Tuyển sinh đại học 2022: Sớm công bố quy chế để bảo đảm quyền lợi thí sinh

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, chủ trương đổi mới trong tuyển sinh đại học năm 2022 là tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin, để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho thí sinh và các trường đại học đồng thời giảm thiểu các thủ tục giấy tờ.
Tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022: Bảo đảm thuận lợi nhiều nhất cho thí sinh Tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh và cơ sở đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, về cơ bản, phương án tuyển sinh đại học năm 2022 vẫn giữ ổn định phương thức tuyển sinh như năm ngoái và chỉ điều chỉnh về mặt kỹ thuật. Tuy nhiên, theo lãnh đạo các trường đại học, dù chỉ thay đổi về mặt kỹ thuật, nhưng những dự kiến thay đổi trong mùa tuyển sinh năm 2022 vẫn tác động lớn đến thí sinh và các trường, nên cần sớm công bố quy chế tuyển sinh để các trường và thí sinh nắm bắt thông tin và có kế hoạch cụ thể.

Dự kiến thay đổi trong mùa tuyển sinh năm 2022 vẫn tác động lớn đến thí sinh và các trường (ảnh minh họa)
Dự kiến thay đổi trong mùa tuyển sinh năm 2022 vẫn tác động lớn đến thí sinh và các trường (ảnh minh họa)

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, chủ trương đổi mới trong tuyển sinh đại học năm 2022 là tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin, để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho thí sinh và các trường đại học đồng thời giảm thiểu các thủ tục giấy tờ.

Cụ thể các điều chỉnh cơ bản như chuyển hoàn toàn việc đăng ký xét tuyển sang hình thức trực tuyến trên Cổng thông tin của Bộ hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia thay vì kết hợp trực tiếp và trực tuyến như năm 2021; thời điểm đăng ký là sau khi có điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông thay vì trước khi thi như mọi năm; chạy phần mềm lọc ảo chung cho tất cả các phương thức tuyển sinh thay vì chỉ áp dụng riêng cho phương thức xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông như trước đây; các trường trung học phổ thông cập nhật dữ liệu học bạ các năm lớp 10, 11, 12 của thí sinh lên hệ thống chung…

Những dự kiến điều chỉnh này đã nhận được sự đồng thuận từ nhiều trường đại học bởi sẽ giảm bớt các thủ tục giấy tờ cho thí sinh và thuận lợi cho các trường khi xét tuyển. Ông Phạm Văn Cường, Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết: "Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo sử dụng chung phần mềm để thí sinh vừa đăng ký chung, xét tuyển chung, lọc ảo chung là cần thiết cho cả thí sinh để chọn được đúng nguyện vọng học của các em, cũng như giúp cho cơ sở đào tạo để giảm tải trong lọc ảo theo quy định.

Năm nay Bộ cũng đưa cả kết quả thi phổ thông trung học, kết quả học bạ, cả 2 phương thức chúng tôi cùng sử dụng được kết quả lọc ảo, như vậy rất hữu ích cho các trường, đặc biệt là trong dịch bệnh hiện nay".

Bày tỏ cơ bản đồng ý với phương hương hướng điều chỉnh trong tuyển sinh năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ông Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Quản lý Đào tạo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng cho rằng, những đổi mới sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề liên quan, trong đó có việc sử dụng phần mềm lọc ảo chung cho tất cả các phương thức xét tuyển: "Các trường có các phương thức riêng. Tôi vẫn rất băn khoăn là chúng ta sẽ lọc ảo chung như thế nào. Bởi vì xét tuyển khá đa dạng, đa nguyện vọng, đa đối tượng.

Bây giờ như vậy các em chỉ còn một lần đặt nguyện vọng, 1 lần được chọn. Ví dụ trước đây các em đỗ 3-4 trường thì chọn trường nào. Bây giờ nếu lọc ảo chung các em chỉ đỗ 1 trường thôi, thuận cho các trường lắm vì các trường đỡ bị ảo. Thế nhưng quyền chọn của thí sinh là một điều chúng tôi cũng băn khoăn".

Một số ý kiến cũng cho rằng, dù Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ thay đổi về mặt kỹ thuật, nhưng cũng sẽ tác động rất lớn tới thí sinh và các trường. Vì vậy, việc công bố sớm quy chế tuyển sinh năm 2022 cũng giúp các trường có thể tư vấn tốt nhất cho thí sinh khi đăng ký xét tuyển.

Trước các ý kiến này, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, sẽ khẩn trương hoàn thành dự thảo quy chế tuyển sinh năm 2022 để xin ý kiến theo quy định trước khi ban hành chính thức. Khi xây dựng dự thảo, Bộ sẽ tôn trọng tối đa quyền tự chủ của các trường trong tuyển sinh và quyền lựa chọn của thí sinh, hướng tới tạo thuận lợi nhất cho cả các trường và thí sinh khi xét tuyển./.

Theo Minh Hường/vov.vn

https://vov.vn/xa-hoi/giao-duc/tuyen-sinh-dai-hoc-2022-som-cong-bo-quy-che-de-bao-dam-quyen-loi-thi-sinh-post932869.vov

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng phát hiện án oan sai, đẩy nhanh bồi thường thiệt hại

Chú trọng phát hiện án oan sai, đẩy nhanh bồi thường thiệt hại

(LĐTĐ) Trong phiên chất vấn do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí đã trả lời về việc ...
Cần có chính sách thu hút nhân tài lĩnh vực văn hóa hội tụ về Hà Nội

Cần có chính sách thu hút nhân tài lĩnh vực văn hóa hội tụ về Hà Nội

(LĐTĐ) GS.TS Phạm Duy Đức, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng Hà Nội cần bổ sung chính ...
Độc đáo tục “Tết lại” ở làng cổ Hà Nội

Độc đáo tục “Tết lại” ở làng cổ Hà Nội

(LĐTĐ) Làng Yên Trường, xã Trường Yên (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) là một ngôi làng cổ nổi tiếng. Ít ai biết, ngoài nếp rêu phong mà ít nơi có được ...
Báo chí trong dòng chảy chuyển đổi số

Báo chí trong dòng chảy chuyển đổi số

(LĐTĐ) Trong thời đại bùng nổ dữ liệu và chia sẻ toàn cầu trên mạng Internet hiện nay, báo chí cách mạng Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, ...
Chú trọng phát triển nguồn lực không gian sáng tạo văn hóa

Chú trọng phát triển nguồn lực không gian sáng tạo văn hóa

(LĐTĐ) Làm rõ hơn về một số giải pháp phát huy nguồn lực văn hóa Thủ đô trong thời kỳ mới, PGS.TS Phạm Thị Thu Hương, Hiệu trưởng Trường Đại học ...
Tái diễn bẫy lừa “tour du lịch 0 đồng”

Tái diễn bẫy lừa “tour du lịch 0 đồng”

(LĐTĐ) Với chiêu thức dụ dỗ, lôi kéo tinh vi, thời gian qua, loại hình “tour du lịch 0 đồng” đã xuất hiện tại nhiều địa phương. Đối tượng bị lôi ...
Chung sức, đồng lòng vì đô thị văn minh

Chung sức, đồng lòng vì đô thị văn minh

(LĐTĐ) Thời gian qua, việc xây dựng đời sống văn hóa và đô thị văn minh luôn được các cấp, ngành, địa phương tại Hà Nội dốc sức thực hiện. “Quả ...

Tin khác

Thí sinh được đăng ký không giới hạn số lượng nguyện vọng

Thí sinh được đăng ký không giới hạn số lượng nguyện vọng

(LĐTĐ) Kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) không ban hành quy chế tuyển sinh mới. Các quy định trong quy chế vẫn giữ ổn định và tiếp tục được áp dụng trong kỳ tuyển sinh năm nay.
Ngày 7 - 8/4, học sinh lớp 12 Hà Nội tham dự kiểm tra, khảo sát

Ngày 7 - 8/4, học sinh lớp 12 Hà Nội tham dự kiểm tra, khảo sát

(LĐTĐ) Để giúp học sinh tập dượt, đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2023, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội sẽ tổ chức kiểm tra, khảo sát đối với học sinh lớp 12 THPT và học viên lớp 12 học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT trên toàn Thành phố vào ngày 7 - 8/4.
TP.HCM chấn chỉnh hoạt động trải nghiệm cho học sinh

TP.HCM chấn chỉnh hoạt động trải nghiệm cho học sinh

(LĐTĐ) Ngày 20/3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có văn bản yêu cầu các trường rà soát, chấn chỉnh hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khoá cho học sinh, trong đó yêu cầu không tổ chức cho học sinh tiểu học đi trải nghiệm bên ngoài Thành phố.
TP.HCM: Nhiều khó khăn trong triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới

TP.HCM: Nhiều khó khăn trong triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới

(LĐTĐ) Ngày 18/3, Đoàn giám sát Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đã có buổi làm việc với Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) về việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Từ năm 2025, Lịch sử có thể là môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông

Từ năm 2025, Lịch sử có thể là môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông

(LĐTĐ) Một trong những điểm mới đáng chú ý của Dự thảo phương án tổ chức thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) từ năm 2025 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đưa ra để lấy ý kiến xã hội là trong số các môn thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, Lịch sử sẽ là môn thi bắt buộc.
TP.HCM: Cần có thêm chính sách dành cho giáo viên dạy học 2 buổi/ngày

TP.HCM: Cần có thêm chính sách dành cho giáo viên dạy học 2 buổi/ngày

(LĐTĐ) Ngày 17/3, Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tiếp tục có buổi làm việc với một số trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) về tình hình thực hiện việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông 2018.
Lỗ hổng thông tin và giải pháp đảm bảo an ninh trong trường học

Lỗ hổng thông tin và giải pháp đảm bảo an ninh trong trường học

(LĐTĐ) Việc bảo mật thông tin học sinh và phụ huynh rất được các trường coi trọng. Do đó, nếu các trường đề cao cảnh giác, làm tốt khâu bảo mật thì hoàn toàn có thể phòng ngừa trường hợp lộ lọt thông tin.
Rà soát công tác bảo mật, kịp thời khắc phục lỗ hổng trong trường học

Rà soát công tác bảo mật, kịp thời khắc phục lỗ hổng trong trường học

(LĐTĐ) Các đơn vị, nhà trường cần khẩn trương rà soát công tác bảo mật, cung cấp thông tin của học sinh, sinh viên tại các nhà trường và cơ sở giáo dục; kịp thời khắc phục các lỗ hổng bảo mật (nếu có), không để các đối tượng xấu chiếm đoạt nhằm thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, gây mất an ninh, trật tự.
Khan hiếm giáo viên ứng tuyển các môn đặc thù tại TP.HCM

Khan hiếm giáo viên ứng tuyển các môn đặc thù tại TP.HCM

(LĐTĐ) Ngày 16/3, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội có buổi giám sát về tình hình thực hiện việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông 2018 tại một số trường học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Giáo dục giới tính để định hình tương lai

Giáo dục giới tính để định hình tương lai

(LĐTĐ) Thời gian vừa qua, dư luận không khỏi giật mình, lo lắng, xót xa khi báo chí đưa tin về trường hợp một bé gái sinh con ở Phú Thọ khi mới 11 tuổi, hay nữ sinh lớp 7 ở Bắc Giang tự sinh con trong nhà tắm mà không ai biết… Điều này đã cho thấy những “lỗ hổng” trong giáo dục giới tính hiện nay. Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, việc giáo dục giới tính cho trẻ là đòi hỏi khách quan nhằm giúp các em có khả năng tự bảo vệ mình.
Xem thêm
Phiên bản di động