"Miền xa thẳm" - Lời tri ân sâu sắc tới các anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Tối 30/7, tại Cung văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt mang tên “Miền xa thẳm” - kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024). Chương trình nhằm tri ân và tưởng nhớ công lao to lớn của các chiến sĩ đã hy sinh xương máu, viết nên những trang sử hào hùng cho dân tộc.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội thăm, tặng quà người có công Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7 Đoàn công tác Tổng LĐLĐ Việt Nam dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên

Điểm đặc biệt của “Miền xa thẳm” là ngoài Cung văn hoá Hữu nghị Việt Xô, chương trình còn kết nối với 5 điểm cầu trên khắp cả nước: Đền thờ Anh hùng Liệt sĩ điểm cao 468 (Thanh Thủy, Hà Giang), Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên (Hà Giang), Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9 (Quảng Trị), Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn (Quảng Trị), Nghĩa trang Hàng Dương (Côn Đảo).

Đây đều là những nơi linh thiêng, ghi dấu những hy sinh cao cả của các Anh hùng Liệt sĩ. Việc lựa chọn những địa điểm này nhằm tạo ra một không gian kết nối giữa quá khứ và hiện tại, giúp khán giả cảm nhận sâu sắc hơn về ý nghĩa của sự hy sinh và lòng biết ơn đối với những người đã ngã xuống.

Đại biểu tham dự chương trình.

Biểu tượng của chương trình được lấy cảm hứng từ tượng đài “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” đặt tại vườn hoa Vạn Xuân, Hà Nội. Hình ảnh một người phụ nữ mặc áo dài, cầm kiếm và một chiến sĩ cảm tử quân ôm bom ba càng tượng trưng cho tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Chia sẻ về lý do chọn hình tượng này, nhà báo Ngô Thanh - Tổng đạo diễn chương trình “Miền xa thẳm” cho biết: “Tượng đài này không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật mà còn là một biểu tượng mạnh mẽ về tinh thần yêu nước, về sự hy sinh cao cả của thế hệ cha anh. Dải cờ đỏ phía sau tượng đài như một lời nhắc nhở về truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc, đồng thời tượng trưng cho dòng máu nóng của các anh đã xả thân vì nước.

Chúng tôi mong muốn thông qua hình ảnh này, truyền tải đến khán giả thông điệp về lòng biết ơn sâu sắc đối với các Anh hùng Liệt sĩ, đồng thời khơi dậy ý thức trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc trong mỗi người hôm nay”.

Ban Tổ chức tặng hoa cho dàn nghệ sĩ tham gia chương trình.

Nếu như “Màu hoa đỏ” là khúc ca chung dành cho các Anh hùng Liệt sĩ đã ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc, thì “Biết ơn chị Võ Thị Sáu” của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn lại là một bài ca dành riêng cho nữ Anh hùng trẻ tuổi Võ Thị Sáu. Dù tuổi đời còn rất trẻ, chị đã chọn con đường cách mạng đầy gian nan, hy sinh. Hình ảnh “Nghiêng mình Sáu hái bông hoa ven đường/Cài lên mái tóc rối tung/Cất cao tiếng hát giữa vòng lưỡi lê…” đã khắc sâu vào lòng người nghe.

Hình ảnh hai người lính giải phóng đứng thẳng, tay súng hướng về phía trước, đã trở thành biểu tượng cho ý chí quyết tâm và tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam. Nhà thơ Lê Anh Xuân đã khắc họa chân thực tượng đài bất tử đó qua bài thơ “Dáng đứng Việt Nam”, cũng là tác phẩm cuối cùng của đời mình. Nguyên mẫu của hai người lính trong bài thơ là những con người bình dị nhưng mang trong mình một tinh thần yêu nước cao cả. Đó là Chính trị viên phó Đại đội 1 Nguyễn Công Mẹo, người con quê hương Triệu Sơn (Thanh Hóa) và một đồng đội chưa rõ tên đã cùng nhau chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, để lại hình ảnh bất tử về một thế hệ thanh niên Việt Nam anh hùng.

Điểm cầu Nghĩa trang Hàng Dương (Côn Đảo).

Bên cạnh những ca khúc đã đi cùng năm tháng, trong chương trình “Miền xa thẳm”, khán giả được thưởng thức hai ca khúc đặc biệt là “Hát Giang Trường Hận” và “Bóng chiều Tây Nam”.

Chương trình “Miền xa thẳm” là lần đầu tiên bản gốc của ca khúc “Hát Giang Trường Hận” - tiền thân của bản “Hồn tử sĩ” nổi tiếng - được trình diễn trên sân khấu với tư cách một tác phẩm nghệ thuật độc lập. Điều này đã mang đến một góc nhìn mới, đầy bất ngờ cho khán giả. Hoàn cảnh sáng tác khá đặc biệt của ca khúc gắn liền với những năm tháng tăm tối của đất nước, khi mà dân tộc vẫn chìm trong cảnh vong nô, mất nước.

Việc được nghe lại bản gốc “Hát Giang Trường Hận” trong một không gian âm nhạc hiện đại, với bản phối khí mới mẻ, đầy bi tráng giúp khán giả cảm nhận chiều sâu và ý nghĩa của tác phẩm âm nhạc vốn rất quen thuộc này.

NSND Tấn Minh tham gia chương trình.

Còn với ca khúc “Bóng chiều Tây Nam”, đây là một tác phẩm được nhạc sĩ Trương Quý Hải gửi gắm rất nhiều cảm xúc. Khác với những ca khúc trước đây thường gắn liền với hình ảnh những người lính bảo vệ biên giới phía Bắc, “Bóng chiều Tây Nam” hướng về những chiến sĩ tình nguyện đã hy sinh tại chiến trường Campuchia. Đây là một chủ đề ý nghĩa, nhưng ít được khai thác trong âm nhạc Việt Nam. Ca khúc như một lời gọi thiết tha, mong muốn đưa linh hồn các anh trở về với đất mẹ. Hình ảnh “bóng chiều Tây Nam” gợi lên nỗi nhớ quê hương da diết. Thông qua ngôn ngữ âm nhạc, nhạc sĩ Trương Quý Hải đã thể hiện tình cảm đặc biệt của mình với những người con ưu tú của đất nước đã hy sinh vì nghĩa vụ quốc tế cao cả.

Ngoài các bài hát, chương trình còn có các tuyến phóng sự và tiểu phẩm kể về những câu chuyện hy sinh của các Anh hùng Liệt sĩ. Đó là ca mổ đau đớn nhất trong đời người của bác sĩ Vũ Đình Tụng (Bộ trưởng Bộ Thương binh, Cựu binh đầu tiên). Đó là “Vụ hành quyết Sài Gòn” (Nhân vật chính Bảy Lớp trong bức ảnh gây chấn động thế giới mang tên “Vụ hành quyết Sài Gòn”). Tiểu phẩm Bức tâm thư gửi cho hậu thế cũng sẽ là điểm nhấn có thể lấy nước mắt của người xem thông qua câu chuyện cảm động về bức thư được tìm thấy sau chiến tranh giữa rừng già Nam Bộ.

Là ca sĩ chuyên thể hiện dòng nhạc quê hương đất nước và cách mạng, NSƯT Vũ Thắng Lợi bày tỏ niềm xúc động và vinh dự khi tham gia chương trình “Miền xa thẳm”: “Tháng 7 năm nay có ý nghĩa đặc biệt hơn. Sự linh thiêng của tháng 7 càng thêm sâu sắc hơn, đặc biệt với mỗi nghệ sĩ khi cất cao lời ca tiếng hát của mình, để tôn vinh sự hy sinh cao cả của những anh hùng dân tộc”.

Chương trình “Miền xa thẳm” là một lời tri ân chân thành tới các anh hùng liệt sĩ, và là một dịp để chúng ta cùng nhau nhắc nhớ và ghi ơn những người đã hy sinh vì Tổ quốc. Thông qua chương trình, mỗi người sẽ ý thức được trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc, tri ân và nhớ ơn những người đã hy sinh để đất nước có được hòa bình và độc lập như ngày hôm nay.

Chương trình “Miền xa thẳm” do nhà báo Ngô Thanh - Giám đốc Trung tâm các chương trình giải trí của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội làm Tổng đạo diễn và tác giả kịch bản, được phối khí, dàn dựng công phu bởi Giám đốc âm nhạc - nhạc sĩ Thành Vương cùng phần biểu diễn của Dàn nhạc thính phòng Thăng Long và nhiều nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng trong nước như: NSND Tấn Minh, NSND Mai Hoa, NSƯT Vũ Thắng Lợi, Đông Hùng, Bảo Yến, Viết Danh…

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ngành BHXH Việt Nam: Tiếp tục nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong triển khai Đề án 06

Ngành BHXH Việt Nam: Tiếp tục nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong triển khai Đề án 06

(LĐTĐ) Triển khai công tác chuyển đổi số và Đề án 06, ngành Bảo hiểm xã hội quyết tâm hoàn thành 100% nhiệm vụ trong thời gian sớm nhất. Theo đó, toàn ngành sẽ tiếp tục nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong triển khai, đảm bảo 5 rõ: Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ kết quả, rõ thời gian; nâng cao nhận thức của công chức, viên chức, người lao động về công tác chuyển đổi số, triển khai Đề án 06.
Đưa giá trị bia Tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đến gần hơn với công chúng

Đưa giá trị bia Tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đến gần hơn với công chúng

(LĐTĐ) Ngày 31/7, tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Trung tâm Hoạt động Văn hoá Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề "Hình tượng rồng trên bia Tiến sĩ".
Phối hợp thực hiện tốt công tác chăm lo, tổ chức phong trào thi đua

Phối hợp thực hiện tốt công tác chăm lo, tổ chức phong trào thi đua

(LĐTĐ) Phòng Giáo dục Đào tạo và Liên đoàn Lao động quận Thanh Xuân đã phối hợp chỉ đạo các trường thực hiện nghiêm chế độ, chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên như nâng lương, đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội...
Hội Nông dân thành phố Hà Nội tặng quà hỗ trợ người dân vùng lũ huyện Chương Mỹ

Hội Nông dân thành phố Hà Nội tặng quà hỗ trợ người dân vùng lũ huyện Chương Mỹ

(LĐTĐ) Ngày 31/7, Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã đến thăm, trao hỗ trợ tới người dân huyện Chương Mỹ bị ảnh hưởng mưa lũ, tặng quà cho các hộ dân gặp khó khăn.
Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động

Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Xác định công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Công đoàn, 6 tháng đầu năm, Liên đoàn Lao độông (LĐLĐ) quận Nam Từ Liêm đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch, hướng dẫn các Công đoàn cơ sở (CĐCS) đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng với nhiều hình thức phong phú, đạt hiệu quả thiết thực.
Đề xuất gắn mã QR trên các tuyến phố thuộc quận Hoàn Kiếm

Đề xuất gắn mã QR trên các tuyến phố thuộc quận Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Theo đề xuất, 139 cột trên các tuyến đường thuộc quận Hoàn Kiếm được gắn mã QR, trong đó: 69 cột trên 15 tuyến phố thuộc khu vực phố cổ Hà Nội - trong không gian đi bộ; 70 cột trên 16 tuyến phố thuộc khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội chia sẻ với các gia đình bị thiệt hại do mưa lũ tại Quốc Oai

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội chia sẻ với các gia đình bị thiệt hại do mưa lũ tại Quốc Oai

(LĐTĐ) Chiều 31/7, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội Đặng Thị Phương Hoa đã đến chia sẻ, động viên hai gia đình chịu tổn thất nặng nề do ảnh hưởng của cơn bão số 2 và mưa lũ trên địa bàn huyện Quốc Oai.

Tin khác

Khánh Hòa: Bảo tàng Trường Sa là công trình văn hóa, lịch sử, tâm linh

Khánh Hòa: Bảo tàng Trường Sa là công trình văn hóa, lịch sử, tâm linh

(LĐTĐ) Ngày 31/7, UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, tỉnh đã có Quyết định số 1944/QĐ-UBND phê duyệt kết quả thi tuyển phương án kiến trúc, cảnh quan công trình Bảo tàng Trường Sa do Công ty TNHH HUNI Việt Nam (Huni Architectes) thực hiện.
Tô đậm thêm nét đẹp văn hóa Thủ đô từ ứng xử với lễ hội

Tô đậm thêm nét đẹp văn hóa Thủ đô từ ứng xử với lễ hội

(LĐTĐ) Hà Nội được xem là nơi có nhiều lễ hội nhất so với các địa phương khác. Hằng năm, Thủ đô có trên 1 nghìn lễ hội được diễn ra trong tổng số gần 8 nghìn lễ hội của cả nước. Chính vì vậy, ứng xử đẹp khi tham gia lễ hội cũng là cách thể hiện nét văn hóa của con người Hà Nội.
Đình thờ Danh nhân tiên triết Chu Văn An: Sáng mãi nét đẹp văn hóa Hà Nội

Đình thờ Danh nhân tiên triết Chu Văn An: Sáng mãi nét đẹp văn hóa Hà Nội

(LĐTĐ) Chỉ còn hơn một tháng nữa là học sinh Thủ đô lại nô nức khai giảng năm học mới. Không ít học trò lại đến báo danh tại Đền thờ Chu Văn An, nơi thờ phụng người thầy giáo với tấm gương mẫu mực về tâm đức sáng ngời, tọa lạc tại xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Hà Nội: Tuyên truyền xây dựng văn hóa giao thông an toàn

Hà Nội: Tuyên truyền xây dựng văn hóa giao thông an toàn

(LĐTĐ) Ngày 30/7, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị báo cáo viên Thành phố tháng 7/2024.
Tuyên dương 90 Gia đình văn hóa Thủ đô tiêu biểu năm 2024

Tuyên dương 90 Gia đình văn hóa Thủ đô tiêu biểu năm 2024

(LĐTĐ) Lễ tuyên dương Gia đình văn hóa Thủ đô tiêu biểu kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 28/8/2024, tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Trong khuôn khổ buổi lễ cũng sẽ diễn ra hoạt động trưng bày ảnh, sách về thiếu nhi, phụ nữ và gia đình, các nét đẹp mang giá trị truyền thống gắn với tiêu chí ứng xử trong gia đình.
Độc đáo hình tượng rồng trên bia Tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Độc đáo hình tượng rồng trên bia Tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) “Hình tượng rồng trên bia Tiến sĩ” nhằm mang đến cho khách tham quan những khám phá mới lạ, bất ngờ về các họa tiết rồng trên 82 bia Tiến sĩ Thăng Long hiện đang được lưu giữ và bảo tồn tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Người ở phía sau

Người ở phía sau

(LĐTĐ) Lúc anh chuyển từ chi nhánh đến trụ sở chính của công ty để làm việc, cô đã là một Phó giám đốc phụ trách truyền thông năng động, xinh đẹp và luôn đứng đầu các cuộc bình chọn cán bộ xuất sắc của năm. Là một người sống trầm lặng, ít nói và tập trung cao cho công việc, nhưng những lời đồn về cô vẫn thỉnh thoảng lọt vào tai anh. Cô là người phụ nữ được khao khát nhất trong lòng những anh chàng độc thân ở công ty.
Lan tỏa gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao Thủ đô

Lan tỏa gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao Thủ đô

(LĐTĐ) Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành kế hoạch về việc triển khai Cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt và công tác phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025.
TS.BS Nguyễn Thành Nhơn ra mắt sách "Nhân tố quyết định nên người thành đạt"

TS.BS Nguyễn Thành Nhơn ra mắt sách "Nhân tố quyết định nên người thành đạt"

(LĐTĐ) Ngày 27/7, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ ra mắt sách "Nhân tố quyết định nên người thành đạt" của tác giả TS.BS Nguyễn Thành Nhơn.
Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, cổ động phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII

Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, cổ động phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII

(LĐTĐ) Tổ giúp việc thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động, văn hóa, nghệ thuật thuộc Tiểu Ban tổ chức phục vụ Đại hội Đảng bộ Thành phố XVIII vừa ban hành kế hoạch số 152-KH/TTCĐVHNT về triển khai công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động, văn hóa nghệ thuật phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII.
Xem thêm
Phiên bản di động