Tô đậm thêm nét đẹp văn hóa Thủ đô từ ứng xử với lễ hội
Sẽ ban hành nghị định về lễ hội Độc đáo văn hóa lễ hội thả diều Phát huy giá trị văn hóa Lễ hội Tổng Nam Phù |
Số lượng người đi chơi hội vẫn đông, nhưng tình trạng hỗn loạn mà báo chí phản ánh trong những năm trước không còn nữa. Có lẽ nhiều người cùng cảm nhận chưa có năm nào lễ hội lại "sóng yên bể lặng" như năm nay.
Nếu như nhiều năm về trước, Lễ hội chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội) được coi là một "điểm nóng" về văn hóa ứng xử, thì những năm gần đây, chùa Hương không còn được báo chí nhắc đến với những tiêu đề như "Cảnh hỗn loạn khi tranh lộc tại chùa Hương", hay "Loạn ngày khai hội"…
Hay như tại Lễ hội Đền Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội), chỉ cách đây tầm ba, bốn năm, cảnh hỗn loạn xảy ra tại lễ hội này đã bị lên án mạnh mẽ khi hàng trăm thanh niên lao vào tranh cướp hoa tre, trầu cau cầu may. Chưa kể đến ở nhiều lễ hội, cảnh chèo kéo bán hàng, cảnh nhếch nhác nơi cửa đình, đền, chùa hay việc ăn mặc phản cảm, cười nói vô duyên nơi lễ hội, tuy nhiên tình trạng này hiện đã hạn chế rất nhiều.
Những hình ảnh đẹp tại Lễ hội làng Yên Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội. |
Một trong những “không gian” để nét đẹp của người Hà Nội được thể hiện rõ nhất chính là lễ hội. Người Hà Nội có văn minh, thanh lịch hay không, phần nào đó thể hiện ở cách họ ứng xử với văn hóa dân gian truyền thống.
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Phùng Hoàng Anh (Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam) cho rằng, cùng với các lễ hội ở Việt Nam, những lễ hội ở Hà Nội đều mang đến những giá trị tinh thần to lớn cho người dân Thủ đô và du khách. Các hoạt động trong lễ hội Hà Nội đều gắn liền với quá trình phát triển của xã hội, góp phần giữ gìn truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa, đời sống tâm linh của cộng đồng và dân tộc.
Lễ hội là nơi tụ họp, tụ hội rất nhiều thành viên trong và ngoài cộng đồng cùng tham dự, trong đó có sự ứng xử của các nhóm người với những xu hướng, tâm lý, hành vi khác nhau. Câu hỏi đặt ra là, nếu tham gia lễ hội các thành viên có văn hóa ứng xử tốt thì sinh hoạt lễ hội diễn biến ra thế nào? Và nếu văn hóa ứng xử thấp thì lễ hội sẽ diễn ra như thế nào?
Bàn về văn hóa ứng xử trong lễ hội là bàn về nhận thức, hành vi của từng cá nhân và nhóm người, đám đông trong quá trình tham gia lễ hội. Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Phùng Hoàng Anh cho rằng, cách mà con người ứng xử với lễ hội - di tích chính là một phần trong cốt cách của mỗi người, nó là cách “ứng xử nơi công cộng” kèm theo với sự tôn trọng, trân trọng văn hóa truyền thống. Chúng ta sẽ không thể đánh giá một cộng đồng là “văn minh” nếu nhìn thấy họ đối xử với văn hóa truyền thống một cách thiếu tôn trọng và bừa bãi.
Văn hóa ứng xử là vấn đề được bàn khá nhiều trong đời sống xã hội. Vậy văn hóa ứng xử trong lễ hội khác với văn hóa ứng xử trong đời sống thường nhật như thế nào? Theo ông Phùng Hoàng Anh, đó là hành vi cá nhân trong một sinh hoạt văn hóa đặc thù gắn với một không gian tâm linh, di tích lịch sử, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng. Nó khác với loại hình, văn hóa ứng xử khác trong đời sống thường nhật.
Lễ hội làng Triều Khúc. |
Trong sinh hoạt văn hóa lễ hội, ứng xử đúng với tinh thần văn hóa của các lễ hội là một hành vi rất cần thiết và quan trọng cần được quán triệt, tuyên truyền cho các thành viên cộng đồng khi tham gia lễ hội; có thể xem đó là “hành trang” tất yếu mà mỗi cá nhân, đám đông cần có khi đến với các loại hình lễ hội.
"Hà Nội đã, đang và cần hướng tới các giá trị ứng xử tốt đẹp khi tham gia lễ hội và hạn chế bớt, tiến tới loại bỏ các lời nói, thái độ, hành vi không tốt đẹp diễn ra tại các lễ hội", ông Phùng Hoàng Anh nhấn mạnh.
Có thể nói, để có văn hóa ứng xử trong lễ hội đúng thì một trong yếu tố cấu thành là “hành vi” của những người tham gia lễ hội. Ông Phùng Hoàng Anh cho rằng không chỉ hành vi của những người tham gia lễ hội, mà còn có cả hành vi của những người tổ chức lễ hội.
Đã có nhiều năm, dù công tác tổ chức lễ hội ở Hà Nội được chuẩn bị kỹ lưỡng, song vẫn có một số nơi xảy ra hình ảnh chưa đẹp, thậm chí có nhiều hành vi biến tướng từ các đơn vị tham gia tổ chức. Đặc biệt, đi lễ đầu năm là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam nhưng hoạt động này cũng nảy sinh không ít vấn đề như hiện tượng trục lợi tín ngưỡng, mê tín dị đoan, lãng phí,…
Vì vậy, để từng bước nâng cao chất lượng văn hóa ứng xử trong lễ hội thời gian tới Hà Nội cần có các hoạt động nâng cao nhận thức của người dân khi tham gia lễ hội, tạo lập thái độ đúng, tích cực, có văn hóa khi ứng xử với lễ hội - di tích.
Nét đẹp văn hóa lễ hội. |
Trong sự nghiệp phát triển văn hóa, vấn đề xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện được thành phố Hà Nội xác định là một trong những nội dung trọng tâm, xuyên suốt, góp phần thúc đẩy thành phố ngày càng phát triển hiện đại, văn minh, giàu bản sắc văn hóa và xứng tầm với vị thế Thủ đô trong thời kỳ mới.
Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch, tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội được vinh danh là “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”, “Thủ đô anh hùng”, “Thành phố vì hòa bình”, “Thành phố sáng tạo”, trở thành niềm tự hào của cả nước.
Nét thanh lịch của người Hà Nội thể hiện trong lối sống, sinh hoạt gia đình và cộng đồng, trong giao tiếp, ứng xử, trong văn hóa, ẩm thực, lễ hội… Tuy nhiên, Hà Nội cũng nhìn nhận, so với yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa đi vào thực chất, bền vững, còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế. Điều đó có nguyên nhân khách quan song nguyên nhân chủ quan là chủ yếu.
Vì vậy, để phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, thực sự trở thành nguồn lực nội sinh cho sự phát triển bền vững Thủ đô, cần có một kế hoạch trước mắt và dài hạn, một lộ trình tư duy khoa học, quản lý theo hướng bền vững thì mới mang lại hiệu quả như mong muốn.
Đầu năm 2024, Thành ủy Hà Nội ban hành Chỉ thị số 30-CT/TU “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, trong đó nội dung của Chỉ thị nêu rõ, lịch sử văn hiến hơn 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội hun đúc nên giá trị cốt cách của người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Tin khác
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51
Gần 500 người mẫu tham gia Bách Hoa Bộ Hành: Nơi những bông hoa tình yêu văn hóa dân tộc khoe sắc
Văn hóa 18/11/2024 09:28
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: "Đại tiệc" văn hóa thu hút 30 vạn lượt khách
Văn hóa 17/11/2024 22:09