Công nhân mong mỏi được tăng lương

Tiền lương là mối quan tâm hàng đầu của công nhân, người lao động (NLĐ) khi đi làm. Đặc biệt, trong điều kiện giá cả tiêu dùng đắt đỏ, chi phí sinh hoạt nhiều, công nhân, người lao động (NLĐ) càng mong mỏi được tăng lương để trang trải cuộc sống và có một chút tích lũy.
Năm 2025: Chưa tăng lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp người có công Hơn 190.000 người sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng lương hưu Rà soát địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng, chuẩn bị phương án tăng lương

Chi tiêu tằn tiện

Hơn chục năm làm công nhân tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long (huyện Đông Anh, Hà Nội), hiện nay, chị Nguyễn Thị Nga (quê Thanh Hóa) đạt mức lương 8,9 triệu đồng/tháng. Chồng chị cũng làm công nhân ở khu công nghiệp này với mức lương 10 triệu đồng/tháng.

So với những người làm ruộng ở quê, tổng thu nhập xấp xỉ 20 triệu đồng của vợ chồng chị Nga được xem là cao. Thế nhưng: “Chúng tôi cũng phải chi tiêu tằn tiện thì mới đủ trang trải cuộc sống”- chị Nga cho biết. Theo tính toán của chị Nga, tiền thuê nhà, điện nước mỗi tháng là 2,5 triệu đồng. Hai con nhỏ đang tuổi nhà trẻ, mẫu giáo của anh chị phải gửi trường tư, lại phải thuê người trông thêm ngoài giờ do anh chị thường xuyên tăng ca, nên chi phí cho hai cháu tốn gần chục triệu đồng, đấy là chưa kể tiền sữa, tiền thuốc thang lúc con đau ốm, và tiền ăn uống, sinh hoạt phí của cả gia đình.

“Vợ chồng bảo nhau phải dành dụm, tiết kiệm mới có cơ hội mua nhà, thay đổi cuộc sống, nhưng cứ đà chi tiêu như hiện nay, thì không biết khi nào mới tích lũy được. Giờ chúng tôi chỉ mong được tăng lương, có thêm điều kiện trang trải cuộc sống và có chút tích lũy”- chị Nga nói.

Chật vật hơn là trường hợp của chị Nguyễn Thị Hà - công nhân một doanh nghiệp may mặc đóng trên địa bàn huyện Phúc Thọ, Hà Nội. Với mức lương 4.410.000 đồng/tháng (vùng II – PV), cộng làm thêm giờ, tiền ăn ca, tổng thu nhập mỗi tháng của chị Hà cũng chỉ được xấp xỉ 7 triệu đồng.

Công nhân mong mỏi được tăng lương
Tăng lương sẽ góp phần tạo động lực cho người lao động hăng say lao động sản xuất, từ đó tăng năng suất lao động. Ảnh minh họa.

“Chồng tôi là lao động tự do, thu nhập bấp bênh, nên kinh tế gia đình trông cả vào đồng lương công nhân của tôi. Cũng may, tôi làm ở gần nhà, cộng thêm việc vẫn chăn nuôi, cấy lúa, nên cuộc sống không đến nỗi nào. Tuy nhiên, nếu chẳng may con cái hay bản thân ốm đau là tháng đó phải đi vay mượn mới có đủ tiền để trang trải” - chị Hà tâm sự.

“Giờ chúng tôi chỉ mong được tăng lương, tăng thêm thu nhập để cuộc sống bớt khó khăn hơn. Tuy nhiên, chúng tôi cũng mong, cùng với việc tăng lương, Nhà nước có chính sách điều tiết để chi phí sinh hoạt không tăng theo, chứ mỗi tháng lương tăng thêm khoảng 1 triệu đồng, mà phí sinh hoạt cũng tăng tương ứng, thì việc tăng lương cũng không có nhiều ý nghĩa”- chị Hà nói.

Hiện nay, đối với NLĐ đang làm việc tại doanh nghiệp, mức lương tối thiểu vùng được quy định chi tiết tại Nghị định số 74/2024/NĐ-CP (Nghị định 74). Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất trả cho NLĐ làm việc trong điều kiện bình thường, đảm bảo mức sống tối thiểu của NLĐ và gia đình. Đây là sàn thấp nhất để bảo vệ NLĐ yếu thế, đồng thời, đây cũng là cơ sở để thương lượng tiền lương. Mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định 74, được chia thành các vùng, với các mức khác nhau, thấp nhất là 3.450.000 đồng/tháng (vùng IV), cao nhất là 4.960.000 đồng/tháng (vùng I).

Theo khảo sát của Hội đồng Tiền lương quốc gia, tiền lương tối thiểu vùng thay đổi chậm so với tốc độ tăng giá tiêu dùng. Tại nhiều địa phương, giá cả tăng cao, trong khi tiền lương tối thiểu vùng chậm được điều chỉnh, mức điều chỉnh thấp (năm 2024 tăng khoảng 200 nghìn đồng), do đó, NLĐ kiến nghị Nhà nước cần xem xét nâng mức lương theo vùng cao hơn để đảm bảo mức lương tối thiểu hợp lý cho NLĐ, để NLĐ có thể trang trải cuộc sống.

Cần thiết tăng lương tối thiểu vùng

Để có cơ sở cho việc điều chỉnh mức lương tối thiểu trong năm 2025 theo hoạt động của Hội đồng Tiền lương quốc gia, từ tháng 8/2024, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (nay là Bộ Nội vụ) đã có Quyết định số 1225/QĐ-BLĐTBXH về việc điều tra tình hình lao động, tiền lương trong doanh nghiệp.

Công nhân mong mỏi được tăng lương
Theo các chuyên gia, GDP năm 2025 tăng, thì có thể điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động. Ảnh minh họa.

Kết quả, theo báo cáo của các địa phương trong cả nước, tiền lương bình quân năm 2024 của NLĐ ước đạt 8,88 triệu đồng/tháng, tăng 4% so với năm 2023. Trong đó, NLĐ làm việc tại công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có tiền lương bình quân năm 2024 cao nhất là 10,91 triệu đồng/tháng. NLĐ làm việc tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tiền lương bình quân năm 2024 là 9,28 triệu đồng/tháng. NLĐ làm việc tại doanh nghiệp dân doanh có tiền lương bình quân năm 2024 là 8,1 triệu đồng/tháng.

Chia sẻ với báo chí về phương án đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2025, đại diện Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam cho biết, đến thời điểm này, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tổng hợp tình hình việc làm, thu nhập để phục vụ cho việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng. Nguyện vọng của NLĐ là tăng lương tối thiểu.

Tuy nhiên, việc điều chỉnh lương tối thiểu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có những yếu tố chuyên sâu đòi hỏi phải có sự tham gia, thống nhất của nhiều cơ quan, trong đó có đại diện tiếng nói của các chủ sử dụng lao động. Cũng theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, qua khảo sát ban đầu, phần lớn NLĐ mong muốn được tăng lương tối thiểu. So với nhu cầu thực tế và mức sống hiện tại, NLĐ rất mong mức lương tối thiểu vùng năm 2025 được điều chỉnh tăng để đảm bảo cuộc sống.

Nêu quan điểm về vấn đề này, ông Nguyễn Tràng Huy - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH MTV sản xuất TMVA cho rằng, việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu là cần thiết. Các doanh nghiệp có thể tăng lương tối thiểu vài phần trăm cho NLĐ. Khi đời sống công nhân ổn định, thì họ không “nhảy việc” từ doanh nghiệp này sang công ty khác. Hơn nữa, thời gian qua, cán bộ, công chức, viên chức khu vực Nhà nước được tăng lương thì năm nay NLĐ trong doanh nghiệp cũng cần được tăng lương tối thiểu để không bị chênh lệch nhiều.

Là người có nhiều năm nghiên cứu về chính sách an sinh xã hội liên quan đến đời sống NLĐ, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội thuộc Bộ Nội vụ cho rằng, năm 2025, dự kiến tốc độ GDP của đất nước đạt 8%, mức cao hơn so với năm 2024 là 6,8% thì có thể điều chỉnh tăng lương tối thiểu lên một chút. Vì thế, cần tăng cường vai trò của 3 bên là đại diện người sử dụng lao động, đại diện NLĐ và Nhà nước trong việc đàm phán điều chỉnh lương tối thiểu năm 2025.

Theo các chuyên gia lao động, để điều chỉnh tăng lương tối thiểu năm 2025 bao nhiêu phần trăm thì Cục Thống kê (Bộ Tài chính) cần tính toán nhu cầu mức sống tối thiểu của NLĐ tương ứng với bao nhiêu tiền. Nếu nhu cầu mức sống tối thiểu của NLĐ năm 2025 tăng hơn so với năm 2024, do yếu tố trượt giá, tăng năng suất lao động thì sẽ tính ra được mức tăng lương tối thiểu năm 2025.

Tú Anh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Võ sĩ Hà Thị Linh giành Huy chương Đồng tại Giải vô địch Boxing nữ thế giới 2025

Võ sĩ Hà Thị Linh giành Huy chương Đồng tại Giải vô địch Boxing nữ thế giới 2025

Nữ võ sĩ Hà Thị Linh đã xuất sắc mang về tấm Huy chương Đồng duy nhất cho đội tuyển boxing Việt Nam tại Giải vô địch boxing nữ thế giới 2025, diễn ra tại Serbia. Đây không chỉ là thành tích đáng tự hào của cá nhân cô mà còn là điểm sáng hiếm hoi của đội tuyển Việt Nam sau hơn một tuần tranh tài đầy quyết liệt.
Hà Nội nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Hà Nội nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Nhằm hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả trong công tác giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 74/KH-UBND về nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình; cung cấp dịch vụ số mới được cá nhân hóa, dựa trên dữ liệu cho người dân và doanh nghiệp; cung cấp dịch vụ công không phụ thuộc địa giới hành chính.
Khai mạc Festival “Phụ nữ Thủ đô vì hòa bình, phát triển”

Khai mạc Festival “Phụ nữ Thủ đô vì hòa bình, phát triển”

Trong 2 ngày (15 và 16/3/2025), tại vườn hoa đền Bà Kiệu và khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm (đường Đinh Tiên Hoàng, Hoàn Kiếm, Hà Nội), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố Hà Nội tổ chức Festival “Phụ nữ Thủ đô vì hòa bình, phát triển” năm 2025.
212 dự án dự thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia

212 dự án dự thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia

Tham dự Cuộc thi nghiên cứu Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông năm học 2024 - 2025 có tổng số 212 dự án, trong đó có 23 dự án cá nhân và 189 dự án tập thể.
Thận trọng khi đăng ký đi làm việc tại Hàn Quốc

Thận trọng khi đăng ký đi làm việc tại Hàn Quốc

Trung tâm Lao động ngoài nước (thuộc Bộ Nội vụ) vừa đưa ra cảnh báo hành vi lừa đảo người lao động đăng ký tuyển chọn đi làm việc nghề hàn, nghề khuôn mẫu tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS (Chương trình cấp phép cho lao động nước ngoài của Chính phủ Hàn Quốc).
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người dân

Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người dân

Thời gian qua, các cơ sở y tế quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng thực hiện việc đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh.
Hàng nghìn thí sinh dự thi đánh giá năng lực đợt 1 của Đại học Quốc gia Hà Nội

Hàng nghìn thí sinh dự thi đánh giá năng lực đợt 1 của Đại học Quốc gia Hà Nội

Đợt thi đầu tiên của kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức đã bắt đầu vào hôm nay (15/3). Đây là kỳ thi được nhiều thí sinh mong đợi bởi kết quả của kỳ thi có thể được sử dụng để xét tuyển vào nhiều trường đại học, cao đẳng.

Tin khác

Thận trọng khi đăng ký đi làm việc tại Hàn Quốc

Thận trọng khi đăng ký đi làm việc tại Hàn Quốc

Trung tâm Lao động ngoài nước (thuộc Bộ Nội vụ) vừa đưa ra cảnh báo hành vi lừa đảo người lao động đăng ký tuyển chọn đi làm việc nghề hàn, nghề khuôn mẫu tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS (Chương trình cấp phép cho lao động nước ngoài của Chính phủ Hàn Quốc).
Đến 30/6/2025 tỉnh Hoà Bình phấn đấu xoá xong 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

Đến 30/6/2025 tỉnh Hoà Bình phấn đấu xoá xong 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hoà Bình, toàn tỉnh có 3.194 nhà tạm, nhà dột nát. Hiện đã xây mới, sửa chữa 2.198 nhà, vẫn còn 996 nhà cần tiếp tục thực hiện xây mới, sửa chữa. Mục tiêu được UBND tỉnh đặt ra, trong tháng 6/2025 hoàn thành xong việc xây dựng, sửa chữa toàn bộ số nhà này.
Số vụ tai nạn lao động vẫn tăng

Số vụ tai nạn lao động vẫn tăng

Báo cáo về tình hình tai nạn lao động năm 2024 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũ (nay là Bộ Nội vụ) cho thấy, số vụ tai nạn lao động và số người bị nạn đều tăng.
Chỉ huy Công an Hà Nội còn hơn 12 năm công tác xin nghỉ trước tuổi

Chỉ huy Công an Hà Nội còn hơn 12 năm công tác xin nghỉ trước tuổi

Sáng 27/2, Công an thành phố Hà Nội tổ chức Lễ công bố Quyết định về việc nghỉ công tác hưởng chế độ hưu trí đối với 23 đồng chí lãnh đạo, chỉ huy cấp phòng, Công an cấp huyện.
Công chức, viên chức, người lao động được nghỉ mấy ngày dịp Giỗ Tổ Hùng Vương?

Công chức, viên chức, người lao động được nghỉ mấy ngày dịp Giỗ Tổ Hùng Vương?

Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025 (10/3 Âm lịch) rơi vào thứ Hai, ngày 7/4 Dương lịch, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 1 ngày.
Hà Nội: Trên 56.500 người có công được điều dưỡng phục hồi sức khỏe

Hà Nội: Trên 56.500 người có công được điều dưỡng phục hồi sức khỏe

Năm 2024, 5 Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng người có công và các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội thực hiện chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe đối với 56.578 đối tượng.
Rà soát địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng, chuẩn bị phương án tăng lương

Rà soát địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng, chuẩn bị phương án tăng lương

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề nghị các địa phương cần cập nhật lại địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu, để chuẩn bị phương án đề xuất với Chính phủ về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu trong năm 2025...
Quy định mới về phân loại lao động theo điều kiện lao động

Quy định mới về phân loại lao động theo điều kiện lao động

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 03 quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động, chính thức áp dụng từ ngày 1/4/2025...
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.
Ca trực đặc biệt ngày 30 Tết của công nhân môi trường

Ca trực đặc biệt ngày 30 Tết của công nhân môi trường

Ngày 28/1 (tức 29 Tết), trong quá trình kiểm tra công tác duy trì vệ sinh môi trường phục vụ Tết Nguyên đán, lãnh đạo Chi nhánh Đống Đa, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (URENCO) ghi nhận một trường hợp hy hữu - lái xe đưa theo 2 con nhỏ đi cùng trên xe trong quá trình thực hiện công tác duy trì vệ sinh môi trường.
Xem thêm
Phiên bản di động