Ước mơ và kỳ tích trên vùng đất Phong Thổ

(LĐTĐ) Từ lâu đã nghe đến địa danh Phong Thổ, nhưng chỉ biết đó là nơi cực xa của miền Tây Bắc, tôi tự mường tượng rằng mảnh đất xa vợi của Lai Châu chỉ có những ngọn đồi heo hút, bản làng liêu xiêu vùng biên viễn. Nhưng tôi đã lầm, nơi đây có muôn vàn thứ kỳ thú, từ những huyền tích, những sắc thái văn hoá, sự cứng cỏi vượt lên đói nghèo của những con người nơi đất cằn…tất thảy đều đủ để bất kỳ ai khi đến đây một lần cũng đủ “say nắng” mãi. Hơn hết, ở vùng đất này, có những con người mang trong mình ước mơ đánh thức những tiềm năng của Phong Thổ, gọi nàng mỹ nữ trở mình thức dậy.
Hỗ trợ phóng viên tác nghiệp thực tiễn về nông thôn mới tại Lai Châu Sau các trận mưa đá, Lai Châu khuyến cáo người dân lợp nhà bằng mái tôn

Những người tiên phong dựng homestay, trồng địa lan

Chiếc xe 16 chỗ rù rì như con rùa đưa chúng tôi vượt qua bao nhiêu núi cao để đến Phong Thổ. Trên đường đi, tôi bắt gặp không ít những bản làng cheo leo nơi triền núi, những vạt lúa vàng óng thả mình trên ruộng bậc thang và cả những đứa trẻ đang túm tụm cùng nhau đi đến điểm trường xa. Lũ trẻ hiểu chuyện luôn khoanh tay lễ phép chào đón khách lạ. Tôi thấy vui và cũng tò mò, vui vì cuộc sống ở miền Tây Bắc đang từng ngày đổi khác, và tò mò vì ở nơi nhiều sương gió, đồng bào ta vẫn sống được, đời sống kinh tế ngày một cải thiện, sinh con đẻ cái đời này qua đời khác.

Ước mơ và kỳ tích trên vùng đất Phong Thổ
Nét đẹp nên thơ của Mường So

Đến xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, ông Chẻo Quẩy Hòa –Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Sin Suối Hồ nắm tay chúng tôi thật chặt rồi luôn miệng “quý quá…!”, đầy vẻ mộc mạc, chân chất, thân thiện của đồng bào dân tộc Mông. Nhắc đến chuyện phát triển du lịch trên vùng đất này, ông Chẻo Quẩy Hòa bảo, nơi đây có tiềm năng, người dân tâm huyết và dành nhiều nỗ lực để phát triển du lịch cộng đồng song thứ duy nhất còn thiếu là “đòn bẩy” hạ tầng giao thông.

Như để chứng minh những gì mình nói, vị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phăm phăm dẫn chúng tôi đến bản người Mông Sin Suối Hồ. Sin Suối Hồ trong tiếng Mông có nghĩa là “suối có vàng”. Quả thực người dân nơi đây đã tìm ra “vàng” của bản thân, để từ đó thay đổi cuộc sống. Địa lan là “cây làm giàu” của bà con người Mông ở Sin Suối Hồ, mỗi chậu địa lan bình quân 10 cành/chậu, thương lái lên tận nơi mua, cả vùng năm vừa rồi tính ra tiền bán địa lan cho thu trên 2 tỷ đồng, song cung vẫn không đủ cầu.

Hỏi ra mới biết, câu chuyện về những chậu lan làm giàu của Sin Suối Hồ cũng rất tình cờ, giản dị. Chẳng là, ít năm trước người trưởng bản tên là Vàng A Chỉnh đi nương chăm thảo quả, tình cờ thấy mấy khóm lan mọc lẫn trong nương nên mang về trồng cho đẹp nhà. Do được chăm bón, săn sóc, mấy nhành lan còi cọc ấy trổ mã, xanh tốt đến không ngờ. Rồi lan trổ hoa, xanh tươi và thơm lạ. Dạo giáp tết, có khách đến bản chơi, thấy hoa đẹp nên nài nỉ hỏi mua. Lan được bán liền tay, không ai nghĩ chuyện lời lãi gì. Nào ngờ khách mang về thấy lan vừa đẹp vừa lâu tàn. Lan được nhiều người thích, hỏi ra nguồn gốc ở Sin Suối Hồ, vậy là họ bảo nhau tìm vào đây để mua. Về phía người dân bản địa, thấy trồng địa lan “làm chơi ăn thật” nên trưởng bản Vàng A Chỉnh nhân giống, chăm sóc kỹ hơn và truyền dạy cách chăm sóc cho người trong bản. Cứ âm thầm phát triển như vậy, dần dà địa lan trở thành điểm nhấn, nét đặc trưng riêng chỉ có ở Sin Suối Hồ.

Gặp Vàng A Chỉnh, trò chuyện mới vỡ ra, bên cạnh là người góp công thay đổi bộ mặt kinh tế nơi đây, ông còn giúp cải tổ lối sống, là người tiên phong đưa mô hình du lịch cộng đồng đến với đồng bào Mông. Theo lời Vàng A Chỉnh, trước đây bản của ông thường xuyên bị cái nghèo đeo bám. Cả năm, gia đình nào chăm chỉ nhặt nhạnh thì có thu nhập 20 triệu đồng/năm. Đói nghèo đeo bám, chưa kể đường xá đi lại vào bản cũng gặp nhiều khó khăn.

May thay, chủ trương xây dựng nông thôn mới như “luồng gió mới” làm thay đổi bộ mặt nơi đây. Triển khai xây dựng nông thôn mới, được Nhà nước hỗ trợ vật liệu, người dân góp công nên hầu hết các tuyến đường giao thông liên thôn, liên gia đã được bê tông hóa. Tỉnh và huyện cũng xác định tạo những thuận lợi nhất cho người dân, du khách đi lại, phát triển kinh tế. Sin Suối Hồ 100% đường bê tông. Cũng nắm bắt cơ hội đổi thay, ông Vàng A Chỉnh vận động người trong bản thay đổi nền nếp ăn ở. Ở bản Sin Suối Hồ cũng đang thực hiện 5 không: Không vứt rác bừa bãi, không bạo lực gia đình, không tệ nạn xã hội, không nghiện ngập thuốc lá, rượu bia, không trai gái, cờ bạc. Một người, hai người, dần dà cả bản đều chung tay cùng Vàng A Chỉnh thay đổi nếp sống.

Nhận thấy Sin Suối Hồ có tiềm năng du lịch, ông Vàng A Chỉnh cho sửa sang nhà cửa để cung cấp dịch vụ homestay ở Sin Suối Hồ. Ông nhờ cậu con trai đi học dưới huyện về lập cho một tài khoản mạng xã hội, để giới thiệu mô hình homestay tới du khách gần xa. Không chỉ vậy, ông còn vận động người dân trong bản làm theo mình. Dần dần ở bên đỉnh Sơn Bạc Mây hình thành nên homestay với những lối kiến trúc, nếp ăn ở chất phác, mộc mạc, đáng yêu của người Mông. “Hiện, các gia đình trong bản có thể đón khách du lịch ăn và nghỉ tại nhà. Cuộc sống người dân Sin Suối Hồ so với trước kia thay đổi một trời một vực. Bây giờ, người dân trong bản có cơm ăn áo mặc đầy đủ. Cuộc sống người dân cải thiện rất nhiều”, anh Chang A Xà, vừa mải miết chăm sóc địa lan vừa vui cười chia sẻ về những đổi thay trên bản mình.

Tiềm năng và nỗ lực

Không chỉ ở Sin Suối Hồ, theo giới thiệu của ông Trần Bảo Trung, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Phong Thổ, sẽ rất thiếu nếu không ghé thăm xã Mường So, đến với bản Vàng Pheo - một trong những bản cổ của người Thái trắng. Đời lời như cởi tấm lòng, chúng tôi lại ngược những cung đường quanh co, xanh ngát một màu lúa để đến “thung lũng mỹ nhân” Mường So.

Ước mơ và kỳ tích trên vùng đất Phong Thổ
Ảnh: Giang Nam

Hỏi chuyện về “thung lũng mỹ nhân” là thực hay thêu dệt, ông Bùi Quang Lịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Mường So quả quyết điều này là thực. Mảnh đất này nổi tiếng về mỹ nhân với những điệu xòe khiến các chúa đất và quan thầy người Pháp mê đắm. Rất nhiều thiếu nữ ở đây có nước da trắng, bắp chân thon thả, thắt đáy lưng ong, mái tóc đen tuyền. Người đẹp, mảnh đất này còn được mẹ thiên nhiên phú cho cảnh sắc hết sức nên thơ. Thung lũng rộng nằm ngay dưới chân dãy núi Phu Nhọ Khọ, nơi có dòng Nậm So, Nậm Lùm uốn mình bồi đắp, tất cả góp phần tạo nên những sắc thái văn hoá không đâu có được.

Dẫn chúng tôi đến bản văn hóa Vàng Pheo, ông Bùi Quang Lịch cho biết, đây là bản văn hóa du lịch cấp tỉnh từ năm 2007, Vàng Pheo được thừa hưởng một di sản văn hóa tinh thần vô cùng phong phú và đa dạng. Đó chính là các điệu múa khăn, múa quạt và múa xòe Thái nổi tiếng. Đó còn là tiếng đàn tính tẩu réo rắt, du dương như gọi như mời, và ở đó còn có cả một kho tàng về tri thức dân gian trong lối sống, nếp sống, ứng xử thiên nhiên, ứng xử cộng đồng, ứng xử xã hội và ứng xử gia đình. Bà con sống với nhau vui vẻ, hoà thuận, không có tình trạng mất đoàn kết, không có tệ nạn xã hội như: cờ bạc, ma tuý, mại dâm… “Để Vàng Pheo, Mường So khang trang, người dân sống được từ du lịch còn rất nhiều việc phải làm song trước mắt, để có Vàng Pheo như hiện tại ngoài sự đồng lòng hiệp lực của người dân trong việc giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình, phải kể đến sự quan tâm đầu tư của huyện Phong Thổ. Từ đầu kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng đến hỗ trợ giúp bà con phục dựng các lễ hội, giữ những nét truyền thống…” ông Bùi Quang Lịch chia sẻ.

Chiều đó, khi cơn mưa chiều ầng ậc nước đang dồn dập, chúng tôi giã từ Vàng Pheo, giã từ Phong Thổ. Nhìn ra những cung đường đang được tu sửa vì sạt lở, chợt nhớ đến băn khoăn của ông Chẻo Quẩy Hòa –Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Sin Suối Hồ, ông Bùi Quang Lịch - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Mường So, trên những vùng đất này có tiềm năng phong phú. Có những con người đang âm thầm tiên phong trong phát triển du lịch cộng đồng. Ngoài thay đổi nhận thức của đồng bào dân tộc, thứ còn thiếu là hạ tầng, đường xá thông thuận để khách du lịch tìm về. Tin chắc, với sự quan tâm của tỉnh Lai Châu, của huyện Phong Thổ, những khó khăn liên quan sẽ nhanh chóng được khắc phục. Để một ngày không xa, diện mạo tươi mới cho những bản làng vùng biên sẽ hiển hiện. Nàng sơn nữ sẽ được đánh thức. /.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phát triển mô hình giao thông công cộng - lối ra cho bài toán giao thông Thủ đô

Phát triển mô hình giao thông công cộng - lối ra cho bài toán giao thông Thủ đô

(LĐTĐ) Theo Thạc sĩ Phan Trường Thành, việc thay đổi cách làm, phương thức đầu tư các tuyến đường sắt đô thị hiện rất cần thiết và phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) là lối đi, hướng ra để giải quyết bài toán khó cho giao thông đô thị của Thủ đô.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội đã tổ chức các hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ, gia đình người có công.
Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Vận dụng sáng tạo các chủ trương của Trung ương và Thành ủy Hà Nội, Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ đã triển khai hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Dễ thấy nhất, hiện Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ triển khai việc đăng ký đảm nhận chỉ đạo, giải quyết nhiệm vụ khó khăn, phức tạp thuộc thẩm quyền trách nhiệm được giao của các đồng chí cán bộ chủ chốt. Thông qua hoạt động này, quận Tây Hồ đã xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung.
Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

(LĐTĐ) Là địa phương tập trung đông người có công và thân nhân sinh sống, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn quan tâm thực hiện tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa, tri ân gia đình chính sách, người có công, động viên người có công vươn lên trong cuộc sống qua đó vun bồi, thắp sáng thêm đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm địa chỉ đỏ của tổ chức Công đoàn

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm địa chỉ đỏ của tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), chiều 27/7, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã tới thăm số nhà 15 Hàng Nón (Hoàn Kiếm, Hà Nội) - nơi diễn ra Đại hội thành lập Công hội đỏ Bắc Kỳ (tiền thân của Tổng LĐLĐ Việt Nam).
Hưng Yên: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Hưng Yên: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), tối 26/7, tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tỉnh, Tỉnh đoàn tỉnh Hưng Yên tổ chức Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh

(LĐTĐ) Sáng 27/7, tại Nhà tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và đoàn cán bộ Công đoàn tiêu biểu đã dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh.

Tin khác

Phụ nữ Thanh Trì tri ân gia đình có công nhân ngày Thương binh liệt sĩ

Phụ nữ Thanh Trì tri ân gia đình có công nhân ngày Thương binh liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), các cấp Hội Phụ nữ huyện Thanh Trì đã tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa nhằm tri ân, tôn vinh công lao to lớn của Mẹ Việt Nam anh hùng, các anh hùng liệt sĩ, các thương binh bệnh binh đã hy sinh xương máu vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc.
Gây quỹ trao tặng 80.000 hũ váng sữa cho trẻ em nghèo Tây Nguyên

Gây quỹ trao tặng 80.000 hũ váng sữa cho trẻ em nghèo Tây Nguyên

(LĐTĐ) Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam phối hợp với Công ty TNHH Zott Việt Nam tổ chức khởi động chương trình Quỹ dinh dưỡng “Zott Monte cùng bé lớn khôn” với mục đích gây quỹ trao tặng 80.000 hũ váng sữa Monte cho các trẻ em nghèo Tây Nguyên.
Phát huy các mô hình an toàn cho phụ nữ và trẻ em

Phát huy các mô hình an toàn cho phụ nữ và trẻ em

(LĐTĐ) Nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức Hội phụ nữ vào việc đảm bảo môi trường an toàn, thân thiện cho phụ nữ và trẻ em, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Thanh Trì đã ra mắt nhiều mô hình cụ thể như “Thôn, Tổ dân phố an toàn cho phụ nữ, trẻ em”, “Thành phố an toàn, thân thiện với phụ nữ và trẻ em”.
Mùa bão

Mùa bão

(LĐTĐ) Mùa bão mang đến sự lo lắng và chênh vênh, nhưng qua thử thách, giá trị của sự kiên cường và vẻ đẹp sau cơn bão được hiển lộ. Những ngày mưa bão giúp khám phá sức mạnh nội tâm, yêu thiên nhiên, và tìm thấy sự bình yên thực sự.
Những quy định chi tiết về Lễ Quốc tang

Những quy định chi tiết về Lễ Quốc tang

(LĐTĐ) Lễ Quốc tang là nghi thức lễ tang cao nhất tại Việt Nam, áp dụng cho các lãnh đạo cấp cao như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội. Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định chi tiết 16 nội dung về quy trình, tổ chức, nghi thức... trong Lễ Quốc tang.
Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

(LĐTĐ) Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400, Nền tảng thiện nguyện MB và các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện chương trình kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, với trách nhiệm, nghĩa tình hãy đồng hành, ủng hộ Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”.
Quý vật tìm quý nhân

Quý vật tìm quý nhân

(LĐTĐ) Trong cuộc sống đầy bon chen và xô bồ, có những giá trị không thể đong đếm bằng tiền bạc hay vật chất. Ngay cả khi xã hội phát triển theo hướng hiện đại và thay đổi nhanh chóng, triết lý “Quý vật tìm quý nhân” vẫn luôn giữ nguyên giá trị của nó, nhắc nhở chúng ta rằng, mọi vật quý giá đều cần tìm đến những tâm hồn biết trân trọng và nâng niu chúng. Đó không chỉ là một niềm tin mà là một chân lý mãi mãi tồn tại trong mọi thời đại.
Khúc biến tấu của nắng

Khúc biến tấu của nắng

(LĐTĐ) Nắng thức dậy một ngày hè! Nắng rực rỡ trên những vòm cây, tán lá, nắng mênh mang trên khắp nẻo sơn hà, nắng trải dài trên những cánh đồng xa, nắng chu du trên những con đường dài bất tận! Vẻ ngời ngời của nắng tô làn da thiếu nữ thêm hồng hào, tươi trẻ. Nắng tung tăng cùng đàn con trẻ trên sân trường chộn rộn. Nắng tô điểm cho những lá hoa thêm thắm sắc tươi màu. Muôn ngàn đóa hướng dương kiêu hãnh vươn mình đón nắng như thể chúng sinh ra là vì có nắng.
Hành trình lấy “ngọc của trời”

Hành trình lấy “ngọc của trời”

(LĐTĐ) Dám từ bỏ công việc ổn định để bắt đầu một ngã rẽ mới mà biết trước là rất nhiều khó khăn, vất vả, chị Phạm Thị Kiều Oanh - Giám đốc Công ty cổ phần Sinh thái ruộng rươi đã trở thành người tiên phong phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái cộng sinh lúa - rươi tại Việt Nam.
Nhiều dấu ấn đậm nét trong hoạt động đào tạo sau đại học

Nhiều dấu ấn đậm nét trong hoạt động đào tạo sau đại học

(LĐTĐ) Sáng 10/7, tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, Học viện Hành chính Quốc gia đã tổ chức thành công Lễ Bế giảng và trao bằng Tiến sĩ, Thạc sĩ năm 2024. Gần 300 học viên cao học, nghiên cứu sinh được vinh danh và nhận bằng tốt nghiệp buổi lễ.
Xem thêm
Phiên bản di động