Chuyển đổi phương tiện giao thông “xanh”, đâu là rào cản?
Phát triển giao thông xanh: Tất yếu và không thể chần chừ Tiếp ô-xy cho Thành phố thêm xanh |
Ô nhiễm do phát thải giao thông lớn
Giao thông “xanh” có thể hiểu là việc sử dụng các phương tiện giao thông hạn chế thải khí carbon và những loại khí thải độc hại khác ra môi trường. Giao thông “xanh” có thể là sử dụng sức người, năng lượng tái tạo, điện, khí thiên nhiên nén... như sử dụng xe đạp, xe máy, ô tô điện, xe chạy bằng khí nén CNG; xe sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió… với lượng phát thải gần như bằng “0”, những phương tiện “xanh” này sẽ giúp môi trường trong lành hơn. Hơn hết, việc chuyển đổi phương tiện năng lượng “xanh” là xu hướng tất yếu của thế giới, trong đó có Việt Nam.
Phát triển phương tiện sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường là hướng đi tất yếu hiện nay. Ảnh: Đinh Luyện |
Ở Việt Nam, việc sử dụng phương tiện năng lượng thân thiện với môi trường hiện còn khá mới mẻ, người dân chưa có thói quen sử dụng xe đạp, phương tiện công cộng để đi lại, phần lớn vẫn phụ thuộc vào phương tiện cá nhân chạy bằng nhiên liệu xăng, dầu.
Tại Hội thảo Phát triển giao thông đường bộ “xanh” hướng đến net zero 2050, Tiến sĩ Khuất Việt Hùng - Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải (Bộ GTVT) cho rằng, khái niệm giao thông xanh là hình thức giao thông bền vững, tiêu thụ ít năng lượng.
Theo Tiến sĩ Khuất Việt Hùng, tại Quyết định số 876/QĐ-TTg, ban hành tháng 7/2022, của Thủ tướng Chính phủ, với lĩnh vực giao thông đô thị đã xác định rõ, trong giai đoạn 2022-2030. Cụ thể là từ năm 2025, 100% xe buýt thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh; Tỷ lệ đảm nhận của vận tải hành khách công cộng tại Hà Nội đạt 45%-50%; Thành phố Hồ Chí Minh đạt 25%; Đà Nẵng đạt 25%-35%; Cần Thơ đạt 20%; Hải Phòng đạt 10%-15%; đô thị loại I đạt ít nhất 5%.
Tiếp đó, trong giai đoạn 2031-2050, cụ thể là từ năm 2030, tỷ lệ phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh đạt tối thiểu 50%; 100% xe taxi thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh. Đến năm 2050, 100% xe buýt, xe taxi sử dụng điện, năng lượng xanh. Tỷ lệ đảm nhận của vận tải hành khách công cộng tại các đô thị đặc biệt, đô thị loại I lần lượt đạt ít nhất 40% và 10%.
Như vậy, lộ trình phát triển giao thông đường bộ “xanh” hướng đến net zero 2050 đã tương đối rõ nét. Điều này vô cùng cần thiết với nước ta, đặc biệt là trong bối cảnh phát triển kinh tế-xã hội ngày càng mạnh mẽ, nhiều người dân sở hữu các phương tiện cá nhân. Nói cách khác, khi kinh tế phát triển, số lượng phương tiện giao thông cá nhân tăng nhanh thì cũng đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều lượng khí thải thải ra khiến môi trường trở nên ô nhiễm. Do đó, cắt giảm phát thải trong lĩnh vực giao thông đường bộ là nhiệm vụ rất quan trọng trong hành trình tiến đến Net Zero vào năm 2050.
Lộ trình và kế hoạch triển khai đã có tuy nhiên nhiều chuyên gia giao thông cho rằng, giảm phát thải từ các phương tiện giao thông cần có sự đồng bộ của hệ thống chính sách đối với vấn đề này. Ông Nguyễn Hoàng Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội cho rằng, vấn đề nổi cộm nhất của các đô thị lớn là tỷ lệ phương tiện tham gia giao thông. Phương tiện ở cường độ cao, thì mức độ phát thải cao và xu hướng tăng dần hàng năm, ô nhiễm trong giao thông vận tải chiếm 70% ô nhiễm trong đô thị.
Ông Nguyễn Hoàng Hải cũng nhấn mạnh, ngoài tăng phương tiện giao thông, thì ô nhiễm môi trường còn có nguyên nhân từ những vấn đề khác nữa, trong đó có ùn tắc giao thông và thói quen sử dụng phương tiện. Cụ thể, hiện nay tỷ lệ người dùng xe máy ở nước ta rất cao. Trong khi việc kiểm soát phương tiện cá nhân như xe máy đang còn gặp nhiều vướng mắc. Dễ thấy nhất là nhiều chương trình, xây dựng tiêu chuẩn khí thải cho xe máy, kiểm soát vi phạm xe máy… được triển khai song kết quả vẫn chưa được như kỳ vọng.
Đâu là giải pháp?
Theo tìm hiểu, hiện tại Hà Nội có 132 tuyến buýt trợ giá với hơn 2.000 xe buýt, trong đó có 277 xe điện và xe sử dụng nhiên liệu sạch CNG, chiếm 13,6% tổng số phương tiện. Tỷ lệ xanh hóa phương tiện giao thông này là sự cố gắng, nỗ lực của cả các doanh nghiệp và Thành phố. Cùng với đó, Hà Nội đã cấp phép hoạt động cho hàng nghìn xe taxi điện; đưa xe đạp, xe đạp điện công cộng vào phục vụ nhu cầu đi lại của người dân tại một số quận nội thành.
Bên cạnh đó, Hà Nội cũng đã có tuyến đường sắt đô thị đi vào hoạt động năm 2021. Với năng lực vận tải hành khách khối lớn. Hiệu quả về giảm thiểu ùn tắc giao thông, tính tiện lợi trong việc đi lại bằng tàu điện ở Hà Nội đã được thấy rõ. Dự kiến, trong tháng 7/2024, tuyến tàu điện tiếp theo của Hà Nội cũng sẽ được đưa vào khai thác thương mại.
Dù còn nhiều khó khăn thách thức nhưng Hà Nội đã đi đúng hướng trên con đường chuyển đổi phương thức vận tải hành khách công cộng. Việc sử dụng phương tiện xanh trong vận tải hành khách công cộng không chỉ góp phần rất tích cực bảo vệ môi trường mà còn tạo nên sức hút mạnh mẽ với người dân, dần thay đổi thói quen sử dụng xe cá nhân, chuyển sang tàu điện, xe buýt.
Quanh vấn đề này, ông Hồ Công Hòa, Phó Trưởng ban Nghiên cứu xã hội, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), cho rằng, để phát triển mạnh hơn nữa các phương tiện sử dụng nhiên liệu thân thiện môi trường mà cụ thể ở đây là xe ô tô điện, xe buýt điện, chính sách ưu đãi phải tập trung vào cơ sở hạ tầng sạc điện, trạm sạc pin. Về khía cạnh hạn chế xe xăng thì cần tiếp cận theo cơ chế áp tiêu chuẩn kỹ thuật, tăng tiêu chuẩn quy chuẩn xe xăng. Đồng thời, cũng cần có chiến lược chuyển đổi sang tâm lý tiêu dùng xanh cho người dân.
Đồng quan điểm này, nhìn ở địa bàn Hà Nội, nhiều ý kiến cho rằng, hiện cơ chế đấu thầu, trợ giá, khấu hao tài sản… cho vận tải công cộng hiện nay chỉ xây dựng cho xe buýt sử dụng xăng, dầu. Với xe buýt sử dụng năng lượng xanh cần cơ chế, chính sách mới phù hợp hơn. Đặc biệt, là cần quan tâm và có thêm những quy định liên quan đến việc khấu hao phương tiện. Bởi xe buýt sử dụng năng lượng sạch có giá thành cao gấp nhiều lần xe xăng, dầu, nếu áp dụng cách tính khấu hao và niên hạn sử dụng như hiện nay sẽ khiến doanh nghiệp có thể lỗ lớn.
Thành phố Hà Nội hiện có khoảng 1,1 triệu ô tô và hơn 6,6 triệu xe máy, và con số này tăng khoảng trên dưới 10% mỗi năm. Ở đây, chỉ tính con số các xe được đăng ký tại Hà Nội, chưa kể các xe đăng ký vãng lai di chuyển qua địa bàn Thủ đô. Do vậy, phát thải đô thị ở Hà Nội có xu hướng tăng dần hằng năm. Việc chuyển đổi năng lượng trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ là rất quan trọng. Cho tới nay, công nghệ của chuyển đổi năng lượng trong lĩnh vực giao thông vận tải thì khả thi nhất là đường bộ. Bên cạnh việc phát thải một lượng lớn nhất, thì nó cũng là một lĩnh vực khả thi nhất để chuyển đổi. Bởi vì các công nghệ cũng đã sẵn sàng, việc chuyển đổi trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ là một phần hết sức quan trọng trong việc thực thi nỗ lực giảm phát thải dòng về 0 của ngành giao thông vận tải. |
Đinh Luyện
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Giao thông 22/12/2024 18:17
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Giao thông 22/12/2024 18:11
Hà Nội lên phương án phân luồng phương tiện dịp Tết 2025
Giao thông 20/12/2024 13:50
Triển khai mô hình "Bến khách an toàn giao thông"
Giao thông 19/12/2024 17:29
Quy hoạch luồng tuyến vận tải hành khách tại Hà Nội: Hiệu quả song vẫn cần kiểm tra giám sát
Giao thông 19/12/2024 11:33
Chủ trương cấm xe 29 chỗ vào thành phố Nha Trang giờ cao điểm làm "nóng" hội nghị đối thoại với doanh nghiệp
Giao thông 18/12/2024 18:08
TP.HCM: Bố trí 150 xe buýt điện tại 17 tuyến kết nối với các nhà ga trên tuyến metro số 1
Giao thông 18/12/2024 16:00
Tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo sẽ khởi công năm 2025
Giao thông 17/12/2024 16:35
Chỉnh trang nhiều tuyến phố: Vừa thi công vừa đảm bảo giao thông thông suốt
Giao thông 17/12/2024 13:43
Hà Nội cam kết sẽ hoàn thành nhiều dự án giao thông trọng điểm trong năm 2025
Giao thông 17/12/2024 13:42