Ký ức xúc động của thầy, trò Trường THPT Nguyễn Gia Thiều về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Nhận tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, nhiều thế hệ thầy, trò Trường Trung học phổ thông (THPT) Nguyễn Gia Thiều (quận Long Biên, thành phố Hà Nội) - nơi Tổng Bí thư từng gắn bó trong 6 năm học phổ thông đều bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn. Nhớ về Tổng Bí thư, các thế hệ nhà giáo, học sinh của Trường đều cảm nhận sự ấm áp, khiêm nhường và vô cùng giản dị.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với tổ chức Công đoàn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà văn hóa lớn của dân tộc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm đặc biệt với Hà Nội

Những kỷ niệm không bao giờ quên

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng học tại Trường Nguyễn Gia Thiều trong 6 năm (từ năm 1957 đến năm 1963). Cả thời học sinh tươi đẹp của ông gắn bó với mái trường, nên sau này, dù bận nhiều trăm công nghìn việc, ông vẫn dành thời gian về thăm trường, thăm thầy cô cũ khi có dịp. Mỗi lần như thế, Tổng Bí thư đều trò chuyện ân cần, động viên cán bộ, giáo viên nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ trồng người cao cả. Với ông, về trường như trở về nhà.

Ký ức xúc động của thầy, trò Trường THPT Nguyễn Gia Thiều về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về chung vui ngày khai giảng năm học mới 2014 - 2015 với thầy trò Trường THPT Nguyễn Gia Thiều. (Ảnh: THPT Nguyễn Gia Thiều).

Nhắc về Tổng Bí thư, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Gia Thiều Lê Trung Kiên cho biết, những kỷ niệm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn luôn trong trái tim ông, đặc biệt là trong dịp nhà trường tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập (1950 - 2020).

Theo ông Lê Trung Kiên, năm 2020, Trường THPT Nguyễn Gia Thiều kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập. Với vai trò Hiệu trưởng nhà trường, ông đã xin được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để trực tiếp đưa thư mời tới Tổng Bí thư - cựu học sinh niên khóa 1957 - 1963 của trường. Việc gặp Tổng Bí thư phải đi qua nhiều bước thủ tục. Thế nhưng, khi chính thức gặp mặt, ông Kiên không tin được rằng, mình cùng các thầy cô trong Ban Giám hiệu đã được Tổng Bí thư tiếp đón suốt 45 phút.

“Tôi được gặp mặt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để mời ông về tham dự buổi Lễ. Thật không ngờ, ông dành cho tôi khá nhiều thời gian dù rất bận công việc. Điều lạ lùng là trong suốt cuộc trò chuyện, Tổng Bí thư gọi tôi bằng thầy, còn ông xưng em, giống như một người học trò. Ngoài những câu chuyện về trường, Tổng Bí thư còn hỏi tôi xem trường có mời các thầy cô giáo và học sinh cũ không? Khi tôi nói có mời, nét mặt ông rất vui và hạnh phúc. Sự tế nhị, khiêm nhường của vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước thật hiếm có”, ông Lê Trung Kiên xúc động chia sẻ.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua lời kể của nhiều thế hệ thầy, trò Trường THPT Nguyễn Gia Thiều
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng học bổng cho học sinh Trường THPT Nguyễn Gia Thiều. (Ảnh: THPT Nguyễn Gia Thiều).

Năm đó, Tổng Bí thư đã về trường dự Lễ kỷ niệm với tư cách một học sinh cũ. Trong trí nhớ của các cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường THPT Nguyễn Gia Thiều, Tổng Bí thư xuất hiện với hình ảnh thật giản dị, phong cách gần gũi, không hề nhìn thấy sự quan cách của một vị lãnh đạo cấp cao. Cách xưng em, gọi thầy của ông với thầy giáo chủ nhiệm cũ cũng khiến nhiều người từ ngỡ ngàng đến cảm phục. Trong câu chuyện, từng lời nói, nụ cười của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn toát lên lòng biết ơn và trân trọng những thầy cô giáo đã dạy dỗ, giáo dục, góp phần hình thành nên nhân cách của ông cùng những tình cảm thân thiết với ngôi trường mang tên danh nhân Nguyễn Gia Thiều.

Từng chứng kiến những giây phút xúc động ấy, Nguyễn Đình Tài (năm 2020 là học sinh lớp 12D4 Trường THPT Nguyễn Gia Thiều) chia sẻ, sự giản dị, ấm áp, chân tình và gần gũi ấy của một vị Tổng Bí thư đối với những người đã dạy mình, khiến em vô cùng xúc động và học hỏi được nhiều điều, trong đó có sự trân trọng, nhớ ơn công lao dạy dỗ, giáo dục, rèn giũa của nhà trường, của các thầy, cô giáo.

Nhớ về Tổng Bí thư - cựu học sinh của Trường, cô giáo Lê Thanh Nga (giáo viên Trường THPT Nguyễn Gia Thiều) xúc động bày tỏ: "Ở bác toát lên một phong thái giản dị, vô cùng gần dân. Đến trường bác giơ tay vẫy chào tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Bác có những câu nói mà tôi rất ấn tượng, xúc động và nhớ mãi đến bây giờ. Bác nói là hãy bỏ hết tất cả những chức vụ của tôi ra khỏi căn phòng này và mong các thầy cô hãy giới thiệu em, hãy gọi em là cựu học sinh của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều".

Bài học lớn về tinh thần tôn sư trọng đạo

“Về trường như được trở về nhà, hãy giới thiệu tôi như học trò cũ” - câu nói chân tình ấy của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn còn văng vẳng bên tai các cán bộ, giáo viên, nhân viên của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều. Dù bận trăm công nghìn việc, nhưng với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, mỗi lần về thăm trường cũ, thầy cô giáo cũ luôn là một việc rất quan trọng. Bởi với người sĩ phu Bắc Hà ấy, tôn sư trọng đạo, kính thầy yêu bạn luôn là lẽ sống cơ bản nhất.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua lời kể của nhiều thế hệ thầy, trò Trường THPT Nguyễn Gia Thiều
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua lời kể của nhiều thế hệ thầy, trò Trường THPT Nguyễn Gia Thiều
Sổ ghi nhận xét của thầy, cô giáo về học trò Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh: Tư liệu Trường THPT Nguyễn Gia Thiều).

Trong căn phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều, những hình ảnh về hoạt động của cậu học trò - anh thanh niên - nhà lãnh đạo Nguyễn Phú Trọng được nhà trường trưng bày trang trọng. Trong số đó là bức ảnh Lớp trưởng, Bí thư Chi đoàn 9B, 10B Nguyễn Phú Trọng với nụ cười hiền từ; bức ảnh chụp học trò Nguyễn Phú Trọng với những người bạn thân thiết: Ngô Bá Dục, Hoàng Văn Tài; bức ảnh chụp đồng chí Nguyễn Phú Trọng với các bạn đồng khóa và còn có cả những bức ảnh Tổng Bí thư về thăm trường, trao quà tặng học sinh Trường THTP Nguyễn Gia Thiều đạt điểm cao trong kỳ thi tuyển sinh đại học...

“Những câu chuyện về thời niên thiếu đầy khó khăn, vất vả cùng những thành tích học tập xuất sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn được nhà trường kể lại trong những buổi sinh hoạt chuyên đề, lấy đó làm động lực để thầy và trò cùng phấn đấu. Có thể nói, Tổng Bí thư chính là điểm tựa tinh thần của nhà trường chúng tôi”, ông Lê Trung Kiên chia sẻ.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua lời kể của nhiều thế hệ thầy, trò Trường THPT Nguyễn Gia Thiều
Ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi là Lớp trưởng, Bí thư Chi đoàn lớp 9B, 10B. (Ảnh: Tư liệu Trường THPT Nguyễn Gia Thiều).

Nhà giáo Ưu tú Đặng Đình Đại - từng là học sinh Trường Nguyễn Gia Thiều khóa 1964 - 1967, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Gia Thiều giai đoạn từ 2000 - 2010, chia sẻ: "Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã học 3 năm cấp 2 (1957 - 1960) và 3 năm cấp 3 (lớp 8B, 9B, 10B từ 1960 - 1963) tại Trường Nguyễn Gia Thiều. Theo Ông và các bạn đồng khóa kể lại, đó là những ngày tháng vượt mọi khó khăn, thiếu thốn để quyết tâm học tốt. Từ nhà Ông đến trường rất xa và chỉ có thể đi bộ từ thôn Lại Đà đến bến đò Đông Trù để sang Bắc Cầu, Ngọc Thụy, Gia Lâm, rồi lại đi bộ theo đê sông Hồng để tới Trường Nguyễn Gia Thiều. Đường xa nên Ông và các bạn đã trọ học tại nhà dân quanh khu vực trường để thêm thời gian học. Những năm đó đời sống nhân dân rất khó khăn thiếu thốn, nhất là vùng nông thôn vì thế cuộc sống của học sinh trọ học lại càng vất vả. Trong hoàn cảnh như vậy, nhưng Ông vẫn vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập và được tập thể tín nhiệm bầu làm Lớp trưởng rồi Bí thư Chi đoàn. Thầy giáo Lê Đức Giảng chủ nhiệm lớp 9B khi trò chuyện với tôi đã nói: "Anh Trọng khi đi học đã là người học sinh gương mẫu trong học tập cũng như trong công tác lớp, chi đoàn và được bạn bè yêu mến. Anh Trọng là người học trò đã để lại cho tôi những ấn tượng rất đẹp về lứa học sinh đầu tiên của trường cấp 3 Nguyễn Gia Thiều".

Ký ức xúc động của thầy, trò Trường THPT Nguyễn Gia Thiều về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đón tiếp đoàn đại diện các thế hệ giáo viên, học sinh Trường THPT Nguyễn Gia Thiều vào cuối tháng 1/2011 tại Văn phòng Chủ tịch Quốc hội. Trong ảnh có Nhà giáo Ưu tú Đặng Đình Đại - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Gia Thiều giai đoạn từ 2000 - 2010 (thứ tư từ phải sang).
Ký ức xúc động của thầy, trò Trường THPT Nguyễn Gia Thiều về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Ban Giám hiệu Trường THPT Nguyễn Gia Thiều chụp ảnh lưu niệm với Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng tại phòng làm việc (tháng 11/2020) - khi đến mời Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước về Trường dự Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập. (Ảnh: VOV).

Trong dịp dự Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (1950 - 2020), Tổng Bí thư, khi ấy cũng là Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: “Tôi rất vui mừng, phấn khởi và tự hào về những thành tựu mà nhà trường đã đạt được trong suốt 70 năm qua. So với thời kỳ chúng tôi học tập thì đến nay, trường ta khang trang hơn nhiều, sạch đẹp hơn nhiều, quy mô to lớn và các điều kiện, phương tiện học tập thuận tiện và văn minh, hiện đại, đầy đủ hơn nhiều; trình độ và chất lượng giáo dục, đào tạo ngày càng cao hơn, tốt hơn”.

Tổng Bí thư tin tưởng rằng với truyền thống 70 năm xây dựng, phát triển, trưởng thành, với nhiều thành tích và kinh nghiệm đã tích lũy được, trong thời gian tới, Trường THPT Nguyễn Gia Thiều sẽ tiếp tục phát triển, vươn lên, không ngừng tiến bộ, ngày càng thu được nhiều kết quả to lớn, tốt đẹp hơn nữa, đáp ứng tốt những yêu cầu mới ngày càng cao hơn, khó hơn, xứng đáng với truyền thống, xứng đáng với danh xưng Nguyễn Gia Thiều, xứng đáng với sự tin yêu, tin cậy và đòi hỏi của Đảng, Nhà nước, nhân dân ta nói chung và của Thủ đô Hà Nội nói riêng, góp phần vào công cuộc xây dựng, bảo vệ Thủ đô và đất nước.

Ký ức xúc động của thầy, trò Trường THPT Nguyễn Gia Thiều về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Trở lại Trường THPT Nguyễn Gia Thiều dự lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Trường (năm 2020), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vui mừng được gặp lại, tri ân thầy giáo chủ nhiệm Lê Đức Giảng (Ảnh: Tư liệu Trường THPT Nguyễn Gia Thiều).

Ghi nhớ lời dặn dò của Tổng Bí thư, trong những năm qua, thầy và trò Trường THPT Nguyễn Gia Thiều đã luôn nỗ lực vươn lên, luôn là một trong những trường trọng điểm chất lượng cao của Thủ đô Hà Nội. Chất lượng dạy và học ngày càng nâng cao. Đội tuyển học sinh giỏi của nhà trường luôn trong tốp dẫn đầu khối các trường không chuyên của Thành phố, hằng năm đều có học sinh đạt giải Học sinh giỏi quốc gia. Các hoạt động giáo dục toàn diện cũng thực hiện tốt, có hiệu quả, khẳng định vị thế của nhà trường trong ngành GD&ĐT của Thủ đô và cả nước. Đặc biệt kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, Trường THPT Nguyễn Gia Thiều có đồng thủ khoa toàn quốc là em Nguyễn Hà Nhi (học sinh lớp 12D1) với tổng điểm 57,85 điểm.

Bên cạnh những thành tích cao về học tập, Trường THPT Nguyễn Gia Thiều cũng được biết đến là ngôi trường giáo dục phát triển toàn diện cho học sinh về kỹ năng sống, hiểu biết pháp luật, tôn sư trọng đạo, ý chí vượt khó vươn lên trong học tập… Và theo thầy Lê Trung Kiên, chương trình học của nhà trường tới đây chắc chắc sẽ đưa sâu hơn, đậm nét hơn tính nhân văn, về lối sống, tinh thần cách mạng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng…

Trải qua nhiều bậc học cao hơn, giữ trọng trách tại nhiều vị trí quan trọng của Thủ đô, Quốc hội, Đảng, Nhà nước, cậu học trò Nguyễn Phú Trọng đã trở thành một vị lãnh đạo có nhân cách lớn, sẵn sàng đương đầu với những thách thức, gánh vác trọng trách, giữ gìn sự trong sáng của Đảng, sự trường tồn của chế độ, đất nước.

Với 80 năm tuổi đời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là tấm gương sáng ngời, mẫu mực về đạo đức cách mạng của người chiến sĩ cộng sản, là nhà chính trị sắc sảo, trí tuệ, nhà lý luận xuất sắc của Đảng; suốt đời cống hiến cho lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân.

“Nhà văn Nguyễn Đình Thi có viết một câu: Trên ngực áo này không một tấm huân chương, nhưng dưới làn áo mỏng này có một trái tim. Sâu sắc lắm! Còn nhà thơ Tố Hữu thì đã có rất nhiều bài viết về Bác Hồ mà tôi rất thích cái câu: Mong manh áo vải hồn muôn trượng, hơn tượng đồng phơi những lối mòn. Danh dự là điều thiêng liêng cao quý nhất, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, tất cả vì sự nghiệp chung, đấy mới là người cộng sản chân chính”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nói.

Trái tim của người cộng sản chân chính Nguyễn Phú Trọng đã ngừng đập, nhưng tinh thần của ông, nhân cách của ông còn sống mãi!.

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xét xử vụ FLC: Nhiều bị cáo khai được nhờ đứng tên công ty

Xét xử vụ FLC: Nhiều bị cáo khai được nhờ đứng tên công ty

(LĐTĐ) Chiều muộn 22/7, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội tiến hành thẩm vấn các bị cáo trong vụ thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại Tập đoàn FLC. Nhiều bị cáo khai, được nhóm lãnh đạo thân cận ông Quyết tới "nhờ" đứng tên các công ty hoặc cho mượn chứng minh nhân dân để mở tài khoản chứng khoán.
Vẻ đẹp cổ kính của chùa Địa Tạng Phi Lai

Vẻ đẹp cổ kính của chùa Địa Tạng Phi Lai

(LĐTĐ) Đến chùa Địa Tạng Phi Lai sau cơn mưa mới cảm nhận được hết vẻ đẹp như "tiên cảnh" của ngôi chùa. Tọa lạc tại xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, chùa Địa Tạng Phi Lai thu hút hàng nghìn du khách thập phương bởi vẻ đẹp cổ kính, thanh tịnh.
Tình cảm của cán bộ, đoàn viên Công đoàn Thủ đô với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của cán bộ, đoàn viên Công đoàn Thủ đô với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Trước thông tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, cán bộ, đoàn viên Công đoàn Thủ đô bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn và tự hứa sẽ khắc ghi những lời Tổng Bí thư căn dặn tổ chức Công đoàn và giai cấp công nhân để phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Nghỉ lễ Quốc khánh từ ngày 31/8 - 3/9

Nghỉ lễ Quốc khánh từ ngày 31/8 - 3/9

(LĐTĐ) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 từ ngày 31/8 đến hết ngày 3/9 Dương lịch.
Hà Nội ngừng các hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí trong 2 ngày Lễ Quốc tang

Hà Nội ngừng các hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí trong 2 ngày Lễ Quốc tang

(LĐTĐ) Trong 2 ngày Lễ Quốc tang (ngày 25 - 26/7/2024) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội yêu cầu các tổ chức, cá nhân, các cơ sở vui chơi, giải trí dừng, hoãn tổ chức các chương trình nghệ thuật, thi đấu thể thao và hoạt động vui chơi, giải trí trên địa bàn.
Thanh Trì: Đã hoàn thành 185 mô hình “Dân vận khéo”

Thanh Trì: Đã hoàn thành 185 mô hình “Dân vận khéo”

(LĐTĐ) Năm 2024, trên địa bàn huyện Thanh Trì đã đăng ký xây dựng 261 mô hình “Dân vận khéo”. Kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm, đã có 185/261 mô hình hoàn thành, đạt trên 70%.
Công đoàn Hà Nội: Bảo vệ quyền lợi của hơn 500 người lao động qua giải quyết đơn thư

Công đoàn Hà Nội: Bảo vệ quyền lợi của hơn 500 người lao động qua giải quyết đơn thư

(LĐTĐ) Thông qua việc tiếp nhận, giải quyết và tham gia giải quyết đơn thư của người lao động, Ủy ban kiểm tra (UBKT) các cấp Công đoàn Hà Nội đã giúp giải quyết quyền lợi về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc... của hàng trăm đoàn viên, người lao động.

Tin khác

Học sinh Việt Nam đoạt 5 Huy chương tại kỳ thi Olympic Toán quốc tế

Học sinh Việt Nam đoạt 5 Huy chương tại kỳ thi Olympic Toán quốc tế

(LĐTĐ) Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, tham dự kỳ thi Olympic Toán quốc tế năm 2024, 6/6 học sinh Việt Nam dự thi đều đoạt Huy chương và Bằng khen với 2 Huy chương Bạc, 3 Huy chương Đồng, 1 Bằng khen.
Ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào đối với nhóm ngành sức khỏe, đào tạo giáo viên

Ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào đối với nhóm ngành sức khỏe, đào tạo giáo viên

(LĐTĐ) Ngày 19/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào (còn gọi là điểm sàn) đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ đại học và ngành Giáo dục Mầm non trình độ cao đẳng, nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề trình độ đại học năm 2024.
Trường Đại học Điện lực công bố điểm sàn xét tuyển năm 2024

Trường Đại học Điện lực công bố điểm sàn xét tuyển năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, Trường Đại học Điện lực có điểm sàn xét tuyển dao động từ 17,00 đến 20,00 điểm.
“Chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục

Với quy mô giáo dục lớn nhất cả nước, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội xác định việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá có vai trò hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục; đồng thời tăng hiệu quả quản trị nhà trường và tạo kết nối giữa giáo viên với học sinh, phụ huynh.
Danh sách 147 học sinh trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 ở Hà Nội

Danh sách 147 học sinh trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 ở Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày 18/7, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố danh sách 147 học sinh trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 Trường Trung học phổ thông (THPT) Đoàn Kết - Hai Bà Trưng (quận Hai Bà Trưng) và Trường THPT Minh Quang (huyện Ba Vì) năm học 2024 - 2025.
Thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học đến 17h ngày 30/7

Thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học đến 17h ngày 30/7

(LĐTĐ) Từ hôm nay (18/7) đến 17h ngày 30/7, Hệ thống hỗ trợ xét tuyển chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức được mở để thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng sư phạm mầm non năm 2024.
Cả nước có 10.878 điểm 10 thi tốt nghiệp THPT

Cả nước có 10.878 điểm 10 thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Theo kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, cả nước có 10.878 điểm 10 ở 9 môn thi, giảm mạnh so với năm 2023.
Hà Nội: Tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2024 đạt 99,8%

Hà Nội: Tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2024 đạt 99,8%

(LĐTĐ) Năm 2024, tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) của thành phố Hà Nội có sự chuyển biến, đạt 99,8% (tăng 0,24% so với năm 2023).
1 học sinh Hà Nội là đồng thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

1 học sinh Hà Nội là đồng thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Cùng đạt 57,85/60 điểm, hai học sinh, trong đó có 1 học sinh của Hà Nội đã trở thành thủ khoa của kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Chuyên gia đánh giá về phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Chuyên gia đánh giá về phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Ngay sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 cùng phổ điểm các môn thi và tổ hợp môn, một số chuyên gia đánh giá kết quả kỳ thi năm nay ổn định, không có sự biến động quá lớn so với năm 2023. Kết quả điểm thi tiếp tục khẳng định kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã đạt được đầy đủ các mục tiêu và yêu cầu đề ra.
Xem thêm
Phiên bản di động