Tăng tốc phát triển giao thông xanh

(LĐTĐ) Hà Nội đã phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn Thành phố". Cụ thể, Đề án đưa ra kế hoạch, lộ trình chuyển đổi và phát triển xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn Thành phố đạt 100% vào năm 2035. Như vậy lộ trình và quyết tâm triển khai của Thành phố đã rõ ràng, tuy nhiên để “cán đích” được mục tiêu phát triển giao thông xanh bền vững thì vẫn cần những cơ chế “thoáng” hơn để thu hút doanh nghiệp.
Chuyển đổi phương tiện giao thông “xanh”, đâu là rào cản? Đề xuất cơ chế hỗ trợ giá điện đối với trạm sạc phục vụ phương tiện giao thông xanh Quyết tâm giảm khí thải bằng chuyển đổi phương tiện xanh

Nhận diện rào cản

Theo Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn Thành phố, ở giai đoạn 2026 - 2035, Hà Nội sẽ chuyển đổi 50% xe buýt điện và 50% xe buýt LNG/CNG. Tổng số phương tiện cần chuyển đổi là 2.051 xe. Trong đó, năm 2025, Thành phố sẽ chuyển đổi 103 xe điện (tỷ lệ 5%); giai đoạn 2026 - 2030 sẽ chuyển đổi 1.813 xe (93,4%), trong đó 859 xe điện và 851 xe LNG/CNG; giai đoạn 2031 - 2025 sẽ hoàn thành chuyển đổi 2.051 xe (đạt 100%).

Đáng chú ý, từ năm 2026, Thành phố sẽ ban hành định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá đầy đủ cho các chủng loại xe buýt điện, các đơn vị sẽ triển khai thực hiện thay thế phương tiện đã hết thời gian khấu hao (10 năm) theo thời gian sử dụng phương tiện thực tế trên từng tuyến.

Tăng tốc phát triển giao thông xanh
Phát triển giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn Thành phố là hướng đi tất yếu của Hà Nội. Ảnh: Giang Nam

Như vậy có thể thấy, lợi ích của phương tiện xanh, sạch đã rõ và là xu hướng phát triển trong tương lai. Vậy làm gì xanh hoá đoàn phương tiện xe buýt trên địa bàn thành phố Hà Nội theo đúng lộ trình đặt ra là mục tiêu cần ưu tiên hiện tại.

Đáng nói, cơ chế để thu hút doanh nghiệp tham gia vào việc phát triển giao thông xanh hiện vẫn chưa đủ hấp dẫn. Tại tọa đàm “Xanh hoá xe buýt: Thách thức và giải pháp thu hút doanh nghiệp đầu tư” do Báo Giao thông tổ chức, TS Phan Lê Bình - Trưởng đại diện văn phòng tư vấn OCG, Nhật Bản, Chuyên gia giao thông chia sẻ, khó khăn lớn nhất khiến việc chuyển đổi sang phương tiện xanh tại các doanh nghiệp vận tải là nguồn vốn. Cụ thể, một xe buýt chạy điện có giá thành gấp 2,5 - 3 lần so với xe buýt chạy bằng diesel, chênh nhau khoảng 4 tỷ đồng. Như vậy, khoảng hơn 2.000 xe sẽ đòi hỏi mức đầu tư chênh 8.000 - 10.000 tỷ đồng.

Với nguồn ngân sách Hà Nội, theo TS Phan Lê Bình, con số nói trên không hẳn lớn. Tuy nhiên, trong bối cảnh Hà Nội còn nhiều nguồn cần chi như đường sắt đô thị, Thành phố có thể thu xếp được nguồn vốn hay không là nỗi băn khoăn.

Cần cơ chế thu hút nguồn lực

Thực tế, phát triển kinh tế xanh đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá XI đặt vấn đề chính thức tại Nghị quyết số 24 ngày 13/6/2013 về chủ đề ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên và bảo vệ môi trường, yêu cầu thí điểm phát triển mô hình kinh tế xanh, công nghiệp xanh, nông thôn xanh.

Gần 10 năm triển khai thực hiện, xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường đã được xác định trong định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030, trong đó Đại hội Đảng lần thứ XI, XII và XIII đã xác định, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội, ưu tiên một số công trình trọng điểm quốc gia về giao thông thích ứng với biến đổi khí hậu là 1 trong 3 đột phá chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội.

Ngoài ra, nhằm triển khai các cam kết của Việt Nam tại COP26, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 876 ngày 2/7/2022 phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí cacbon và khí mêtan của ngành giao thông vận tải, với mục tiêu phát triển hệ thống giao thông xanh, nhằm thực hiện mục tiêu đưa phát thải ròng khí nhà kính về 0 vào năm 2050. Chương trình hành động đã đưa ra các giải pháp cụ thể cho 5 chuyên ngành giao thông vận tải quốc gia và giao thông đô thị, bao gồm: phát triển hệ thống đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao, đường sắt quốc gia điện khí hoá, phát triển cảng xanh và lộ trình chuyển đổi phương tiện sang sử dụng điện và năng lượng xanh.

Trở lại với câu chuyện thu hút doanh nghiệp tham gia vào quá trình chuyển đổi phương tiện xanh, ông Nguyễn Hoàng Hải - Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hành khách công cộng Hà Nội cho rằng, để thu hút doanh nghiệp hăng hái tham gia vào quá trình này thì Nhà nước cần can thiệp, tạo cơ chế cho doanh nghiệp vay vốn.

Ở quan điểm của mình, ông Nguyễn Hoàng Hải chia sẻ, việc tiếp cận các nguồn vốn rất cần sự định hướng từ Nhà nước kết hợp với sự chủ động của doanh nghiệp. Các nguồn vốn vay có thể tiếp cận dễ dàng hơn thông qua các ngân hàng hoặc có thể huy động cơ chế cho vay từ các quỹ đầu tư của Thành phố, thậm chí là các quỹ khác (như quỹ phát triển xanh), tín chỉ carbon.

Với góc nhìn từ doanh nghiệp, ông Nguyễn Công Nhật - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ vận tải sinh thái Vinbus cho biết, đây là thời điểm thích hợp để chuyển đổi. Theo kinh nghiệm của Vinbus, xe buýt điện đầu tư cao hơn 2,5 lần so với truyền thống. Tuy nhiên, các chi phí vận hành giảm rất nhiều. Tuổi thọ của xe buýt điện cũng được kéo dài hơn… điều này cho thấy hiệu quả xã hội. Tuy nhiên, vốn vay ban đầu rất cần sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý Nhà nước.

Theo đại diện Vinbus, vấn đề cơ chế quan trọng hiện nay là hỗ trợ lãi vay để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Khi có cơ chế tháo gỡ thì doanh nghiệp sẽ “tự tin” hơn khi phát triển và dấn thân vào lĩnh vực này.

Theo tìm hiểu, dù có nhiều khó khăn song hiệu quả của việc chuyển đổi phương tiện xanh là tương đối rõ nét. Chẳng hạn, với trên 210 tuyến buýt của Vinbus, có trung bình hơn 6.000 người đi lại thường xuyên/tháng. Trong đó, có hơn 80% là người đi làm. “Hiện nay, hành khách chọn buýt không phải vì rẻ, mà vì họ thấy nhàn hơn so với chạy phương tiện cá nhân. Chuyển đổi Xanh cần thời gian, nguồn vốn cần cân đối, nhưng điều có thể thay đổi được là thái độ phục vụ. Mạng lưới giao thông công cộng có dịch vụ tốt, xanh, sạch sẽ đáp ứng được nhu cầu của người dân. Đặc biệt, khi buýt đổi mới, sẽ cạnh tranh được với các loại hình dịch vụ khác như taxi, xe ôm…”- ông Nguyễn Công Nhật nhấn mạnh.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đoàn viên, người lao động thị xã Sơn Tây hân hoan đón “Tết sum vầy”

Đoàn viên, người lao động thị xã Sơn Tây hân hoan đón “Tết sum vầy”

(LĐTĐ) Trong không khí rộn ràng của những ngày giáp Tết Ất Tỵ 2025, ngày 18/1, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây tổ chức chương trình "Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng". Chương trình là món quà ý nghĩa, thể hiện sự quan tâm, chăm lo của tổ chức Công đoàn mỗi dịp Tết đến, Xuân về.
Liên hoan tất niên, nhiều tài xế vi phạm nồng độ cồn "kịch khung"

Liên hoan tất niên, nhiều tài xế vi phạm nồng độ cồn "kịch khung"

(LĐTĐ) Nhiều "ma men" đều chung một lý do "liên hoan cuối năm, mọi người ngồi cùng nhau nên từ chối uống cũng khó..." để biện minh cho hành vi vi phạm của mình.
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Thành phố kết nối toàn cầu

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Thành phố kết nối toàn cầu

(LĐTĐ) Hà Nội là địa phương đầu tiên hợp nhất 3 Ban Chỉ đạo (cải cách hành chính, chuyển đổi số, Đề án 06) thành một, với phương châm “5 rõ, 1 xuyên suốt”; tiên phong thí điểm và thành công với nhiều tiện ích số cho người dân.
Nét đẹp Công đoàn từ Hội thi “Tái hiện không gian Tết xưa”

Nét đẹp Công đoàn từ Hội thi “Tái hiện không gian Tết xưa”

(LĐTĐ) Hội tụ đủ nét đẹp Tết Việt cổ truyền và hiện đại, nhiều tiểu cảnh trang trí rực rỡ sắc hoa, kết hợp giữa đồng quê, thành thị, thể hiện nét đẹp mùa xuân trên quê hương Thanh Trì; Hội thi “Tái hiện không gian Tết xưa” của Công đoàn huyện Thanh Trì đã mang lại không khí ấm áp, gần gũi, góp phần lưu giữ những hình ảnh đẹp về vùng quê Thanh Trì đầy ắp nghĩa tình.
Giá xăng dầu hôm nay (18/1): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm

Giá xăng dầu hôm nay (18/1): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (18/1), giá dầu thế giới giảm, nhưng hướng tới mức tăng tuần thứ 4 liên tiếp do lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 78,02 USD/thùng, giảm 0,84%. Tương tự, giá dầu Brent ở mốc 80,85 USD/thùng, giảm 0,54% (tương đương giảm 0,44 USD/thùng).
Tỷ giá USD hôm nay (18/1): Đồng USD tiếp tục tăng

Tỷ giá USD hôm nay (18/1): Đồng USD tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (18/1), trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,45%, đạt mức 109,41.
Giá vàng hôm nay (18/1): Vàng thế giới giảm, trong nước tiếp đà tăng

Giá vàng hôm nay (18/1): Vàng thế giới giảm, trong nước tiếp đà tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (18/1), thị trường quốc tế giá vàng quay đầu giảm mạnh so với phiên trước, trong khi đó, giá vàng trong nước tiếp tục tăng.

Tin khác

Liên hoan tất niên, nhiều tài xế vi phạm nồng độ cồn "kịch khung"

Liên hoan tất niên, nhiều tài xế vi phạm nồng độ cồn "kịch khung"

(LĐTĐ) Nhiều "ma men" đều chung một lý do "liên hoan cuối năm, mọi người ngồi cùng nhau nên từ chối uống cũng khó..." để biện minh cho hành vi vi phạm của mình.
Hôm nay (18/1), cấm đỗ xe cả hai chiều đường Thanh Bình giờ cao điểm

Hôm nay (18/1), cấm đỗ xe cả hai chiều đường Thanh Bình giờ cao điểm

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội vừa thông báo sẽ cấm đỗ xe cả hai chiều đường Thanh Bình (quận Hà Đông) trong khung giờ cao điểm.
Hà Nội yêu cầu không đào đường, vỉa hè dịp Tết

Hà Nội yêu cầu không đào đường, vỉa hè dịp Tết

(LĐTĐ) Nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và tạo thuận lợi cho nhu cầu đi lại của người dân trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Giao thông vận tải Hà Nội yêu cầu tạm dừng thi công đào đường, hè các công trình trên địa bàn bắt đầu từ ngày 22/1.
Người dân phát bực vì khó đặt xe công nghệ ngày cận Tết

Người dân phát bực vì khó đặt xe công nghệ ngày cận Tết

(LĐTĐ) Sau hơn 1 giờ chờ đợi ứng dụng Grab tìm xe không thành công, anh Tuấn Anh buộc phải gọi xe ôm truyền thống theo giá mà tài xế "hét". Thực tế, suốt nhiều năm nay, tình trạng khan xe, khó gọi xe vẫn rất phổ biến những ngày cuối năm.
Sẽ khắc phục lỗi vận hành tàu metro số 1 trong 6 tháng

Sẽ khắc phục lỗi vận hành tàu metro số 1 trong 6 tháng

(LĐTĐ) Chỉ trong thời gian ngắn sau khi đưa vào vận hành toàn tuyến đường sắt đô thị 1 vào ngày 22/12/2024, đến nay tàu metro số 1 đã ít nhất 3 lần phải tạm dừng hoạt động. Ban Quản lý (BQL) đường sắt đô thị, Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 (đơn vị vận hành tuyến metro số 1), nhà thầu và đơn vị tư vấn đã và đang đánh giá nguyên nhân, tìm giải pháp và sẽ khắc phục triệt để trong vòng 6 tháng.
Va chạm với ô tô, 3 người đi xe máy tử vong

Va chạm với ô tô, 3 người đi xe máy tử vong

(LĐTĐ) Sáng nay (17/1), trên quốc lộ 1A, đoạn qua xã Minh Cường, huyện Thường Tín (Hà Nội) đã xảy ra vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng khiến 3 người chết và 1 người bị thương.
Tổng công ty Vận tải Hà Nội chính thức vận hành 3 tuyến xe buýt điện

Tổng công ty Vận tải Hà Nội chính thức vận hành 3 tuyến xe buýt điện

(LĐTĐ) Sáng nay (17/1), Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) chính thức khai trương 3 tuyến buýt số 05, 39, 47 thí điểm sử dụng phương tiện năng lượng điện.
Hà Nội đặt mục tiêu giảm tai nạn và ùn tắc giao thông

Hà Nội đặt mục tiêu giảm tai nạn và ùn tắc giao thông

(LĐTĐ) Ngày 17/1, tại khu vực trước Tượng đài Lý Thái Tổ (phố Đinh Tiên Hoàng, Hoàn Kiếm), Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội tổ chức Lễ phát động ra quân Năm An toàn giao thông 2025 và đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông Tết Nguyên đán và Lễ hội Xuân năm 2025.
Hà Nội: Đưa vào vận hành 4 tuyến xe buýt điện

Hà Nội: Đưa vào vận hành 4 tuyến xe buýt điện

(LĐTĐ) Với mục tiêu đẩy nhanh tiến độ thay thế phương tiện xe buýt sử dụng diezel sang xe buýt điện, năng lượng xanh, theo đề án của thành phố Hà Nội, sắp tới 4 tuyến buýt điện thí điểm mới số 05, 39, 47, 59 sẽ được đưa vào vận hành.
Giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 3 TP.HCM chưa đạt kế hoạch đề ra

Giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 3 TP.HCM chưa đạt kế hoạch đề ra

(LĐTĐ) Ngày 16/1, đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bình Dương cho biết, công tác giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 3 TP.HCM (đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương) đến nay chưa đạt tiến độ đề ra.
Xem thêm
Phiên bản di động