Sự trở lại của tranh lụa

(LĐTĐ) Gần đây đã có nhiều nỗ lực của các họa sĩ trẻ trong việc đưa chất liệu lụa đến gần với công chúng, góp phần làm giàu có thêm dòng chảy của nền mỹ thuật Việt Nam.
Lan tỏa tình yêu với tranh lụa qua "Hương lụa tháng 6" Độc đáo triển lãm tranh lụa "Sợi kết nối"

Hài hoà truyền thống và hiện đại

Lụa là một trong những chất liệu được đưa vào thể nghiệm sử dụng để giảng dạy và sáng tác trong môi trường đào tạo mỹ thuật ở Việt Nam trong suốt gần một thế kỷ nay. Từ khi trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương thuộc Đại học Đông Dương được thành lập. Nhiều thế hệ thầy trò từ những ngày đầu thành lập trường đã cùng nhau thực nghiệm tìm tòi cách thể hiện trên một chất liệu mới mẻ như họa sĩ Nguyễn Phan Chánh, Nam Sơn, Lê Văn Đệ, Mai Trung Thứ, Lê Phổ, Lê Thị Lựu…

Sự trở lại của tranh lụa
Triển lãm về tranh lụa thu hút sự quan tâm của công chúng yêu nghệ thuật.

Kể từ đó trải qua bao thế hệ họa sĩ thăng trầm cùng những biến cố xoay vần của lịch sử, tranh lụa vẫn là một thể loại, chất liệu quan trọng cùng với sơn mài, sơn dầu… tạo nên một nền tảng mỹ thuật xuyên suốt song hành với lịch sử chính trị, xã hội của Việt Nam. Cùng với sơn mài, chất liệu lụa tự thân có lẽ đã trở thành một chất liệu nghệ thuật gắn kết được tinh thần truyền thống của dân tộc, của cảm thức phương Đông với thẩm mỹ tạo hình hiện đại của phương Tây, trở thành một chất liệu trung gian, hài hoà được tinh thần giữa truyền thống và hiện đại.

Tuy nhiên, từng có một giai đoạn khá dài, chất liệu tranh lụa gần như bị “lạnh nhạt” vì nhiều lí do. Một trong những nguyên nhân có lẽ do không có được sự hào nhoáng, rực rỡ, bắt mắt như những chất liệu sơn dầu, sơn mài hay acrylic khi cần có nhu cầu thu hút khách hàng từ thị trường hay trong các cuộc triển lãm. Với đặc tính khó nắm bắt của nó mà có những giai đoạn trong nhiều năm ròng rã, chất liệu lụa thậm chí trở thành một sự lựa chọn cuối cùng của những người học trong môi trường đào tạo mỹ thuật. Các làng nghề dệt lụa phục vụ cho nhu cầu người vẽ cũng dần teo tóp, thu hẹp và gần như không hề có sự cải tiến hay nâng cấp về chất lượng hay kỹ thuật trong nhiều năm.

Sự trở lại của chất liệu lụa có lẽ cũng chỉ mới từ hơn chục năm trở lại đây, xuất phát từ nỗ lực tìm tòi thể nghiệm của một số hoạ sĩ trẻ, đồng thời cộng hưởng phần nào từ những cuộc hồi hương của những bức tranh do các họa sĩ thời Đông Dương thể hiện sau những màn đấu giá triệu đô trên các sàn đấu giá quốc tế.

Sức hút mới mẻ cho công chúng

“Xưởng Lụa” của Khoa Hội hoạ trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam đã cố gắng từng bước phục hồi và làm mới lại chương trình “chuyên ngành Lụa” trong vài năm trở lại đây. May mắn trong vai trò vừa là một trong những người xây dựng chương trình chuyên ngành, vừa là người hướng dẫn trực tiếp, giám tuyển Nguyễn Thế Sơn đã cố gắng áp dụng tinh thần “giáo dục khai phóng” vào các học phần sáng tác chuyên ngành.

Những nỗ lực ấy đã được đền đáp xứng đáng khi vừa qua nhóm “Xưởng Lụa” dưới sự dẫn dắt của giám tuyển Nguyễn Thế Sơn đã giới thiệu tới công chúng Triển lãm “Sợi kết nối” tại Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA) với gần 80 tác phẩm hội hoạ và sắp đặt từ 24 nghệ sĩ trẻ tốt nghiệp Khoa Hội hoạ trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam.

Giám tuyển Nguyễn Thế Sơn cho biết: “Các tác phẩm tại triển lãm không chỉ giới hạn trong những khung tranh, mà toả ra với các sắp đặt kết hợp với sơn mài, và các chất liệu ứng dụng đa dạng, ứng tác với không gian. Các hình tượng và chủ đề được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau, từ lịch sử nghệ thuật cho đến góc độ biểu tượng văn hóa, ký hiệu học văn hóa, tâm lý học, nhưng đồng thời cũng thể hiện được “cái đặc biệt” trong từng cá tính sáng tạo”, Giám tuyển Nguyễn Thế Sơn chia sẻ.

Trưởng nhóm “Xưởng Lụa” Nguyễn Cẩm Nhung cho biết: “Trong triển lãm này, tác phẩm “Bình phong” của tôi với chất liệu lụa và sơn mài lần đầu tiên kết hợp với nhau, đánh dấu một sự thay đổi lớn cho việc sáng tạo và viết tiếp những câu chuyện của chất liệu lụa. Tôi nghĩ rằng việc đem chất liệu lụa truyền thống vào một triển lãm tại một không gian hiện đại như VCCA, đem đến những sức hút mới mẻ cho công chúng là trách nhiệm cao cả của những nghệ sĩ trẻ, để gìn giữ những giá trị tinh tuý mà những thế hệ hoạ sĩ trước để lại, đồng thời tạo những dấu ấn mới mẻ để giới thiệu cho công chúng vẻ đẹp của nền nghệ thuật nước nhà”.

Là một hoạ sĩ trẻ có tác phẩm “Trùng” trưng bày tại Triển lãm, Trần Thị Thu Thảo cho biết: “Tuổi đời của tranh lụa Việt Nam còn khá trẻ so với các chất liệu khác như sơn dầu, sơn mài. Việc xuất hiện những triển lãm như “Sợi kết nối” là hoàn toàn cần thiết. Nó như một cầu nối để đưa tranh lụa vào lại đường đua bằng cách thức mới mẻ, thu hút người trẻ quan tâm chất liệu này hơn”.

Đặc biệt, Triển lãm lần này có sự tham gia nghệ nhân Phan Thị Thuận của làng nghề lụa Phùng Xá, Mỹ Đức, Hà Tây. Từ những câu chuyện giữa những người nghệ nhân hiếm hoi còn làm nghề trồng dâu nuôi tằm với những hoạ sĩ trẻ ngày đêm sáng tác và thử nghiệm trên chất liệu lụa, người xem sẽ hiểu hơn sự hình thành của tác phẩm, các nghệ sĩ cũng thêm phần cảm hứng trong nghiên cứu, kết nối thực hành sáng tạo nghệ thuật của mình với những hoạt động văn hoá của làng nghề truyền thống.

Nghệ nhân Phan Thị Thuận đánh giá: “Khi giám tuyển Nguyễn Thế Sơn ngỏ lời mời tham gia tôi rất hào hứng, nhưng khi đến chiêm ngưỡng những tác phẩm hoàn chỉnh tại Triển lãm thì quả thật tôi rất bất ngờ. Họa sĩ Nguyễn Thế Sơn là nghệ sĩ giỏi, tài năng và tâm huyết với nghệ thuật nước nhà. Những người bạn của tôi từ Mỹ và các tỉnh thành khác về dự Triển lãm cũng rất thích thú. Tôi cho rằng Triển lãm này sẽ mở ra một hướng đi mới, đưa lụa đến gần với công chúng và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống hơn nữa”./.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bế mạc Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

Bế mạc Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

(LĐTĐ) Sáng nay (25/4), tại Sân vận động Tây Hồ (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã diễn ra Lễ bế mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX năm 2024. Đội bóng của LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm lên ngôi vô địch.
Đối thoại “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

Đối thoại “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

(LĐTĐ) Ngayf 24/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động". Chương trình nhằm cung cấp những kiến thức mới liên quan đến chế độ, chính sách và pháp luật lao động; đồng thời giải đáp những điều đang còn băn khoăn, vướng mắc cho đoàn viên, người lao động và bạn đọc.
Nguyên nhân khiến các bến xe “đìu hiu”?

Nguyên nhân khiến các bến xe “đìu hiu”?

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, lượng hành khách vào các bến xe có xu hướng giảm mạnh, cùng với đó là hàng loạt đơn vị vận tải tuyến cố định thông báo cắt lốt, ngừng hoạt động. Thực trạng này khiến các bến xe ngày càng vắng vẻ, thưa thớt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động bến bãi, điều này đòi hỏi các ngành chức năng cần có giải pháp tháo gỡ.
Ngày 25/4: Hà Nội ngày nắng, đêm có lúc có mưa rào và dông

Ngày 25/4: Hà Nội ngày nắng, đêm có lúc có mưa rào và dông

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 25/4, khu vực Hà Nội ngày nắng, đêm có lúc có mưa rào và dông, nhiệt độ cao nhất là 34 độ C.
Ấn tượng chương trình “Hát cho công nhân nghe - Nghe công nhân hát” huyện Thạch Thất

Ấn tượng chương trình “Hát cho công nhân nghe - Nghe công nhân hát” huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Nhằm kết nối công nhân, hướng về cơ sở, xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thạch Thất đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa. Đáng chú ý là Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Hát cho công nhân nghe - nghe công nhân hát” vào sáng 24/4/2024.
55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

(LĐTĐ) Sáng 24/4, các cấp Công đoàn thành phố Đà Nẵng và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tham gia buổi hòa giải lần thứ nhất vụ Công ty Cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng nợ tiền lương, trợ cấp thôi việc của 89 người lao động.
LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm hỏi, tặng quà đoàn viên nhân dịp Tháng Công nhân

LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm hỏi, tặng quà đoàn viên nhân dịp Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp với Hội Chữ thập đỏ, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty CP Bê tông Minh Đức tổ chức thăm hỏi, tặng quà đoàn viên mắc bệnh hiểm nghèo nhân dịp Tháng Công nhân năm 2024.

Tin khác

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

(LĐTĐ) Sắp tới, Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Khoảng trời mới”. Việc tổ chức trưng bày nhằm giúp công chúng hiểu hơn về các chiến dịch lịch sử trên chiến trường Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) với những câu chuyện kể về các chiến sĩ cách mạng đã trải qua những năm tháng bị địch bắt, giam cầm hà khắc trong các nhà tù thực dân. Kháng chiến thành công, họ lại cùng nhau đoàn kết, quyết liệt đấu tranh để được trao trả và trở về với cách mạng, với nhân dân.
Lặng lẽ xương rồng

Lặng lẽ xương rồng

(LĐTĐ) Xương rồng, xưa nay nhân gian nghĩ về sự gai góc, khô cằn. Loài cây này dường như sinh ra để vượt khó vươn lên, cả bản lĩnh cứng cỏi giữa đất trời nắng mưa. Xương rồng thường mọc hoang, mọc dại ở những vùng đất cát. Là loại cây chịu nắng chịu hạn, dai dẳng can trường. Có điều lạ, hễ chạm khẽ vào cây là nhựa chảy ra ròng ròng, thành dòng, như người mau nước mắt.
Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, tại xóm Tân Hoa, xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, chính quyền địa phương và dòng họ Trần Đình (chi 2) đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Nhà thờ họ Trần Đình (chi 2).
Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

(LĐTĐ) Hơn 300 tài liệu, hình ảnh phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố sẽ trưng bày tại triển lãm trực tuyến “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

(LĐTĐ) Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại".
Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

(LĐTĐ) Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba, trên địa bàn quận Tây Hồ đã và đang diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi. Không chỉ giới thiệu, đưa sách đến gần hơn với mọi người, các hoạt động này còn góp phần lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

(LĐTĐ) Ngày 18/4, Bảo tàng Hà Nội đã khai mạc trưng bày chuyên đề "Tiếng vọng" nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Xem thêm
Phiên bản di động