Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn

(LĐTĐ) Là địa phương có quy mô giáo dục lớn nhất cả nước, thời gian qua, cùng với giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn của thành phố Hà Nội đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, so với một số địa phương khác trên cả nước, mức khen thưởng dành cho học sinh giỏi của Hà Nội còn khiêm tốn…
Tổ chức tuyển sinh đúng quy chế, đảm bảo công bằng, khách quan “Chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục

Nhiều kết quả đáng ghi nhận

Thành phố Hà Nội hiện là địa phương có quy mô giáo dục lớn nhất cả nước với 2.913 trường mầm non, phổ thông; 29 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và 1 Trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội; gần 2,3 triệu học sinh và hơn 130 nghìn giáo viên. Năm học 2023 - 2024, dù còn nhiều khó khăn nhưng Thành phố tiếp tục duy trì chất lượng giáo dục đại trà, mũi nhọn. Đặc biệt, tại kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia Trung học phổ thông, học sinh Thủ đô đã giành kết quả cao nhất từ trước tới nay với 184 giải (gồm 14 giải Nhất, 61 giải Nhì, 54 giải Ba, 55 giải Khuyến khích).

Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn
Hà Nội khen thưởng học sinh có thành tích xuất sắc đặc biệt, trong đó có Đặng Tuấn Anh (học sinh lớp 12 Trường Trung học phổ thông Chu Văn An, đứng thứ 2 từ phải sang) đoạt Huy chương Vàng kỳ thi Olympic Sinh học quốc tế năm 2024. (Ảnh: P.T)

Không chỉ giữ vững vị thế là đơn vị dẫn đầu về số lượng học sinh đạt giải, chất lượng giải thưởng năm nay của học sinh Thành phố cũng có bước cải thiện rõ rệt. So với năm học 2022 - 2023, tổng số giải của học sinh Thành phố đạt được năm học 2023 - 2024 tăng thêm 43 giải, trong đó số giải Nhất tăng 1 giải. Học sinh Thủ đô tiếp tục khẳng định năng lực, sở trường với môn Ngoại ngữ khi giành tới 6 giải Nhất môn tiếng Anh, 1 giải Nhất môn tiếng Pháp. Đặc biệt, các đội tuyển tiếng Anh, tiếng Pháp và Hóa học có 100% thành viên đều giành giải.

Đáng chú ý, trong số 84 học sinh giành giải, có 13 học sinh được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chọn tham dự vòng thi tuyển chọn thành viên đội tuyển quốc gia để tham dự các kỳ thi Olympic quốc tế năm 2024. Sau vòng tuyển chọn, Đặng Tuấn Anh (học sinh lớp 12 Trường Trung học phổ thông Chu Văn An) đã xuất sắc được chọn tham dự và giành Huy chương Vàng tại kỳ thi Olympic Sinh học quốc tế, Trần Đăng Khôi (học sinh lớp 12 Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam, Hà Nội) giành Huy chương Vàng tại kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế.

Để có được những kết quả này, bên cạnh sự cố gắng, nỗ lực của các học sinh, giáo viên, trong những năm qua, Thành phố đã dành sự quan tâm, đầu tư lớn cho giáo dục. Sự quan tâm ấy đã thể hiện rất rõ trong Luật Thủ đô vừa được Quốc hội thông qua. Trong đó, Luật dành riêng Điều 22 đề cập đến công tác phát triển GD&ĐT. Luật Thủ đô sửa đổi đã nhấn mạnh: “Phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo để Thủ đô là trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao, thích ứng với quá trình chuyển đổi số quốc gia, đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế”.

Động lực nâng chất lượng

Nhiều năm qua, Hà Nội luôn là địa phương dẫn đầu về số lượng và công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh mũi nhọn. Tuy nhiên, so với một số địa phương khác trên cả nước, mức khen thưởng dành cho học sinh giỏi của Hà Nội còn khiêm tốn…

Theo Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương, mức khen thưởng học sinh giỏi của Hà Nội là vấn đề được ngành GD&ĐT Hà Nội trăn trở nhiều năm qua. Trên cơ sở thực tế cùng nguyện vọng, đề xuất của học sinh, phụ huynh, giáo viên và các nhà trường, Sở GD&ĐT Hà Nội đã trình Hội đồng nhân dân Thành phố dự thảo Nghị quyết về quy chế khen thưởng học sinh giỏi của Thủ đô. Sở GD&ĐT Hà Nội mong muốn mức khen thưởng dành cho những học sinh đoạt giải tại các kỳ thi sẽ thỏa đáng hơn. Cùng đó, giáo viên có thành tích hướng dẫn học sinh đoạt giải cũng được nhận phần thưởng tương xứng. Điều này sẽ góp phần tích cực trong việc phát hiện, bồi dưỡng nhân tài cho Thủ đô và đất nước.

Cụ thể, đối với các nhà giáo, học sinh, học viên đạt được các thành tích trong công tác, học tập, Thành phố mới chỉ có Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐND ngày 7/7/2020 của Hội đồng nhân dân Thành phố về việc quy định một số nội dung và mức chi thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân Thành phố, trong đó vận dụng mức thưởng cho các nhà giáo, học sinh đạt thành tích xuất sắc trong công tác, học tập mới là từ 1 lần mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng đến 20 triệu đồng/người (đối với cá nhân lập thành tích đặc biệt xuất sắc có tác động tích cực đối với Thành phố, khu vực hoặc thế giới) và vận dụng mức thưởng cho các nhà giáo đạt giải tại các cuộc thi giáo viên dạy giỏi thành phố từ 500 nghìn đồng đến 12 triệu đồng. Tuy nhiên, hiện nay, Thành phố chưa có mức thưởng cụ thể nào đối với các giáo viên, học sinh, học viên đạt thành tích trong các cuộc thi, kỳ thi cấp thành phố, quốc gia, quốc tế của thành phố Hà Nội.

Trong khi đó, tại một số địa phương khác, mức thưởng này rất cao. Chẳng hạn, Quảng Ninh chi thưởng 700 triệu đồng cho học sinh giành Huy chương Vàng Olympic quốc tế; tiếp đến là Hải Phòng, Bắc Ninh với mức thưởng 500 triệu đồng, Vĩnh Phúc thưởng 400 triệu đồng. Nhiều tỉnh, thành phố khác có mức thưởng lên đến hơn 100 triệu đồng. Với các kỳ thi cấp quốc gia, Kiên Giang dẫn đầu với mức thưởng 100 triệu đồng cho giải Nhất; tiếp đến là Quảng Nam với 65 triệu đồng. Nhiều nơi chi 40 - 50 triệu đồng như: Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Ninh...

Điều này đặt ra yêu cầu cần phải đổi mới chính sách đãi ngộ, khen thưởng, khuyến khích đối với đội ngũ các nhà giáo, học sinh, học viên xuất sắc của Thành phố. “Để Thủ đô trở thành trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao như Luật Thủ đô đề cập, việc nâng mức thưởng, khuyến khích, động viên học sinh là phù hợp”, anh Vũ Quang Anh (phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm) bày tỏ.

Để thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng bộ và chính quyền Thành phố đối với ngành GD&ĐT Thủ đô, coi giáo dục là “quốc sách hàng đầu”, ưu tiên đầu tư cho chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao và bồi dưỡng nhân tài, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, Hà Nội đang xin ý kiến về dự thảo Nghị quyết quy định mức thưởng đối với các giáo viên, học sinh, học viên đạt thành tích cao trong các cuộc thi, kỳ thi cấp thành phố, quốc gia, quốc tế của thành phố Hà Nội.

Theo dự thảo Nghị quyết, học sinh, học viên đoạt giải trong các kỳ thi Olympic quốc tế các môn học, thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật quốc tế và tương đương do Bộ GD&ĐT cử tham dự: Huy chương Vàng thưởng 250 triệu đồng; Huy chương Bạc thưởng 200 triệu đồng; Huy chương đồng thưởng 150 triệu đồng; giải Khuyến khích, giải chuyên đề và các giải theo cơ cấu giải thưởng thưởng 100 triệu đồng. Học sinh, học viên đoạt giải trong các kỳ thi Olympic khu vực các môn học, thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật khu vực và tương đương do Bộ GD&ĐT cử tham dự: Huy chương Vàng thưởng 150 triệu đồng; Huy chương Bạc thưởng 120 triệu đồng; Huy chương Đồng thưởng 90 triệu đồng; giải Khuyến khích, giải chuyên đề và các giải theo cơ cấu giải thưởng thưởng 50 triệu đồng.

Ngoài ra, dự thảo Nghị quyết cũng quy định mức thưởng đối với học sinh, học viên đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia do Bộ GD&ĐT tổ chức; học sinh, học viên đoạt giải Nhất trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp Thành phố do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức; học sinh đoạt giải tại Chung kết Cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia…

Giáo viên trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng học sinh, học viên đoạt giải được hưởng theo nguyên tắc bằng 70% mức thưởng của học sinh, học viên. Tập thể các giáo viên cùng tham gia đào tạo, bồi dưỡng học sinh, học viên được hưởng theo nguyên tắc bằng 30% mức thưởng của giáo viên trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng học sinh, học viên đoạt giải. Như vậy, nếu dự thảo Nghị quyết được thông qua, mức thưởng dành cho giáo viên, học sinh sẽ tăng lên đáng kể so với hiện tại.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Tính đến sáng ngày 8/9, toàn ngành Y tế Hà Nội đã thực hiện khám, chữa bệnh cho tổng số 10.745 bệnh nhân đang được điều trị nội trú; tiếp đón và khám chữa bệnh nội trú 841 bệnh nhân trong những ngày bão; khám cấp cứu, tai nạn 929 trường hợp.
Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngay sau khi bão số 3 đi qua, quận Hà Đông đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, địa phương, tổ dân phố tập trung lực lượng ứng trực và hỗ trợ người dân kịp thời khắc phục các hậu quả sau bão.
Hoài Đức tập trung khắc phục các hậu quả do bão số 3 gây ra

Hoài Đức tập trung khắc phục các hậu quả do bão số 3 gây ra

(LĐTĐ) Từ ngày 7/9 đến sáng 8/9, do chịu sự ảnh hưởng của cơn bão số 3 đổ bộ vào miền Bắc nước ta, trên địa bàn huyện Hoài Đức xảy ra mưa lớn, gây nhiều thiệt hại về tài sản của Nhà nước và nhân dân.
Phân loại cây xanh bị gãy, đổ để cứu cây

Phân loại cây xanh bị gãy, đổ để cứu cây

(LĐTĐ) Cơn bão số 3 (bão Yagi) với sức gió cực mạnh đổ bộ vào các tỉnh miền Bắc nước ta, trong đó có Thủ đô Hà Nội đã gây ra những thiệt hại nặng nề. Trong đó, với Thành phố, nặng nề nhất là rất nhiều cây xanh bị gãy, đổ. Hiện các cấp chính quyền, toàn hệ thống chính trị và người dân đang khắc phục sự cố gãy, đổ cây xanh để đảm bảo an toàn giao thông.
Viettel ứng dụng công nghệ, nâng cao 30% hiệu quả khôi phục thông tin trong bão

Viettel ứng dụng công nghệ, nâng cao 30% hiệu quả khôi phục thông tin trong bão

(LĐTĐ) Cùng với huy động tối đa nhân lực, phương tiện, vật tư phục vụ công tác phòng chống cơn bão Yagi, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội đã tăng cường ứng dụng công nghệ, giúp phát hiện và điều hành củng cố kịp thời các vấn đề của mạng lưới thông tin liên lạc phục vụ người dân.
Hai Bà Trưng: Tập trung khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Hai Bà Trưng: Tập trung khắc phục hậu quả cơn bão số 3

(LĐTĐ) Tính đến 14h ngày 8/9, các phòng, ban, ngành và Công ty TNHH MTV Cây xanh đã chủ động phối hợp với các phường trên địa bàn quận Hai Bà Trưng xử lý kịp thời những cây đổ, cành cây gãy, cây nghiêng theo phương châm “4 tại chỗ” để không ảnh hưởng tới giao thông trên địa bàn các phường.
Quận Thanh Xuân: Nỗ lực khắc phục nhanh các sự cố sau bão

Quận Thanh Xuân: Nỗ lực khắc phục nhanh các sự cố sau bão

(LĐTĐ) Tại quận Thanh Xuân, đến chiều 8/9, 6 trạm biến áp bị chập điện đã xử lý xong, cấp điện trở lại cho nhân dân, 529 cây xanh đô thị bị gãy đổ được xử lý kịp thời, không ảnh hưởng đến giao thông.

Tin khác

Bảo đảm các điều kiện an toàn khi học sinh trở lại trường học

Bảo đảm các điều kiện an toàn khi học sinh trở lại trường học

(LĐTĐ) Để chủ động khắc phục hậu quả của bão số 3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội yêu cầu các đơn vị, nhà trường chủ động tổ chức tổng vệ sinh trường, lớp; có biện pháp phòng, ngừa dịch bệnh; bảo đảm các điều kiện an toàn khi học sinh trở lại trường học.
Trường học Hà Nội khẩn trương dọn dẹp, khắc phục hậu quả do bão số 3

Trường học Hà Nội khẩn trương dọn dẹp, khắc phục hậu quả do bão số 3

(LĐTĐ) Sáng 8/9, công tác dọn dẹp vệ sinh, thu gom cành cây gãy đổ, khắc phục hâụ quả do bão số 3 gây ra đang được các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội khẩn trương triển khai để đảm bảo an toàn khi đón học sinh đi học trở lại.
672 ứng viên được đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024

672 ứng viên được đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, có 672 ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư.
Chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025

Chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025

(LĐTĐ) Chiều 7/9, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng đã thông tin về Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025 thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông mới có hiệu lực từ năm 2018.
Tăng cường ứng phó với bão số 3

Tăng cường ứng phó với bão số 3

(LĐTĐ) Sau Công điện ngày 4/9 về chủ động ứng phó bão số 3, ngày 7/9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiếp tục có Công điện số 1188/CĐ-BGDĐT gửi Giám đốc Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố phía Bắc từ Nghệ An trở ra về việc tăng cường ứng phó với cơn bão số 3 (bão YAGI).
Tập đoàn Geleximco trao tặng hơn 600 triệu đồng cho trường học ở Thái Bình

Tập đoàn Geleximco trao tặng hơn 600 triệu đồng cho trường học ở Thái Bình

(LĐTĐ) Tiếp tục hành trình mang ý nghĩa nhân văn, tốt đẹp của chương trình Tặng học bổng cho học sinh vượt khó - học giỏi năm học 2024 - 2025, Tập đoàn Geleximco đã tài trợ hơn 600 triệu đồng cho một số trường học tại Thái Bình.
Ngày mai (7/9), học sinh Hà Nội nghỉ học để tránh bão

Ngày mai (7/9), học sinh Hà Nội nghỉ học để tránh bão

(LĐTĐ) Ngày mai (thứ Bảy, ngày 7/9), học sinh Hà Nội nghỉ học để tránh bão.
Các trường học cần chủ động ứng phó với cơn bão số 3

Các trường học cần chủ động ứng phó với cơn bão số 3

(LĐTĐ) Để chủ động phòng ngừa, sẵn sàng ứng phó kịp thời, khẩn trương, hiệu quả với cơn bão số 3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đề nghị các đơn vị, nhà trường cần thường xuyên theo dõi chặt chẽ các tin cảnh báo, dự báo và diễn biến thời tiết.
Học sinh Việt Nam giành thành tích xuất sắc tại Olympic Tin học quốc tế

Học sinh Việt Nam giành thành tích xuất sắc tại Olympic Tin học quốc tế

(LĐTĐ) Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, tham dự kỳ thi Olympic Tin học quốc tế (IOI) năm 2024, 4/4 học sinh Việt Nam đều giành Huy chương với 2 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng.
Nghệ An: Hơn 1.500 trường học tưng bừng khai giảng năm học mới 2024 - 2025

Nghệ An: Hơn 1.500 trường học tưng bừng khai giảng năm học mới 2024 - 2025

(LĐTĐ) Sáng 5/9, hơn 1.500 trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An đồng loạt tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025 trong không khí vui tươi, phấn khởi. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương đã tham dự lễ khai giảng tại các trường.
Xem thêm
Phiên bản di động