Miền đất hạnh phúc trên đỉnh mây ngàn

(LĐTĐ) Nắng ấm lên, nhưng chẳng biết có phải do nằm ở độ cao với những dãy núi dựng đứng, trùng điệp, chờn vờn mây phủ mà ở Sin Suối Hồ (xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, Lai Châu) tiết trời vẫn mát và cho cảm giác se lạnh. Vùng đất này cũng thật lạ, thôi thúc làm người ta muốn đi, muốn đến. Đến để thấy những tia nắng mới bung tỏa trên những nếp nhà, đến để trải nghiệm miền đất hạnh phúc bên đỉnh Sơn Bạc Mây.
10 họa sĩ bày tranh, quyên tiền tặng học sinh vùng cao Sin Suối Hồ Nam Cát Tiên - Khu rừng cổ tích

Thêm một sải tay để chạm tới trời

Tôi đã đi nhiều nơi, ghé nhiều chốn nhưng quả thực, chẳng đâu lại làm tôi nhớ da diết như vùng đất Sin Suối Hồ này. Để đến được vùng đất được ví von là nơi “địa đàng Tây Bắc” nằm mãi bên đỉnh núi Sơn Bạc Mây cao 1.400m so với mực nước biển, quanh năm mây bay không hề dễ. Hôm ấy, chiếc xe 16 chỗ phải rù rì hơn mười cây số đưa tôi từ Lai Châu đến Thèn Sin, rồi từ đây ngược thêm hơn hai chục cây số đường núi chênh vênh mới lên đến trụ sở Ủy ban nhân dân xã Sin Suối Hồ.

Miền đất hạnh phúc trên đỉnh mây ngàn
Đến với bản du lịch cộng đồng, du khách sẽ không thể quên hình ảnh thân thiện của đồng bào nơi đây. Ảnh: Giang Nam

Đến nơi, giữa bồng bềnh mây trắng, tôi bất chợt nhận ra, lên Sin Suối Hồ tuy khó song sau chặng đường đầy gian nan, phần thưởng thích đáng là mây trắng bồng bềnh ôm lấy bản làng, vờn quanh núi rừng, khe suối như chốn bồng lai tiên cảnh. Mây che kín những dãy núi phía xa lẫn thung lũng bên dưới, chỉ còn lại những ngôi nhà như đang bay trên tấm thảm trắng. Tôi ngơ ngẩn ngắm nhìn ánh mặt trời len lỏi qua tầng mây dày đặc, thầm nghĩ, có lẽ chỉ cần thêm một sải tay nữa là chạm tới trời.

Thấy có khách ghé, luôn miệng “quý quá…!” đầy sự mộc mạc, thân thiện của đồng bào dân tộc Mông, ông Chẻo Quẩy Hòa, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã bảo, Sin Suối Hồ là một địa phương vùng cao biên giới, xã hiện có trên 1.000 hộ dân. Hiện đời sống người dân đã có nhiều cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo của địa phương giảm.

Sin Suối Hồ trong tiếng Mông có nghĩa là “suối có vàng”. Nơi được gọi tên “suối có vàng” này, thì tiềm năng tự nhiên và nét văn hóa đặc sắc chính là “mỏ vàng” vô giá, vô tận giúp đồng bào Mông vươn lên làm giàu cho gia đình, quê hương. May mắn thay, người dân nơi đây đã tìm ra “vàng” của bản thân, để từ đó thay đổi cuộc sống.

Có một điểm rất sáng từ những thông tin ông Chẻo Quẩy Hòa chia sẻ đó là địa phương xác định rõ du lịch là hướng đi mũi nhọn trong phát triển kinh tế và đang đem lại những hiệu quả nhất định, góp phần nâng cao đời sống người dân. Chẳng khó để thấy khi lượng khách tìm đến nơi đây mỗi năm một tăng. Ở xã còn có bản Sin Suối Hồ, một điển hình trong phát triển du lịch cộng đồng. Không chỉ đơn thuần sống nhờ cấy lúa, dặm thêm ngô, thảo quả, sơn tra… bản Sin Suối Hồ mỗi năm còn thu về hàng tỷ đồng từ tiền bán địa lan. Như để lý giải cho luận cứ của mình, ông Chủ tịch xã tách bạch, mỗi chậu địa lan của Sin Suối Hồ bình quân 10 cành/chậu, thương lái lên tận đây đặt giá 200.000 đồng/cành, đổ đồng 2 triệu mỗi chậu địa lan. Dĩ nhiên, đó là giá bán tại vườn, ngay khi rời bản Sin Suối Hồ này, giá địa lan sẽ được thương lái đẩy lên gấp nhiều lần.

Để địa lan cho “trái ngọt”, công đầu có lẽ phải kể đến cho Trưởng bản Vàng A Chỉnh. Anh Chỉnh là người được đồng bào tín nhiệm bầu là trưởng bản hơn 10 năm qua. Không chỉ vậy, anh còn là người tiên phong đưa mô hình du lịch cộng đồng đến với đồng bào Mông nơi đây.

Theo lời anh Chỉnh, khoảng năm 2009, khi ấy bản thân anh hay đi rừng, thấy một loại cây cho hoa rất đẹp nên lấy về trồng thử ở trước cửa nhà 2 chậu. Giáp Tết 2011, cả 2 chậu hoa ấy đều cho nhiều nụ rất đẹp. Tình cờ có mấy người dưới xuôi lên chơi, họ nhìn chậu hoa tỏa sắc rực rỡ nên trả giá luôn 3 triệu đồng/chậu. Thấy thứ cây của mình cho thu nhập cao, anh Chỉnh đã hướng dẫn người trong bản tìm và nhân giống địa lan. Sau 2 năm thì lứa lan bắt đầu cho thu hoạch, trung bình mỗi hộ thu gần 100 triệu đồng. Thấy lợi nhuận từ địa lan rất cao nên các hộ trong bản đã cùng nhau làm và ngày càng mở rộng.

Đến giờ, địa lan đã trở thành “đặc sản” của bản Sin Suối Hồ. Chỉ tay về những nụ hoa địa lan e ấp giọt sương mai, anh Chỉnh tâm sự: “Chẳng biết có phải là một đặc ân từ thiên nhiên hay không, nhưng có một điều đặc biệt là hoa địa lan rất đẹp. Dù quanh năm buốt giá nhưng cứ đúng dịp, khi những ngọn nắng mang hơi ấm của mùa xuân về thì địa lan lại khoe sắc thắm”.

Miên man về giá trị của địa lan, bất giác những lối nhỏ ngập hoa đưa tôi dạo một vòng quanh bản Sin Suối Hồ. Tôi càng thêm ấn tượng bởi sự sạch sẽ, ngăn nắp của bản nhỏ này. Những gia đình người Mông trong bản đã biết làm nhà trình tường trệt cách xa chuồng trại gia súc. Trên những lối nhỏ quanh bản tuyệt nhiên không có rác rưởi hay chất thải của gia súc. Ngay đầu bản là không gian sinh hoạt chung, nơi đám trẻ vui đùa hồn nhiên, nơi những người phụ nữ Mông ngồi dệt thổ cẩm, may áo, khâu túi làm mặt hàng lưu niệm.

Chuyển mình bên đỉnh Sơn Bạc Mây

Anh Vàng A Chỉnh kể, năm 2015, khi có chủ trương gắn xây dựng nông thôn mới với phát triển du lịch cộng đồng tại bản Sin Suối Hồ, anh và bà con trong bản rất bỡ ngỡ. Anh đúc rút ra rằng, bắt tay vào làm không khó nhưng để thay đổi tư duy của bà con là điều khó nhất. Bởi người Mông ở Sin Suối Hồ vốn quen làm nương rẫy, nuôi trâu bò, khi vận động làm đường bê-tông thay đường đất, chuyển đàn vật nuôi ra xa khỏi nơi sống… nhiều người đã phản đối. Nhưng sau những ngày kiên trì vận động, và thấy những lợi ích lâu dài mà những việc trên mang lại, tất thảy bà con đều đồng lòng, hưởng ứng.

Miền đất hạnh phúc trên đỉnh mây ngàn
Bản Sin Suối Hồ có hơn 20 hộ làm homestay, có thể phục vụ hơn 200 khách lưu trú/ngày.

Anh Chỉnh khoe, từ 1 - 2 hộ ban đầu, đến nay cả bản Sin Suối Hồ có hơn 20 hộ làm homestay, có thể phục vụ hơn 200 khách lưu trú/ngày. Nhà nào không làm homestay thì nuôi lợn, nuôi gà, trồng địa lan, trồng đào, mận, táo mèo, thảo quả, dệt vải… mô hình kinh doanh khép kín, cùng hưởng lợi.

Ngoài cảnh quan, môi trường phong quang, anh Chỉnh đúc rút kinh nghiệm rằng, đồng bào Mông bên cạnh thay đổi nếp ở thì cũng cần phải giữ bản sắc của mình thì khách mới quý. Bởi vậy, các căn nhà trong bản đều giữ nét truyền thống làm bằng gỗ. Hằng ngày, người dân vẫn tự tay dệt vải thổ cẩm để may trang phục cho mình.

Tôi hỏi anh Vàng A Chỉnh, năm vừa rồi kinh doanh du lịch nhìn chung là ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, Sin Suối Hồ có chật vật lắm không? Trưởng bản cười tươi bảo, bản thân anh và bà con xây dựng bản như ngày nay là để ở, để sống, đẹp và sạch. Khách du lịch chỉ là những người đến rồi đi, không ai ghé thăm thì Sin Suối Hồ vẫn hằng ngày an lành, hạnh phúc.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng phát hiện án oan sai, đẩy nhanh bồi thường thiệt hại

Chú trọng phát hiện án oan sai, đẩy nhanh bồi thường thiệt hại

(LĐTĐ) Trong phiên chất vấn do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí đã trả lời về việc ...
Cần có chính sách thu hút nhân tài lĩnh vực văn hóa hội tụ về Hà Nội

Cần có chính sách thu hút nhân tài lĩnh vực văn hóa hội tụ về Hà Nội

(LĐTĐ) GS.TS Phạm Duy Đức, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng Hà Nội cần bổ sung chính ...
Độc đáo tục “Tết lại” ở làng cổ Hà Nội

Độc đáo tục “Tết lại” ở làng cổ Hà Nội

(LĐTĐ) Làng Yên Trường, xã Trường Yên (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) là một ngôi làng cổ nổi tiếng. Ít ai biết, ngoài nếp rêu phong mà ít nơi có được ...
Báo chí trong dòng chảy chuyển đổi số

Báo chí trong dòng chảy chuyển đổi số

(LĐTĐ) Trong thời đại bùng nổ dữ liệu và chia sẻ toàn cầu trên mạng Internet hiện nay, báo chí cách mạng Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, ...
Chú trọng phát triển nguồn lực không gian sáng tạo văn hóa

Chú trọng phát triển nguồn lực không gian sáng tạo văn hóa

(LĐTĐ) Làm rõ hơn về một số giải pháp phát huy nguồn lực văn hóa Thủ đô trong thời kỳ mới, PGS.TS Phạm Thị Thu Hương, Hiệu trưởng Trường Đại học ...
Tái diễn bẫy lừa “tour du lịch 0 đồng”

Tái diễn bẫy lừa “tour du lịch 0 đồng”

(LĐTĐ) Với chiêu thức dụ dỗ, lôi kéo tinh vi, thời gian qua, loại hình “tour du lịch 0 đồng” đã xuất hiện tại nhiều địa phương. Đối tượng bị lôi ...
Chung sức, đồng lòng vì đô thị văn minh

Chung sức, đồng lòng vì đô thị văn minh

(LĐTĐ) Thời gian qua, việc xây dựng đời sống văn hóa và đô thị văn minh luôn được các cấp, ngành, địa phương tại Hà Nội dốc sức thực hiện. “Quả ...

Tin khác

Khởi động cuộc thi "Những cống hiến thầm lặng" mùa 3

Khởi động cuộc thi "Những cống hiến thầm lặng" mùa 3

(LĐTĐ) Chiều 20/3, Báo Kinh tế và Đô thị, phối hợp cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV), Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) tổ chức Lễ ký kết hợp tác và Phát động cuộc thi "Những cống hiến thầm lặng 2023".
Chàng trai “không chân" ươm khát vọng trở thành ông chủ xà bông

Chàng trai “không chân" ươm khát vọng trở thành ông chủ xà bông

(LĐTĐ) Năm 18 tuổi, một tai nạn ngoài ý muốn đã khiến anh Nguyễn Văn Chung (Thường Tín, Hà Nội) mất đi đôi chân. Bằng nghị lực, anh đã vượt lên nghịch cảnh để trở thành vận động viên bơi lội chuyên nghiệp và khởi nghiệp với thương hiệu xà bông.
Khởi công xây sửa “Mái ấm tình thương” cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn

Khởi công xây sửa “Mái ấm tình thương” cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Chiều ngày 16/3, Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Tây Hồ tổ chức lễ khởi công xây sửa “Mái ấm tình thương” cho gia đình bà Vũ Thị Hồng Nhi, hội viên phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Chi hội phụ nữ số 15 phường Phú Thượng.
TP.HCM: Phân nhóm đối tượng để giải quyết căn cơ tình trạng trẻ em lang thang xin ăn

TP.HCM: Phân nhóm đối tượng để giải quyết căn cơ tình trạng trẻ em lang thang xin ăn

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ban hành quyết định về quy định cơ chế phối hợp thực hiện công tác tập trung trẻ em, người lang thang xin ăn và đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác trên địa bàn Thành phố.
Phát động cuộc thi viết “Các vấn đề gia đình thời nay” năm 2023

Phát động cuộc thi viết “Các vấn đề gia đình thời nay” năm 2023

(LĐTĐ) Sáng nay (16/3), Báo Phụ nữ Thủ đô tổ chức phát động Cuộc thi viết “Các vấn đề gia đình thời nay” lần thứ XIII năm 2023 với chủ đề “Xây chắc nếp nhà”. Cuộc thi do Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội phối hợp với tổ chức Plan International Việt Nam tổ chức trên Báo Phụ nữ Thủ đô.
Hành trình từ hạt cà phê trên nông trại đến ly NESCAFÉ  cho người yêu cà phê Việt

Hành trình từ hạt cà phê trên nông trại đến ly NESCAFÉ cho người yêu cà phê Việt

(LĐTĐ) Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột 2023 chính thức khai mạc từ ngày 10 tới ngày 14/ 3/2023 tại thành phố Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk. Tham gia Lễ hội, NESCAFÉ đã chia sẻ về hành trình hơn 10 năm bền bỉ đồng hành cùng người nông dân trồng cà phê trong hoạt động canh tác bền vững nhằm sản xuất ra những hạt cà phê chất lượng cao vì ly cà phê ngon cho người Việt.
Công nhân ngành Điện Hà Nội: Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn

Công nhân ngành Điện Hà Nội: Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn

(LĐTĐ) Trên đường đi làm việc, anh Nguyễn Thành Chung, công nhân Đội quản lý Điện 3, Công ty Điện lực Nam Từ Liêm, thuộc Tổng công ty Điện lực thành Hà Nội (EVN Hà Nội) đã nhặt được của rơi và trả lại cho người đánh mất.
Amway Việt Nam đồng hành cùng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam 2023

Amway Việt Nam đồng hành cùng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam 2023

(LĐTĐ) Vừa qua tại Hà Nội, Amway Việt Nam - Thương hiệu toàn cầu về sức khỏe và sắc đẹp đã đồng hành cùng Bộ Công thương trong chuỗi sự kiện Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam 2023 với chủ đề “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn.”
Trao 10 tỷ đồng mang cơ hội phẫu thuật tim miễn phí đến trẻ em kém may mắn

Trao 10 tỷ đồng mang cơ hội phẫu thuật tim miễn phí đến trẻ em kém may mắn

(LĐTĐ) Đánh dấu cột mốc 10 năm hình thành và phát triển bền vững tại thị trường Việt Nam, Công ty TNHH Nu Skin Enterprises Việt Nam đã trao tặng 10 tỷ đồng cho Chương trình “Nhịp tim Việt Nam” thuộc VinaCapital Foundation; đồng thời tôn vinh những đóng góp, những thành tích ấn tượng của Nu Skin Việt Nam trong 10 năm qua nói chung và của nhà liên kết thương hiệu nói riêng.
Hơn 200 người nghèo tìm lại ánh sáng

Hơn 200 người nghèo tìm lại ánh sáng

(LĐTĐ) Hàng trăm bệnh nhân từ khắp mọi miền có hoàn cảnh khó khăn trong niềm vui và háo hức khi hôm nay họ được ngân hàng và bệnh viện cùng hỗ trợ phẫu thuật mắt miễn phí.
Xem thêm
Phiên bản di động