Sử dụng giấy đi đường giả có thể bị phạt tù
Siết chặt hơn nữa việc cấp giấy đi đường Quản chặt Giấy đi đường cả phần "gốc" và phần "ngọn" |
Dùng giấy tờ giả để “thông” chốt
Tính từ 11h ngày 12/8 đến 11h ngày 13/8, cơ quan chức năng thành phố Hà Nội phát hiện, lập hồ sơ tham mưu chính quyền các cấp xử phạt vi phạm hành chính 887 trường hợp có hành vi vi phạm công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Các lực lượng chức năng đã kiểm tra, xử lý nghiêm với những trường hợp ra đường không có lý do chính đáng, không có giấy đi đường theo quy định. Chỉ tính riêng trên địa bàn quận Ba Đình, từ ngày 9/8 đến 13/8 đã xử phạt 148 trường hợp ra đường không có lý do chính đáng, không giữ khoảng cách với tổng số tiền 195,5 triệu đồng…
Mặc dù các lực lượng làm nhiệm vụ vẫn đang kiểm tra, xử lý nghiêm với những người ra đường không có lý do chính đáng nhưng theo ghi nhận, trên một số tuyến phố, người dân vẫn đổ ra đường. Thậm chí, để “được ra đường”, nhiều đối tượng đã tự “trang bị” giấy đi đường giả.
Điển hình là vụ việc xảy ra vào ngày 6/8, tại chốt phòng, chống dịch Covid-19 ở đầu ngõ 214 Nguyễn Xiển, (phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân), lực lượng chức năng phát hiện 3 trường hợp sử dụng giấy đi đường để qua chốt có biểu hiện nghi vấn nên đã đưa 3 đối tượng về Công an phường Hạ Đình để xác minh, làm rõ. 3 thanh niên khai nhận đã mua 9 giấy đi đường với tổng số tiền 12 triệu đồng ở một cửa hàng cầm đồ trên đường Láng, quận Đống Đa.
Chốt kiểm soát liên ngành phòng, chống dịch Covid-19 của phường Trung Tự, quận Đống Đa (Ảnh chụp sáng 14/8) |
Tiếp đến khoảng 12h30 ngày 11/8, tại chốt phòng chống dịch Covid-19 đoạn km 436 + 550 đường Hồ Chí Minh (đoạn qua xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ), tổ công tác của Phòng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội, đã dừng xe kiểm tra một xe ô tô đi qua. Tại thời điểm kiểm tra, trên xe có 2 nam nữ thanh niên có dấu hiệu sử dụng giấy tờ giả mạo để qua chốt.
Quá trình kiểm tra, nam thanh niên xuất trình 2 giấy xét nghiệm nhanh Covid-19 mang tên Ngô Văn Khánh (sinh năm 1988 ở xã Bắc Lý, huyện hiệp Hoà, Bắc Giang) và Bùi Thị Vân (sinh năm 1991 ở xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình) kèm theo một giấy đi đường cấp cho Ngô Văn Khánh.
Khánh tường trình đang chở chị Vân từ Công ty ở xã Yên Trung, huyện Yên Phong, Bắc Ninh về huyện Kim Bôi - Hoà Bình để thăm người thân bị ốm, giấy đi đường xin của người khác rồi tự điền thông tin vào. Tổ công tác đã bàn giao người và tang vật cho Công an xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ để điều tra, xử lý...
Có thể bị phạt tù
Việc cấp giấy đi đường cho cán bộ, người lao động để đi làm là hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, sử dụng giấy đi đường giả để ra đường nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân, cố tình không tuân thủ quy định là hành vi coi thường pháp luật, đáng lên án trong thời điểm dịch bệnh phức tạp. Hệ lụy khôn lường, dịch bệnh sẽ lây lan, không kiểm soát nếu người dân vẫn cứ tìm mọi cách ra đường. Các lực lượng chức năng sẽ tiếp tục xử lý nghiêm hành vi vi phạm.
Theo một chỉ huy công an phường thuộc quận Đống Đa: "Ngày nào chúng tôi cũng lập chốt kiểm soát phòng, chống dịch để kiểm tra, xử lý những vi phạm và đặc biệt kiểm tra người ra đường không có lý do chính đáng. Không chỉ riêng chúng tôi mà nhiều địa phương khác cũng đã triển khai, thực hiện nghiêm theo chỉ đạo của Thành phố.
Nhiều người bi phạt tiền, mức phạt không phải ít, mỗi trường hợp vi phạm bị phạt 1 triệu đồng, khi ra đường không đầy đủ giấy tờ nhưng vì lý do khác nhau gì mà tình trạng này vẫn diễn ra. Ngoài xử phạt, chúng tôi liên tục nhắc nhở, tuyên truyền tới người dân khi qua chốt. Tuy nhiên, theo tôi, hành vi sử dụng giấy tờ giả phải xử mức cao nhất để đảm bảo tính răn đe, có thế mới kiểm soát, ngăn ngừa được dịch bệnh".
Về chế tài xử phạt với hành vi sử dụng giấy đi đường giả, theo luật sư Nguyễn Ngọc Linh – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội: Cả người làm giả giấy tờ đi đường để bán và cả người mua đều có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Cụ thể, điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định: Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật thì bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng. Phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm. Mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội danh này là 7 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 đến 50 triệu đồng.
Luật sư Linh cũng cho biết: Trường hợp xác đinh được giấy đi đường do doanh nghiệp cấp nhưng không đúng đối tượng hoặc cấp khống thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống dịch và có thể bị đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh với mức phạt từ 10 triệu đến 20 triệu khoản 3 Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP.
Đối với các cá nhân mua giấy đi đường sẽ bị xử phạt hành chính về về hành vi không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền với mức phạt tiền cho cá nhân bằng 1/2 tổ chức vi phạm theo khoản 3 Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP.
Trước diễn biến dịch Covid-19 diễn ra phức tạp trên địa bàn Hà Nội, ngày 23/7/2021 Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 17 thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 6 giờ ngày 24/7 trên phạm vi toàn thành phố. Ngày 6/8/2021, Chủ tịch UBND TP Hà Nội ra Công điện số 18 về việc tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn toàn thành phố đến 6h ngày 23/8 để phòng, chống dịch Covid-19. Chỉ thị yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như: mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, khám chữa bệnh, tiêm chủng và các trường hợp khẩn cấp khác; đi công tác công vụ, làm việc tại cơ quan, công sở, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động... |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm
Điều tra - bạn đọc 05/12/2024 14:24
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?
Điều tra - bạn đọc 30/11/2024 19:49
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình
Điều tra - bạn đọc 28/11/2024 12:32
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên
Điều tra - bạn đọc 26/11/2024 21:52
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Điều tra - bạn đọc 23/11/2024 15:04
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô
Điều tra - bạn đọc 02/11/2024 14:22
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?
Điều tra - bạn đọc 14/10/2024 10:44
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc
Điều tra - bạn đọc 19/09/2024 09:12
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em
Điều tra - bạn đọc 05/09/2024 15:50
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh
Điều tra - bạn đọc 28/08/2024 10:24