Tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh và cơ sở đào tạo
Khi học sinh được giảm áp lực thi Hà Nội chốt tổ chức 3 môn thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập không chuyên Thí sinh đăng ký xét tuyển chủ yếu bằng hình thức trực tuyến |
Giữ ổn định như năm 2021
Báo cáo tại Hội nghị, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học Nguyễn Thu Thủy cho biết: Công tác tuyển sinh năm 2021 đã từng bước bổ sung, hoàn thiện quy chế, quy trình tuyển sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường, thí sinh, đảm bảo quyền lợi của các bên; áp dụng công nghệ thông tin (CNTT) triệt để trong tất cả các khâu tuyển sinh; giảm tối đa số thí sinh ảo… Đảm bảo quyền tự chủ của các trường; minh bạch thông tin, kết quả tuyển sinh.
Năm 2021 đã có 47% thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến. Kết quả tuyển sinh chính quy trong toàn hệ thống đạt cao nhất từ trước đến nay (hơn 530.000 đạt 92,65%; năm 2020 đạt 83,86%). Điểm trúng tuyển của khối sư phạm tăng; tỷ lệ thí sinh trúng tuyển tăng; mặt bằng điểm trúng tuyển của các ngành sức khoẻ đồng đều hơn so với các năm trước. Phần mềm tuyển sinh và hỗ trợ tuyển sinh đáp ứng yêu cầu của quy chế, hệ thống ổn định.
Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu Bộ GD&ĐT. |
Tổng kết quả nhập học nhìn chung của các ngành tăng hơn năm 2020. Số thí sinh nhập học trình độ đại học nhóm ngành đào tạo giáo viên tăng. Phân bổ chỉ tiêu đào tạo liên thông chính quy, đào tạo đối tượng người có bằng đại học chính quy ổn định so với năm 2020.
Về định hướng tuyển sinh năm 2022, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho hay: Công tác tuyển sinh năm 2022 giữ ổn định như năm 2021, chỉ điều chỉnh những nội dung mang tính kỹ thuật nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thí sinh và các cơ sở đào tạo. Qua đó, đảm bảo khách quan, công bằng giữa các thí sinh, công bằng giữa các cơ sở đào tạo và tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Một số nội dung dự kiến điều chỉnh so với 2021 gồm: Việc đăng ký dự thi Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) và xét tuyển cao đẳng, đại học phải thực hiện trên Cổng thông tin của Bộ hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia.
Thí sinh đăng ký xét tuyển đợt 1: Tất cả các nguyện vọng xét tuyển (theo các ngành, các phương thức, cơ sở đào) được đăng ký xét tuyển trực tuyến sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT, các nguyện vọng được xếp thứ tự từ 1 đến hết (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).
Tất cả các nguyện vọng đăng ký xét tuyển của thí sinh vào các cơ sở đào tạo được lọc ảo chung trên hệ thống và thí sinh trúng tuyển ở nguyện vọng cao nhất khi đáp ứng điều kiện của cơ sở đào tạo.
Đối với những ngành sử dụng đồng thời nhiều phương thức xét tuyển, nhiều tổ hợp môn thi, các trường phải giải trình được sự phù hợp của sự lựa chọn này, đảm bảo sự công bằng cho thí sinh. Nếu mỗi phương thức (hoặc mỗi tổ hợp môn thi) có chỉ tiêu riêng thì đề án tuyển sinh của các trường phải giải trình được căn cứ phù hợp cho việc phân chỉ tiêu cho từng phương thức (hoặc tổ hợp môn thi).
Cập nhật kết quả học tập (lớp 10, 11, 12) lên cơ sở dữ liệu ngành, đồng thời kiểm tra rà soát dữ liệu này sau khi được đồng bộ sang hệ thống quản lý thi và xét tuyển.
Cơ sở đào tạo phân tích rủi ro trong quá trình tuyển sinh và có phương án giải quyết, phối hợp giải quyết giữa các cơ sở đào tạo trong quá trình tuyển sinh.
Cần sớm ban hành Quy chế tuyển sinh 2022
Trao đổi tại Hội nghị, đại diện các cơ sở giáo dục đại học tán thành với chủ trương của Bộ GD&ĐT trong công tác tuyển sinh, trong đó có một số dự kiến điều chỉnh trong năm 2022.
PGS.TS Bùi Đức Triệu (Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) nêu ý kiến: Việc giữ ổn định công tác tuyển sinh như năm 2021 là cần thiết, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh và các trường đại học. Đồng thời, nhất trí với 6 nội dung dự kiến điều chỉnh trong năm 2022; trong đó có việc dự kiến cập nhật kết quả học tập (lớp 10, 11, 12) lên cơ sở dữ liệu ngành; đồng thời kiểm tra rà soát dữ liệu này sau khi được đồng bộ sang hệ thống quản lý thi và xét tuyển.
PGS.TS Bùi Đức Triệu đề nghị Bộ GD&ĐT sớm ban hành Quy chế tuyển sinh 2022, bởi dù chủ trương là ổn định nhưng những điều chỉnh mang tính kỹ thuật (nếu có) cũng tác động lớn đến các thí sinh. Hiện, các trường đại học đã quen với tự chủ tuyển sinh, nhất là trong 2 năm vừa, các trường đã hoàn thiện phần mềm xét tuyển, đăng ký nhập học tạo thuận lợi cho thí sinh.
Nhất trí với dự thảo về một số định hướng trong công tác tuyển sinh 2022, GS.TS Phạm Văn Cường (Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam) bày tỏ, hiện một số ngành khối nông - lâm - ngư nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn trong công tác tuyển sinh dù nhiều doanh nghiệp cam kết giới thiệu việc làm cho sinh viên sau khi ra trường.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ đào tạo kỹ sư ngành các ngành này, tuy nhiên việc tuyển sinh rất khó khăn. “Mong Bộ GD&ĐT, các cơ sở giáo dục phổ thông đẩy mạnh công tác truyền thông mạnh đối với một số ngành truyền thống của khối nông - lâm - ngư - nghiệp”, GS.TS Phạm Văn Cường nêu ý kiến.
Đề nghị sớm có quyết định giao chỉ tiêu cho ngành sư phạm, bởi còn liên quan đến các địa phương “đặt hàng” cho các trường đào tạo, TS Trương Quý Tùng (Phó Giám đốc Đại học Huế) nhất trí với chủ trương ứng dụng CNTT trong công tác tuyển sinh. Đồng thời, cần tiếp tục tăng quyền sử dụng CNTT, bảo đảm phù hợp với các cơ sở đào tạo. Mặt khác, cần đề cao trách nhiệm giải trình của các đơn vị.
GS.TS Nguyễn Trung Kiên (Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh) cũng đồng ý với quan điểm của Bộ trong tuyển sinh. Trong đó có việc ứng dụng cổng thông tin trong việc đăng ký xét tuyển, phù hợp với bối cảnh chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo; tạo tuận lợi cho các cơ sở giáo dục đại học trong quá trình xét tuyển.
Bảo đảm công bằng cho thí sinh giữa các phương thức xét tuyển
Trước kiến nghị, đề xuất của các trường đại học, đại diện Bộ GD&ĐT đã có những trao đổi, làm rõ. Riêng về triển khai, ứng dụng CNTT, Cục trưởng Cục CNTT Nguyễn Sơn Hải cho biết: Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục triển khai, ứng dụng CNTT vào đăng ký thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học. Việc này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh và các cơ sở đào tạo.
Hiện nay, cơ sở dữ liệu của Bộ kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đồng bộ mã định danh, căn cước của giáo viên và tới đây sẽ là học sinh. Khi làm được điều này sẽ thuận lợi cho các dịch vụ trực tuyến; trong đó có việc đăng ký thi, xét tuyển đại học của thí sinh và các cơ sở giáo dục đại học trong công tác tuyển sinh.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn phát biểu kết luận Hội nghị. |
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn ghi nhận sự vào cuộc tích cực của các cơ sở giáo dục đại học, các cơ quan thông tấn, báo chí trong công tác tuyển sinh.
Nhắc lại năm 2016 công tác tuyển sinh đã có bước chuyển lớn khi thực hiện hướng dẫn thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển thông qua phần mềm, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho rằng: Điều này cho thấy sự thay đổi lớn về ứng dụng CNTT vào tuyển sinh và tạo được hiệu ứng tích cực. Năm nay, Bộ GD&ĐT chủ trương sẽ tiếp tục ứng dụng CNTT từ khâu đăng ký thi tốt nghiệp THPT và đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào cao đẳng sư phạm mầm non và đại học.
“Đổi mới bao giờ cũng gắn với kế thừa và phát triển. Tăng cường ứng dụng CNTT không những giúp thí sinh đăng ký dễ dàng, mà các em gửi các minh chứng cũng được thuận lợi hơn. Mặt khác, việc này sẽ giúp các trường giảm được thí sinh ảo. Với các trường THPT, Sở GD&ĐT cũng giảm bớt các công việc liên quan đến hành chính”, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh.
Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, việc cung cấp dữ liệu đã có của ngành, kết hợp với với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển cao đẳng, đại học nhằm thuận lợi cho thí sinh và các trường, đồng thời giảm thiểu những sai sót và tăng độ tin cậy trong quá trình xét tuyển.
Ghi nhận việc năm nay các cơ sở giáo dục đại học sử dụng đa dạng phương thức xét tuyển, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho rằng, đó cũng là ưu điểm của tự chủ đại học. Tuy nhiên, các trường cũng phải tăng trách nhiệm giải trình với người học và xã hội. Đồng thời phải bảo đảm công bằng cho các thí sinh giữa các phương thức khác nhau.
Nhìn nhận công tác tuyển sinh năm 2022 có thể phải lường trước một số khó khăn do dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn đề nghị các Sở GD&ĐT tham gia tích cực vào công tác này; trong đó có việc rà soát danh mục mã trường THPT, khu vực ưu tiên. Đồng thời, chỉ đạo các trường THPT cập nhật kết quả học tập (lớp 10, 11, 12) lên cơ sở dữ liệu ngành, kiểm tra rà soát dữ liệu này sau khi được đồng bộ sang hệ thống quản lý thi và xét tuyển.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
Giáo dục 17/12/2024 19:22
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?
Giáo dục 17/12/2024 17:12
Học sinh cuối cấp chuẩn bị tốt nhất tâm lý vượt qua “phép thử” để trưởng thành
Giáo dục 15/12/2024 16:48