Chương trình nghệ thuật vu lan báo hiếu “Ơn nghĩa sinh thành” năm 2024

Lan tỏa nét đẹp trong văn hóa hiếu đạo của người Việt

(LĐTĐ) Sáng 8/8, Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức họp báo Chương trình nghệ thuật đặc biệt vu lan báo hiếu “Ơn nghĩa sinh thành” năm 2024.
"Ơn nghĩa sinh thành" chạm đến trái tim khán giả nhờ thông điệp ý nghĩa Chương trình nghệ thuật đặc biệt mùa Vu lan báo hiếu "Ơn nghĩa sinh thành" 2023

Phát biểu tại họp báo, ông Nguyễn Mạnh Hưng, Tổng Biên tập Báo Tuổi trẻ Thủ đô, Trưởng ban Tổ chức cho biết, “Gia đình - Chiếc nôi thiêng liêng đưa chúng ta đến với cuộc đời, là bến đỗ bình yên sau mỗi thăng trầm của cuộc sống. Ở nơi đó, có hai người luôn quan tâm, chăm sóc, yêu thương, lo lắng cho chúng ta vô điều kiện. Đó chính là cha và mẹ.

Mùa Vu lan về nhắc nhở mỗi chúng ta hãy luôn sống sao cho vẹn tròn hiếu hạnh, hãy luôn nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Báo đáp tri ân đấng sinh thành trong dịp này cũng chính là sự biểu hiện cho phẩm hạnh đạo đức của mỗi người”.

Lan tỏa nét đẹp trong văn hóa hiếu đạo của người Việt
Ông Nguyễn Mạnh Hưng - Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô, Trưởng Ban Tổ chức chương trình phát biểu về ý nghĩa của “Ơn nghĩa sinh thành”.

Truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam ta là hiếu thảo, là đạo nghĩa gia đình, trên kính, dưới nhường và biết ơn vô bờ với cha mẹ. Tiếp nối thành công của chương trình những năm trước, năm năm nay chương trình nghệ thuật đặc biệt vu lan báo hiếu “Ơn nghĩa sinh thành” năm 2024 tiếp tục được Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Công ty Oscar Media tổ chức vào tối 15/8 tại Cung Văn hoá Lao động hữu nghị Việt Xô.

Cũng theo ông Nguyễn Mạnh Hưng, khi ta biết hiếu thảo, trọng đạo nghĩa gia đình, biết ơn vô bờ với đấng sinh thành và mở rộng hơn là biết ơn, trân trọng những điều Tổ quốc và thế hệ đi trước đã làm cho ta thì sẽ là người sống nhân nghĩa, biết yêu thương đồng bào và yêu thương nhân loại. Xây dựng gia đình hạnh phúc chính là góp phần xây dựng quốc gia hạnh phúc và hiện thực hóa khát vọng phát triển văn hóa con người, văn hóa Việt Nam.

Điều này cũng tiếp tục khẳng định chuỗi chương trình “Ơn nghĩa sinh thành” là “thương hiệu” của Báo Tuổi trẻ Thủ đô và Công ty Oscar Media trong hành trình nhân lên những điều tốt đẹp, đồng hành với phát triển văn hóa của Hà Nội và đất nước.

Lan tỏa nét đẹp trong văn hóa hiếu đạo của người Việt
Đạo diễn - NSND Lê Chức, cố vấn Chương trình nghệ thuật Vu lan báo hiếu “Ơn nghĩa sinh thành” phát biểu tại buổi họp báo.

"Chương trình “Ơn nghĩa sinh thành” năm 2024 được thực hiện với tất cả trái tim, tấm lòng của người làm Báo Tuổi trẻ Thủ đô nhằm khắc sâu đạo hiếu và lòng biết ơn. Chúng tôi vui mừng vì thông qua mỗi mùa tổ chức, chương trình ngày càng thu hút được khán giả theo dõi đông đảo hơn, trở thành “hạt nhân” lan tỏa những “vòng sóng” về những điều tử tế và những ý nghĩ đẹp, hành động đẹp trong cuộc sống”, ông Nguyễn Mạnh Hưng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Mạnh Hưng cũng cho biết, trong khuôn khổ chương trình, Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã thực hiện rất nhiều hoạt động tri ân, đền ơn đáp nghĩa như dâng hương tưởng nhớ anh hùng Lý Tự Trọng và các anh hùng liệt sĩ, tặng quà các gia đình có công với cách mạng tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị... Đặc biệt, đoàn công tác cũng đến thăm hỏi, tặng quà các Mẹ Việt Nam anh hùng dọc các tỉnh miền Trung.

Cũng tại họp báo, chia sẻ về Chương trình, đạo diễn - Nghệ sĩ nhân dân (NSND) Lê Chức - Cố vấn chương trình cho biết, Chương trình nghệ thuật đặc biệt vu lan báo hiếu “Ơn nghĩa sinh thành” năm 2024 do Báo Tuổi trẻ Thủ đô kết hợp với Oscar Media tổ chức dịp lễ Vu Lan - tháng Bảy âm lịch hàng năm rất ý nghĩa. Đây chính là cách truyền đi thông điệp về sự biết ơn đối với các đấng sinh thành cho thế hệ trẻ, góp phần bồi đắp tâm hồn và cảm xúc cho những người trẻ.

Lan tỏa nét đẹp trong văn hóa hiếu đạo của người Việt
Ban tổ chức trả lời câu hỏi của các nhà báo về Chương trình.

Trải qua sáu mùa tổ chức, Chương trình nghệ thuật vu lan báo hiếu “Ơn nghĩa sinh thành” đã trở thành một hoạt động ý nghĩa, không thể thiếu mỗi dịp Vu lan, để mỗi chúng ta, đặc biệt là người trẻ tiếp tục gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống ngàn đời của dân tộc.

“Điều đặc biệt của chương trình nghệ thuật chính là lấy âm nhạc để ca ngợi công lao trời biển của bậc sinh thành, những người đi trước, qua đó nhắc nhở trách nhiệm của thế hệ cháu con phải có lối sống biết ơn, có cái tâm của người con hiếu thảo. Chương trình sử dụng các loại hình trình diễn nghệ thuật đặc sắc kết hợp đa dạng giữa âm nhạc, múa nghệ thuật, thơ ca, kịch nói… cùng các thủ pháp sân khấu hiện đại để truyền đi thông điệp ý nghĩa trong mùa Vu lan báo hiếu”, NSND Lê Chức cho biết.

Tổng đạo diễn Chương trình Mai Thanh Tùng thì cho biết, Chương trình nghệ thuật vu lan báo hiếu “Ơn nghĩa sinh thành” được đầu tư dàn dựng, tổ chức hoành tráng, công phu. Với sự tham gia của các ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng, các vũ đoàn và các em thiếu nhi cùng những ca khúc về tình cảm gia đình, góp phần gìn giữ những giá trị nhân bản trong truyền thống của người Việt: “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”. “Ơn nghĩa sinh thành” năm 2024 hứa hẹn tiếp tục là một đêm nghệ thuật xúc động, sâu lắng trong không gian trang trọng và tinh tế.

Lan tỏa nét đẹp trong văn hóa hiếu đạo của người Việt
Phóng viên đặt câu hỏi tại buổi họp báo.

Chương trình nghệ thuật “Ơn nghĩa sinh thành” năm 2024 dự kiến thời lượng 120 phút bao gồm cấu trúc 3 chương rõ rệt, mỗi chương mang đến những nội dung, ý nghĩa đặc biệt gửi gắm tới khán giả.

Phần 1 - Tiết mục khai từ: Hoạt cảnh “Một đời gồng gánh” và bài hát “Đường về nhà”. Phần 2 - “Ơn nghĩa sinh thành” không chỉ là một đêm nghệ thuật mà là cả một chuỗi hoạt động trong hành trình tri ân, báo hiếu mà Ban tổ chức thực hiện bền bỉ trong những năm qua. Phần tổng kết các hoạt động ý nghĩa bên lề sự kiện “Ơn nghĩa sinh thành” năm 2024 sẽ mang tới cho khán giả cái nhìn toàn diện về định hướng an sinh xã hội Báo đã làm được.

Phần 3 là chương trình nghệ thuật với 3 chương “Ngày xưa yêu dấu”, “Công cha nghĩa mẹ” và “Lời nguyện cầu”.

Đặc biệt, tham gia Chương trình có nữ ca sĩ đất mỏ Hồ Quỳnh Hương. Lần đầu tiên đến với “Ơn nghĩa sinh thành”, Hồ Quỳnh Hương trình bày hai ca khúc “Mẹ yêu con” (sáng tác Nguyễn Văn Tý) và “Cha tôi” (sáng tác An Hiếu). Giọng ca đầy nội lực, hút hồn người nghe của Hồ Quỳnh Hương sẽ mang đến cho khán giả những giây phút lắng đọng đầy cảm xúc cùng thông điệp thiết tha truyền tải qua mỗi bài hát.

Trong khi đó, nữ ca sĩ Lưu Hương Giang cũng góp mặt với các tác phẩm “Ước mơ của mẹ” (sáng tác Hứa Kim Tuyền) và “Lời ru cho con” (sáng tác Nguyễn Xuân Phương”; “giọng hát đẹp của dòng nhạc thính phòng” Vũ Thắng Lợi thể hiện ca khúc “Về thăm mẹ” (sáng tác Trần Chung) và “Hãy yên lòng mẹ ơi” (sáng tác Lư Nhất Vũ).

Khán giả quen thuộc với “Ơn nghĩa sinh thành” sẽ còn gặp lại Minh Quân, Randy, Ái Phương, Quách Mai Thy, Tuấn Ngọc, Ngọc Khánh Chi, Lê Anh, Lê Trang, Thái Sơn và Nhóm Chuông Gió… trong những tiết mục hứa hẹn ngập tràn cảm xúc.

Trần Vũ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sôi nổi Hội thi Cán bộ Công đoàn cơ sở giỏi năm 2024

Sôi nổi Hội thi Cán bộ Công đoàn cơ sở giỏi năm 2024

(LĐTĐ) Với phương châm trao đổi kinh nghiệm, giao lưu học hỏi, cùng sự chuẩn bị nghiêm túc, công phu và cổ vũ tích cực, nhiệt tình của khán giả cho các thí sinh, Hội thi Cán bộ Công đoàn cơ sở giỏi năm 2024 thực sự đã là ngày hội của cán bộ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động.
Ra mắt Công đoàn Công ty CP Đầu tư Thương mại và Dịch vụ tổng hợp Trường Phát

Ra mắt Công đoàn Công ty CP Đầu tư Thương mại và Dịch vụ tổng hợp Trường Phát

(LĐTĐ) Chiều 8/8, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp tổ chức ra mắt Công đoàn Công ty CP Đầu tư Thương mại và Dịch vụ tổng hợp Trường Phát. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Quang Hán - Phó Bí thư Thường trực Thị ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thị xã Sơn Tây.
Quận Thanh Xuân: Xử lý quyết liệt tình trạng lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh

Quận Thanh Xuân: Xử lý quyết liệt tình trạng lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân Võ Đăng Dũng đề nghị các ban chỉ đạo tập trung giải quyết xử lý mạnh mẽ, quyết liệt đối với tình trạng lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh, buôn bán gây mất trật tự, mỹ quan đô thị...
LĐLĐ huyện Mỹ Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Mỹ Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 8/8, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Mỹ Đức tổ chức hội nghị tuyên dương Công nhân giỏi, cán bộ công đoàn tiêu biểu "Giỏi việc nước - Đảm việc nhà" có thành tích tiêu biểu, nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam; 45 năm Ngày thành lập Công đoàn huyện.
Quận Cầu Giấy: Tiếp tục mở rộng Nghiệp đoàn mầm non độc lập tại phường Quan Hoa

Quận Cầu Giấy: Tiếp tục mở rộng Nghiệp đoàn mầm non độc lập tại phường Quan Hoa

(LĐTĐ) Việc thành lập Nghiệp đoàn cơ sở giáo dục mầm non độc lập phường Quan Hoa (quận Cầu Giấy, Hà Nội) là một bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của giáo viên và nhân viên làm việc trong lĩnh vực giáo dục mầm non tư thục trên địa bàn.
Thông báo mới về mua bán vàng ở ngân hàng

Thông báo mới về mua bán vàng ở ngân hàng

(LĐTĐ) Từ hôm nay (8/8), Vietcombank và VietinBank sẽ giao vàng miếng cho khách hàng sau 2 ngày làm việc kể từ ngày khách hàng đăng ký mua vàng miếng thành công. Giá mua vàng được thanh toán vào ngày nhận vàng.
Hà Tĩnh gặp mặt kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

Hà Tĩnh gặp mặt kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng ngày 8/8, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức chương trình Gặp mặt kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); 78 năm Công đoàn Hà Tĩnh; trao giải Cuộc thi bút ký, phóng sự viết về công nhân, công đoàn và người lao động Hà Tĩnh và trao giải Liên hoan Tiếng hát công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Hà Tĩnh năm 2024.

Tin khác

Nguồn gốc và ý nghĩa của Lễ Vu Lan

Nguồn gốc và ý nghĩa của Lễ Vu Lan

(LĐTĐ) Lễ Vu Lan diễn ra vào rằm tháng Bảy âm lịch, là một ngày lễ quan trọng trong Phật giáo, gợi nhắc mọi người về công ơn cha mẹ và tổ tiên. Nguồn gốc từ câu chuyện Bồ tát Mục Kiền Liên cứu mẹ, lễ này khuyến khích tinh thần tri ân và đền ơn đáp nghĩa trong xã hội.
Quy tắc ứng xử - chìa khóa xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Quy tắc ứng xử - chìa khóa xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

(LĐTĐ) Việc triển khai Quy tắc ứng xử (QTƯX) ở huyện Gia Lâm và quận Long Biên đang góp phần hình thành nên lối ứng xử văn minh của cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan công sở và người dân tại nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đoàn kiểm tra liên ngành của Thành phố đã ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực trong quá trình thực hiện QTƯX.
"Bản hùng ca bất diệt” - Tri ân anh hùng liệt sĩ tại Quảng Trị

"Bản hùng ca bất diệt” - Tri ân anh hùng liệt sĩ tại Quảng Trị

(LĐTĐ) Ngày 11/8, tại tỉnh Quảng Trị sẽ diễn ra Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Bản hùng ca bất diệt", một sự kiện ý nghĩa nằm trong chuỗi hoạt động tri ân, đền ơn, đáp nghĩa năm 2024 và kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam.
Phố thoảng hương nhài

Phố thoảng hương nhài

(LĐTĐ) Nơi phố thị xe cộ tấp nập, những ngả đường trải dài nắng vàng, bất chợt gió đưa hương nhài thơm dịu nhẹ, thuần khiết níu chân người bước chậm lại. Mùi hương thoang thoảng trong gió vừa thân thương vừa trong trẻo như đưa ta trở về với con người ban sơ trong chính mình.
Văn hóa bản địa – nền tảng giúp Hà Nội đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng

Văn hóa bản địa – nền tảng giúp Hà Nội đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Với lợi thế sẵn có, Chủ tịch Hội du lịch cộng đồng Việt Nam cho rằng Hà Nội cần tập trung vào bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, tập trung khai thác và phát huy giá trị của các làng nghề truyền thống… nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của du lịch cộng đồng.
Khánh Hòa: Bảo tàng Trường Sa là công trình văn hóa, lịch sử, tâm linh

Khánh Hòa: Bảo tàng Trường Sa là công trình văn hóa, lịch sử, tâm linh

(LĐTĐ) Ngày 31/7, UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, tỉnh đã có Quyết định số 1944/QĐ-UBND phê duyệt kết quả thi tuyển phương án kiến trúc, cảnh quan công trình Bảo tàng Trường Sa do Công ty TNHH HUNI Việt Nam (Huni Architectes) thực hiện.
Tô đậm thêm nét đẹp văn hóa Thủ đô từ ứng xử với lễ hội

Tô đậm thêm nét đẹp văn hóa Thủ đô từ ứng xử với lễ hội

(LĐTĐ) Hà Nội được xem là nơi có nhiều lễ hội nhất so với các địa phương khác. Hằng năm, Thủ đô có trên 1 nghìn lễ hội được diễn ra trong tổng số gần 8 nghìn lễ hội của cả nước. Chính vì vậy, ứng xử đẹp khi tham gia lễ hội cũng là cách thể hiện nét văn hóa của con người Hà Nội.
Đình thờ Danh nhân tiên triết Chu Văn An: Sáng mãi nét đẹp văn hóa Hà Nội

Đình thờ Danh nhân tiên triết Chu Văn An: Sáng mãi nét đẹp văn hóa Hà Nội

(LĐTĐ) Chỉ còn hơn một tháng nữa là học sinh Thủ đô lại nô nức khai giảng năm học mới. Không ít học trò lại đến báo danh tại Đền thờ Chu Văn An, nơi thờ phụng người thầy giáo với tấm gương mẫu mực về tâm đức sáng ngời, tọa lạc tại xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
"Miền xa thẳm" - Lời tri ân sâu sắc tới các anh hùng liệt sĩ

"Miền xa thẳm" - Lời tri ân sâu sắc tới các anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Tối 30/7, tại Cung văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt mang tên “Miền xa thẳm” - kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024). Chương trình nhằm tri ân và tưởng nhớ công lao to lớn của các chiến sĩ đã hy sinh xương máu, viết nên những trang sử hào hùng cho dân tộc.
Hà Nội: Tuyên truyền xây dựng văn hóa giao thông an toàn

Hà Nội: Tuyên truyền xây dựng văn hóa giao thông an toàn

(LĐTĐ) Ngày 30/7, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị báo cáo viên Thành phố tháng 7/2024.
Xem thêm
Phiên bản di động