Ưu tiên sửa đổi các luật về tổ chức, phục vụ sắp xếp đơn vị hành chính

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh vừa chủ trì buổi làm việc với các cơ quan, đơn vị liên quan về tình hình, kết quả triển khai nhiệm vụ rà soát văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) dự kiến cần sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Tinh gọn bộ máy để đáp ứng yêu cầu đổi mới Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Tham dự buổi làm việc có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tú, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy.

Báo cáo tại buổi làm việc, ông Hồ Quang Huy, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản & Quản lý xử lý vi phạm hành chính, Bộ Tư pháp cho biết, để việc rà soát VBQPPL được kịp thời, chất lượng, từ ngày 10/3/2025, Bộ Tư pháp đã có Công văn số 1297 về việc rà soát VBQPPL dự kiến cần sửa đổi, bổ sung theo định hướng sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013.

Đồng thời, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị hướng dẫn, trao đổi, thảo luận để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện rà soát và đề xuất phương án xử lý kết quả rà soát VBQPPL về việc rà soát VBQPPL dự kiến cần sửa đổi, bổ sung theo định hướng sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 với các bộ, ngành, địa phương, cơ quan của Quốc hội.

Theo Cục Kiểm tra văn bản & Quản lý xử lý vi phạm hành chính, vấn đề trọng tâm cần xử lý tại các VBQPPL khi thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương hai cấp theo Kết luận số 127-KL/TW và định hướng sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 là vấn đề liên quan đến mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền, trách nhiệm của chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị, chức danh có thẩm quyền thuộc cấp huyện, cấp xã; mối quan hệ công tác giữa các cấp chính quyền địa phương; mối quan hệ công tác theo ngành dọc từ Trung ương đến cấp xã hiện nay.

Ưu tiên sửa đổi các luật về tổ chức, phục vụ sắp xếp đơn vị hành chính
Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: PM

Để bảo đảm hoạt động thường xuyên, liên tục của các cơ quan, tổ chức, Nhà nước, người dân và doanh nghiệp sau khi thực hiện sắp xếp, đồng thời, để các bộ, ngành, địa phương có cơ sở đề xuất các phương án sửa đổi, bổ sung VBQPPL phù hợp với các nội dung được dự kiến sửa đổi, bổ sung của Hiến pháp thì phương án mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp cũng như tổ chức bộ máy (tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, đoàn thể) cần được sớm cụ thể, định hình chi tiết.

Các bộ, ngành tiếp tục đánh giá, hoàn thiện kết quả rà soát VBQPPL để xác định chính xác các văn bản, vấn đề cần xử lý và phương án xử lý khả thi, toàn diện; kịp thời sửa đổi, tham mưu sửa đổi các VBQPPL thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ, ngành mình để bảo đảm sự vận hành liên tục, bình thường của hệ thống.

Bộ Tư pháp phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan của Quốc hội và các cơ quan có liên quan tổng hợp kết quả rà soát, tham mưu phương án xử lý văn bản sau rà soát nhằm đáp ứng yêu cầu, nội dung sắp xếp tổ chức đơn vị hành chính...

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận về cách thức phân loại, xác định thứ tự ưu tiên, phương án xử lý đối với các văn bản cần sửa đổi; việc áp dụng các quy định của Nghị quyết 190/2025/QH15 ngày 19/2/2025 của Quốc hội về việc xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước khi sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương hai cấp; rà soát, phân định rõ thẩm quyền của các cấp chính quyền, đặc biệt là cấp xã để tăng cường vai trò của chính quyền cơ sở trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân…

Kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh đề nghị nghiên cứu, có sự phân nhóm văn bản cần sửa đổi, bao gồm nhóm các văn bản cần sửa đổi ngay tại Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội sắp tới và nhóm các văn bản có thể sửa đổi tại các kỳ họp tiếp theo. Trong đó, ưu tiên các luật đã có trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.

Tuy nhiên, ngay cả những luật này cũng cần được rà soát để đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế. Bên cạnh đó, ưu tiên sửa đổi các luật về tổ chức và tố tụng như Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Thanh tra, cùng các luật liên quan đến tố tụng hành chính, tố tụng hình sự, xử lý vi phạm hành chính và khiếu nại tố cáo; các văn bản liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân, doanh nghiệp.

Ngoài ra, những luật có tác động lớn đến thẩm quyền của địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội như Luật Ngân sách, Luật Đầu tư công, Luật Quy hoạch cũng cần được xem xét một cách bài bản, đảm bảo tính khả thi và phù hợp với thực tiễn.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp nêu rõ, một trong những vấn đề quan trọng là điều chỉnh nguyên tắc trong các điều khoản trực tiếp của Luật Tổ chức chính quyền địa phương để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ. Đồng thời, cần giải quyết những vấn đề liên quan đến cán bộ, công chức và tài sản công, tạo cơ sở pháp lý rõ ràng cho công tác quản lý của địa phương khi thực hiện việc sắp xếp.

Liên quan đến các thủ tục hành chính trong phạm vi thẩm quyền của các bộ, ngành, cần thống nhất áp dụng cơ chế của Nghị quyết 190/2025/QH15. Theo đó, Chính phủ có thể ban hành văn bản hoặc ủy quyền cho các Bộ trưởng ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể...

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phong trào thể thao quần chúng: Triển vọng từ những bộ môn mới

Phong trào thể thao quần chúng: Triển vọng từ những bộ môn mới

Nhiều năm qua, Hà Nội luôn duy trì ổn định vị trí dẫn đầu về phát triển phong trào thể dục, thể thao của cả nước, đặc biệt là phong trào thể thao quần chúng. Bên cạnh các bộ môn thể thao truyền thống, các môn mới như: Chạy đường dài, pickleball đang thu hút đông đảo người dân tham gia, góp phần tích cực thực hiện cuộc vận động Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại.
Hàng nghìn người đến Quảng trường Ba Đình từ sáng sớm để xem lễ thượng cờ ngày 30/4

Hàng nghìn người đến Quảng trường Ba Đình từ sáng sớm để xem lễ thượng cờ ngày 30/4

Sáng sớm ngày 30/4, hàng ngàn người dân đã có mặt tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội) để chứng kiến nghi lễ thượng cờ nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Khẳng định vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn

Khẳng định vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn

Những năm qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thạch Thất đã nỗ lực chuyển mình vượt qua mọi khó khăn để khẳng định vị thế tiên phong trong đổi mới, sáng tạo, từng bước thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Từ đây, góp phần quan trọng trong thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng phát triển.
Công nhân, viên chức, lao động Thủ đô: Tự hào, xúc động, biết ơn

Công nhân, viên chức, lao động Thủ đô: Tự hào, xúc động, biết ơn

Cùng với cả nước, những ngày này, đội ngũ cán bộ Công đoàn, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) cả nước nói chung, CNVCLĐ Thủ đô nói riêng bồi hồi hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/225) với tất cả niềm tự hào, xúc động, biết ơn đồng thời cũng nâng cao hơn ý thức trách nhiệm của mình đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, đặc biệt trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Hà Nội ngợp Cờ đỏ trong ngày đại lễ 30/4 lịch sử

Hà Nội ngợp Cờ đỏ trong ngày đại lễ 30/4 lịch sử

Có những buổi sáng Hà Nội thức dậy trong sự vồn vã, nhưng sáng nay - 30/4, ngày tròn 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước thì Thủ đô lại mang một vẻ đẹp kỳ lạ, vẻ đẹp dịu dàng nhưng cũng đầy rực rỡ và thiêng liêng. Trên khắp những con phố cổ kính, cờ đỏ sao vàng rợp trời, tung bay trong nắng sớm như trái tim của triệu con người đang hòa chung một nhịp đập: Tổ quốc!
LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm, tặng quà công nhân bị tai nạn lao động

LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm, tặng quà công nhân bị tai nạn lao động

Nhân dịp Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2025, ngày 29/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây đến thăm hỏi, động viên, tặng quà, trao trợ cấp khó khăn đột xuất cho công nhân và gia đình công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bị mất do bệnh hiểm nghèo.
"Cha tôi, người ở lại" tập 33: Nguyên sốc khi biết tin mẹ Liên sắp về nước, Đại đau đớn chia tay An

"Cha tôi, người ở lại" tập 33: Nguyên sốc khi biết tin mẹ Liên sắp về nước, Đại đau đớn chia tay An

Tập 33 của "Cha tôi, người ở lại" tiếp tục mang đến những diễn biến bất ngờ và cảm xúc sâu sắc, khi các mối quan hệ giữa các nhân vật ngày càng trở nên phức tạp và nhiều nút thắt mới được mở ra.

Tin khác

Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội Việt Nam anh hùng

Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội Việt Nam anh hùng

“Thế hệ chúng tôi tự hào và khẳng định rằng mình đã hoàn thành sứ mệnh chiến đấu, chiến thắng, thu giang sơn về một mối và tạo ra những tiền đề cho đất nước phát triển”, Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ - nguyên Tham mưu trưởng Quân khu 7, đại diện lực lượng tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh phát biểu tại lễ kỷ niệm.
Giải phóng miền Nam qua hồi ức một vị tướng

Giải phóng miền Nam qua hồi ức một vị tướng

Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa Xuân năm 1975, Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện, với cương vị Chính ủy đầu tiên của Quân đoàn 4, đã trực tiếp tham gia chỉ huy một trong năm cánh quân tiến về giải phóng Sài Gòn - cánh quân hướng Đông. Dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Chủ tịch nước đã truy tặng danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân" cho đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện.
Phát huy truyền thống, tuổi trẻ Việt Nam dựng xây tương lai

Phát huy truyền thống, tuổi trẻ Việt Nam dựng xây tương lai

Tự hào và tiếp bước truyền thống hào hùng của dân tộc, tuổi trẻ cả nước đã và đang tiếp tục phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, ra sức thi đua, cống hiến sức trẻ tham gia xây dựng quê hương, đất nước.
Vẹn nguyên cảm xúc ngày thống nhất

Vẹn nguyên cảm xúc ngày thống nhất

Cách đây 50 năm (30/4/1975 - 30/4/2025) đất nước trọn niềm vui, “non sông thống nhất” sau bao nhiêu năm chờ đợi. Một Việt Nam thống nhất, chan hòa tình Bắc - Nam gắn với thời khắc tháng 4 lịch sử của dân tộc vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức của người Hà Nội hướng về miền Nam ruột thịt.
Nơi những câu chuyện hòa bình được kể lại

Nơi những câu chuyện hòa bình được kể lại

Không chỉ là nơi lưu giữ dấu tích của quá khứ, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) là nơi vang vọng những câu chuyện thấm đẫm máu, nước mắt và niềm tin. Nơi đây, từng viên gạch, từng bức ảnh, từng dòng chữ khắc ghi đều là chứng nhân cho một thời kỳ lịch sử oanh liệt, khi những người con ưu tú của Tổ quốc đã dũng cảm đứng lên, dám đánh đổi cả tuổi xuân, tự do, thậm chí cả mạng sống vì độc lập – tự do của dân tộc.
Hậu phương lớn góp sức thống nhất non sông

Hậu phương lớn góp sức thống nhất non sông

Hà Nội không chỉ là trái tim của cả nước, mà còn là điểm tựa vững chắc góp phần làm nên chiến thắng lịch sử 30/4/1975. Trong hơn hai mươi năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Thủ đô Hà Nội luôn hướng về miền Nam, với tinh thần “tất cả vì miền Nam ruột thịt”, hết lòng, hết sức cùng cả nước động viên cổ vũ cuộc đấu tranh kiên cường của đồng bào, chiến sĩ miền Nam, chi viện sức người, sức của cho miền Nam đến thắng lợi cuối cùng.
Hà Nội sau 50 năm đất nước trọn niềm vui

Hà Nội sau 50 năm đất nước trọn niềm vui

50 năm sau ngày Giải phóng miền Nam, Hà Nội vẫn đang không ngừng nỗ lực để phát triển. Mỗi khi khúc ca thống nhất đất nước được ngân vang, bài học về phát huy sức mạnh hậu phương miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng được nhắc lại. Từ đó, “trái tim của cả nước” lại thêm những nhịp đập mạnh mẽ, giữ trọn tinh thần “Thủ đô vì cả nước”, “cả nước nhìn về Thủ đô ta. Thế giới trông vào Thủ đô ta…”.
Thành phố Hồ Chí Minh: Dấu mốc lịch sử sau nửa thế kỷ phát triển

Thành phố Hồ Chí Minh: Dấu mốc lịch sử sau nửa thế kỷ phát triển

50 năm sau giải phóng (1975 - 2025), dưới sự lãnh đạo của Đảng, bằng sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã đoàn kết một lòng đưa Thành phố phát triển không ngừng. Là đàu tầu kinh tế, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP kinh tế nước nhà, nơi “đất lành chim đậu”, đồng thời cũng là nơi “phát kiến” nhiều mô hình quản lý, cách làm hay để nhân rộng ra cả nước. Phát huy những thành tựu 50 năm qua, để Thành phố thực sự là trung tâm kinh tế đất nước cũng như trung tâm tài chính khu vực, vào ngày 1/7 thực hiện chủ trương sắp xếp địa giới hành chính, các địa phương Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương sẽ hợp nhất vào TP. Hồ Chí Minh. Đây chính là thời khắc lịch sử lần thứ 2 để Thành phố mang tên Bác vững tin cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam nhằm hiện thực hóa mục tiêu đất nước hùng cường.
Từ hiệu lệnh “thần tốc” đến Ngày thống nhất

Từ hiệu lệnh “thần tốc” đến Ngày thống nhất

Cách đây 50 năm, trước những chuyển biến mau lẹ trên chiến trường, ngày 7/4/1975, toàn bộ các cánh quân của ta ở phía Nam đã nhận được một bức điện khẩn của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng giờ từng phút xốc tới chiến trường giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng”. 23 ngày sau, các cánh quân của ta đã kéo về Dinh Độc Lập đánh dấu kết thúc cuộc hành trình hơn 20 năm chiến đấu để non sông liền một dải (30/4/1975) hoàn thành sứ mệnh lịch sử trước Tổ quốc. Tại thời khắc lịch sử ngày 30/4, chúng ta tưởng nhớ đến công lao vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu; của các đồng chí lãnh đạo Trung ương, các tướng lĩnh, chiến sĩ và nhân dân… đã làm nên mùa Xuân đại thắng ca khúc khải hoàn.
TRỰC TUYẾN: Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TRỰC TUYẾN: Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Đúng 6 giờ 30 phút sáng nay (30/4), tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra Lễ Diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Từ đêm qua và sáng sớm nay đông đảo người dân Thành phố, người dân cả nước và du khách quốc tế đã tập trung tại các tuyến phố trung tâm để chứng kiến thời khắc đặc biệt quan trọng.
Xem thêm
Phiên bản di động