Cuộc sống “thiếu trước, hụt sau” của công nhân xứ Nghệ

Thu nhập chưa đủ trang trải, nghĩ gì đến tích cóp

Nghệ An là địa phương đã và đang phấn đấu xây dựng để trở thành trung tâm kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ. Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh tạo nên “kênh” thu hút nguồn lực lao động tại chỗ rất lớn. Cả tỉnh hiện có hàng chục ngàn công nhân đang lao động, sản xuất trong các khu công nghiệp. 
Sống dưới mức tối thiểu: Đắng lòng bữa sáng 3.000 đồng!
Trên 55 % vụ tai nạn lao động có nguyên nhân từ người sử dụng lao động
Công đoàn Thủ đô: Nỗ lực bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho NLĐ

Theo thống kê, tại khu kinh tế Đông Nam (Nghệ An) đã có hơn 13.000 công nhân đang lao động, sản xuất trong các công ty đóng tại khu công nghiệp Bắc Vinh và khu công nghiệp Nam Cấm. Song, với mức lương tối thiếu hiện nay, cuộc sống của họ đang lâm cảnh “thiếu trước, hụt sau”, chưa đảm bảo được các nhu cầu thiết yếu.

Để tận mắt chứng kiến cuộc sống của công nhân, PV báo Lao động Thủ đô đã trực tiếp đến xóm trọ ở gần một số khu công nghiệp trên địa bàn Nghệ An. Khung giờ để gặp được công nhân đang lao động, sản xuất trong khu công nghiệp Bắc Vinh bắt đầu từ 18h30 hằng ngày, vì lúc đó họ mới trở về xóm trọ, nằm trên con đường Đặng Thai Mai, xã Hưng Đông, TP. Vinh, sau một ngày làm việc. Khi được hỏi về cuộc sống hiện tại, chị Trương Thị T., công nhân Công ty TNHH Matrix, than vãn: “Tôi quê ở huyện Quỳnh Lưu, cách đây 3 năm, khi nghe thông tin Công ty TNHH Matrix tuyển lao động, tôi đã xin vào làm việc.

Thu nhập chưa đủ trang trải, nghĩ gì đến tích cóp

Một công nhân đang chuẩn bị cho bữa cơm tối

Được công ty nhận vào làm công nhân, tôi vui mừng và hy vọng từ nay sẽ thay đổi được cuộc sống bằng sức lao động của mình, sẽ có thu nhập để hỗ trợ gia đình cho bố mẹ đỡ vất vả. Thế nhưng, đến giờ sau gần 3 năm, tôi vẫn chưa tích cóp được gì để tạo lập cuộc sống, chứ đừng nói gì đến việc gửi tiền về quê hỗ trợ cho bố mẹ. Tổng thu nhập của tôi khoảng 3,2 triệu đồng/tháng, trong đó có tiền lương cơ bản, tiền làm tăng ca, tiền phụ cấp chuyên cần, nhà ở, xăng xe…. Với chừng ấy, tôi phải tiết kiệm, chắt bóp mới hy vọng đủ trang trải cuộc sống. Để có được cái phòng trọ diện tích khoảng trên dưới 12m2 làm chỗ ở như thế này, tôi phải chi ra 600 ngàn đồng, chưa kể tiền điện, nước sinh hoạt, rồi tiền ăn hằng ngày, tiền xăng xe. Đó là tôi đang còn độc thân, chứ nếu lập gia đình như những công nhân khác, chắc chắn với mức thu nhập mỗi tháng chừng ấy, cuộc sống sẽ thiếu trước, hụt sau thôi”.

Về lại phòng trọ sau một ngày làm việc tại Công ty TNHH Matrix, chị Đinh Thị Th., quê ở huyện Nam Đàn (Nghệ An) vừa ngồi ôm con trai 4 tuổi, vừa tâm sự: “Tôi làm việc trong công ty đã 2 năm. Với đồng lương hiện nay, đối với những người chưa lập gia đình, chưa có con cái, thì có lẽ cũng tạm đủ để tồn tại qua ngày. Nếu có gia đình như tôi, thì cuộc sống thật sự quá vất vả. Mỗi ngày, ngoài 8 tiếng làm việc theo quy định, tôi còn làm tăng ca thêm 2 tiếng và phải thật chuyên cần mới được nhận khoản tiền 3,8 triệu. Trong chừng ấy tiền nhận được, mỗi tháng, tôi phải trang trải các khoản chi thiết yếu như tiền thuê trọ và điện, nước sinh hoạt mất khoảng 700 ngàn. Tiền ăn của cả gia đình mất 80 ngàn/ngày. Thêm vào đó, tiền học cho con mỗi tháng cũng mất khoảng 1,5 triệu đồng. Ngoài ra, tiền thuốc men khi đau ốm, tiền xăng xe, tiền mừng đám cưới, tiền thăm hỏi, tiền sữa cho con…”.

“Chồng tôi làm cơ khí cho một cơ sở tư nhân bên ngoài, thu nhập được khoảng 4 triệu đồng/tháng. Với khoản thu nhập của chồng, cũng chỉ tạm đủ chi tiêu cho bản thân anh ấy và một phần còn lại phục vụ cho con cái. Do trong công ty chưa có nhà trẻ, nhà mẫu giáo, nên tôi phải gửi con học ở trường ngoài. Tôi phải làm tăng ca hằng ngày để có thêm thu nhập, nên việc đưa đón con cái đành phải nhờ người quen. Không có thời gian để chăm sóc con hằng ngày, nên tôi thấy thương và tội nghiêp cho cháu”, chị Th. bộc bạch thêm.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Tử Phương, Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An, nhìn nhận: “Theo kết quả khảo sát của chúng tôi, hiện tại thu nhập của người lao động trên địa bàn nằm ở mức trên dưới 3 triệu đông/tháng, trong đó bao gồm cả lương cứng, tăng ca, phụ cấp chuyên cần. Với thu nhập đó, người lao động gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống là điều tất yếu”.

Rời khu trọ của công nhân khu công nghiệp Bắc Vinh, chúng tôi tìm đến địa bàn xã Nghi Xá, huyện Nghi Lộc (Nghệ An), nơi trọ của hàng ngàn công nhân đang lao động, sản xuất trong các công ty đóng tại khu công nghiệp Nam Cấm. Trò chuyện với PV, anh Đặng Mạnh C., quê huyện Yên Thành (Nghệ An), công nhân của một công ty trong khu công nghiệp Nam Cấm, cho biết: “Cách đây khoảng 5 tháng, tôi rời quê vào làm công nhân ở đây. Với mức thu nhập hiện tại, tôi phải chi tiêu thật tiết kiệm mới đủ trang trải cuộc sống với các khoản cần thiết như tiền phòng trọ, điện, nước, ăn uống. Khi tôi xin vào làm việc, công ty nhận lời với các thỏa thuận bằng miệng, chứ không có ký hợp đồng lao động. Phía công ty chỉ thỏa thuận với tôi làm 8 tiếng/ngày, mức lương 240 ngàn đồng/ngày. Ngày nào không có việc thì không có lương. Với thu nhập như vậy, mỗi ngày tôi phải chi ngọt ngét gần 100 ngàn đồng, số tiền dư lại phải để dành cho những ngày không có việc làm, nên chẳng có đồng nào gửi về cho gia đình”.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Tử Phương, Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An, nhìn nhận: “Theo kết quả khảo sát của chúng tôi, hiện tại thu nhập của người lao động trên địa bàn nằm ở mức trên dưới 3 triệu đông/tháng, trong đó bao gồm cả lương cứng, tăng ca, phụ cấp chuyên cần. Với với thu nhập đó, người lao động gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống là điều tất yếu”.

Nhận định về cuộc sống hiện tại của đội ngũ công nhân, ông Đặng Cao Thắng, Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Nghệ An cho hay: “Với mức lương tối thiểu hiện hành, người lao động trên địa bàn Nghệ An chỉ mới đảm bảo được khoảng 60 – 70% mức sống tối thiểu. Qua cuộc sống của đội ngũ công nhân hiện tại, chúng tôi thấy việc điều chỉnh mức tăng lương tối thiểu vùng trong năm 2016 là cần thiết để cải thiện cuộc sống cho người lao động tốt hơn”.

Văn Cương

Nên xem

Sơn Tây: Khai mạc Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần III

Sơn Tây: Khai mạc Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần III

(LĐTĐ) Tối 3/5, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao Sơn Tây, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Liên đoàn Vật Việt Nam và thị xã Sơn Tây tổ chức Khai mạc Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần III, năm 2024.
Khai mạc Triển lãm “Dấu ấn Điện Biên trong điện ảnh”

Khai mạc Triển lãm “Dấu ấn Điện Biên trong điện ảnh”

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), chiều 3/5, Viện Phim Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên tổ chức lễ khai mạc Triển lãm “Dấu ấn Điện Biên trong điện ảnh”.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Ngày 3/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã đến thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên tại quận Ba Đình.
Các đội thi của Việt Nam đạt vị trí cao tại cuộc thi an toàn thông tin quốc tế

Các đội thi của Việt Nam đạt vị trí cao tại cuộc thi an toàn thông tin quốc tế

(LĐTĐ) Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, các đội thi đến từ các Trường Đại học của Việt Nam tham dự cuộc thi an toàn thông tin “HackTheon Sejong” do Thành phố tự trị đặc biệt Sejong - Hàn Quốc tổ chức đều đạt vị trí cao.
Quận Thanh Xuân gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên

Quận Thanh Xuân gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Ngày 3/5, Hội Cựu chiến binh - Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quận Thanh Xuân tổ chức hội nghị gặp mặt nhân chứng lịch sử kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ kết hợp giáo dục truyền thống cho đoàn viên, thanh niên, học sinh quận Thanh Xuân.
Tập trung tháo gỡ khó khăn về quản lý tài sản công

Tập trung tháo gỡ khó khăn về quản lý tài sản công

(LĐTĐ) Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị lãnh đạo các sở, ngành, quận, huyện, thị xã rà soát, tổng hợp lại công việc thuộc thẩm quyền của Sở Tài chính để phối hợp thực hiện các công việc Thành phố giao; đề xuất tháo gỡ khó khăn về quản lý tài sản công, nâng mức tự chủ của các đơn vị.
Người dân Điện Biên háo hức đón chờ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Người dân Điện Biên háo hức đón chờ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng nay (3/5), đông đảo người dân tỉnh Điện Biên đã đến xem và cổ vũ nồng nhiệt các lực lượng diễu binh, diễu hành tại chương trình sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Tin khác

Phương tiện bảo vệ cá nhân - biện pháp đảm bảo an toàn trong lao động

Phương tiện bảo vệ cá nhân - biện pháp đảm bảo an toàn trong lao động

(LĐTĐ) Thời gian qua, những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng liên tiếp xảy ra trên cả nước cho thấy công tác đảm bảo an toàn lao động đang tồn tại nhiều bất cập. Để đảm bảo an toàn trong lao động có rất nhiều biện pháp, trong đó, phương tiện bảo vệ cá nhân là một trong những yếu tố quan trọng…
Người lao động được nghỉ 4 ngày trong dịp Lễ Quốc khánh 2/9

Người lao động được nghỉ 4 ngày trong dịp Lễ Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Theo lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ 4 ngày liên tiếp từ thứ Bảy (31/8) đến hết thứ Ba (3/9).
Bộ LĐTBXH yêu cầu nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn nổ lò hơi

Bộ LĐTBXH yêu cầu nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn nổ lò hơi

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) yêu cầu Sở LĐTBXH tỉnh Đồng Nai phối hợp với các cơ quan có liên quan nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nổ lò hơi để phòng ngừa tai nạn tái diễn.
Đảm bảo an toàn và sức khỏe người lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Đảm bảo an toàn và sức khỏe người lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu

(LĐTĐ) Bằng cách hành động dứt khoát và đầu tư vào những nơi làm việc có khả năng chống chịu biến đổi khí hậu, chúng ta có thể xây dựng một tương lai nơi an toàn, sức khỏe đi đôi với sự bền vững, không bỏ lại ai phía sau trong nỗ lực hướng tới một thế giới an toàn, khỏe mạnh hơn cho tất cả mọi người.
Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

(LĐTĐ) Sáng 23/4, tại trụ sở Báo Kinh tế Đô thị đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh”. Đây là một trong những hoạt động thuộc Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” do Báo Kinh tế & Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp triển khai.
Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tổ chức tài chính vi mô CEP (CEP) là bạn đồng hành của công nhân lao động. Nhờ CEP, nhiều hoàn cảnh khó khăn đã thoát khỏi “tín dụng đen”.
Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các nhóm lừa đảo thường “đánh” vào tâm lý của nạn nhân, đưa ra những tình huống khơi dậy lòng tham hoặc nỗi lo sợ của nạn nhân, ví dụ như người thân đang bị tai nạn cấp cứu, tài khoản ngân hàng của nạn nhân bị khóa, trúng giải độc đắc... để có thể thao túng tâm lý nạn nhân trong thời gian ngắn, hòng chiếm đoạt tài sản.
Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Nếu đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng thêm 6% từ ngày 1/7 năm nay và điều chỉnh lại một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng được thông qua, người lao động ở một số địa phương sẽ được tăng lương 2 lần kể từ ngày 1/7 tới đây.
Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(LĐTĐ) Trong năm 2023, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã giải quyết hưởng mới trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hai hình thức hằng tháng, và một lần cho hơn 7.300 người.
Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất hoán đổi ngày làm việc 29/4 và làm bù vào ngày 4/5 để người lao động được nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Xem thêm
Phiên bản di động