tăng lương 2 lần kể từ ngày 1/7 tới đây.
Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(LĐTĐ) Trong năm 2023, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã giải quyết hưởng mới trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hai hình thức hằng tháng, và một lần cho hơn 7.300 người.
Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất hoán đổi ngày làm việc 29/4 và làm bù vào ngày 4/5 để người lao động được nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

(LĐTĐ) Duới ngọn tháp hàng nghìn năm tuổi, Tháp bà Ponagar (TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà) hình ảnh các cô gái Chăm múa uyển chuyển, nhịp nhàng theo nhạc đã dần trở nên quen thuộc với nhiều du khách đến Nha Trang.
Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, năm 2023, nhờ thực hiện tốt công tác đảm bảo An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), tình hình tai nạn lao động, cháy nổ trên địa bàn Hà Nội đã được phòng ngừa; kiềm chế sự gia tăng tai nạn lao động, giảm thiểu thiệt hại về người, góp phần quan trọng ổn định tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Quý I/2024, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã ra đã quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 14.002 người, riêng trong tháng 3/2024, có 4.011 người được tiếp nhận và ra quyết định hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp…
Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chương trình Ngày hội việc làm do Ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Tạp chí Lao động và Công đoàn, LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bắc Ninh tổ chức ngày 31/3, đông đảo lao động nữ đã được các bác sĩ, chuyên gia tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp.
Xem thêm
Phiên bản di động