Khánh Hòa: Bảo tàng Trường Sa là công trình văn hóa, lịch sử, tâm linh
Khánh Hoà: Khu tái định cư sau 15 năm chỉ còn 13 hộ dân bám định cư Kiểm tra 5 công trình khách sạn, căn hộ lớn ở Nha Trang Khai mạc Lễ hội Vịnh ánh sáng quốc tế Nha Trang 2024 |
Theo Công ty Huni Architectes, cảm hứng thiết kế công trình xuất phát từ Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma (xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa), nơi không gian ngầm với 64 bông hoa tượng trưng cho các chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc. Hình khối chủ đạo của công trình có kiến trúc 3 hướng nhìn chính về phía đảo Gạc Ma, phía đảo Trường Sa lớn và hướng về phía biển Đông.
Công trình thiết kế với không gian ngầm với 64 bông hoa tượng trưng cho các chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc. |
Tổng thể công trình như dòng chảy, tiếp nối liền mạch những giá trị về tinh thần và không gian kiến trúc - cảnh quan của Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma. Hành trình đi qua các không gian chính là hành trình du khách trải nghiệm các giá trị văn hóa, lịch sử. Để mỗi góc công trình, mỗi mảng tường đều là một hiện vật, để bảo tàng không chỉ là một công trình vô tri xây nên từ gạch đá, mà là một “nhân chứng sống động” chứa đựng tinh thần, tâm hồn Trường Sa và tinh thần yêu nước quật cường của nhân dân ta.
Công trình Bảo tàng Trường Sa sẽ được xây dựng trên khu đất có diện tích 1,71ha, tiếp giáp với Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma. Kinh phí thi tuyển thiết kế và xây dựng do doanh nghiệp tư nhân tài trợ. Khi hoàn thành, Bảo tàng Trường Sa sẽ khớp nối với Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma (hoạt động từ năm 2017) do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xây dựng trên diện tích hơn 20.000m2 với tổng mức đầu tư gần 130 tỉ đồng.
Bên trong bảo tàng được bố trí những khoảng thông tầng tăng dần theo độ cao kết hợp với việc thu hẹp và đột ngột mở rộng không gian trưng bày nhằm dẫn dắt hành trình cảm xúc tuyến thăm quan, tạo nên ấn tượng thị giác cho du khách và nhận thức về chiều sâu. |
Trong cuộc họp mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân đánh giá, công trình Bảo tàng Trường Sa là công trình văn hóa, lịch sử, tâm linh và gắn liền với Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma. Mục đích xây dựng công trình nhằm có thêm một điểm tham quan, tìm hiểu văn hóa, lịch sử để góp phần giáo dục truyền thống, nâng cao nhận thức về chủ quyền biển, đảo cho các thế hệ, tầng lớp nhân dân.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tại sao năm nay phố Hàng Mã ít đồ cúng ông Công ông Táo?
Ra mắt Nghiệp đoàn lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở phường Ngọc Thụy với 81 đoàn viên
Cụm thi đua số 1: Các phong trào thi đua đã đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng tích cực
Rộn ràng Hội thi gói bánh chưng và bày mâm cỗ, mâm quả ngày Tết
Diễn đàn Nghị viện Hợp tác Pháp ngữ thành công tốt đẹp, thông qua Tuyên bố Cần Thơ
Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Bùi Huyền Mai thăm, chúc Tết và tặng quà người lao động
“Chuyến bay Công đoàn - Xuân 2025” đưa 450 lao động và người thân về quê đón Tết
Tin khác
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05
Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân
Văn hóa 18/01/2025 15:11
Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025: Điểm hẹn văn hóa đầu năm tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 16/01/2025 19:40
Rộn ràng không gian Tết truyền thống tại phố cổ Hà Nội
Văn hóa 14/01/2025 14:52
Rằm tháng Chạp năm Giáp Thìn nên cúng giờ nào để may mắn?
Văn hóa 14/01/2025 06:24
Hà Nội: Đặc sắc chuỗi chương trình nghệ thuật mừng Xuân Ất Tỵ
Văn hóa 13/01/2025 06:51
Người đẹp đến từ Cao Bằng đăng quang Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam
Văn hóa 12/01/2025 08:40