Nhức nhối thất nghiệp

Dù kinh tế có ấm lên trong quý I/2015 và dự báo cả năm nay sẽ tăng trưởng lạc quan nhưng tình trạng thất nghiệp và giải quyết việc làm chưa đồng hành tương ứng, thậm chí sắp tới còn bi quan hơn nhiều
Thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp
Quy định truy thu bảo hiểm thất nghiệp
Lúng túng trong chi trả trợ cấp thất nghiệp
Thời hạn đăng kí bảo hiểm thất nghiệp
Lúng túng vì chưa có nghị định hướng dẫn
Tỉ lệ thất nghiệp năm 2014 là 2,08 %
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Thất nghiệp đừng cho rằng do dư thừa cử nhân
Quý III- 2014: Có tới 174.000 sinh viên tốt nghiệp bị thất nghiệp

Tình trạng thiếu việc làm nói chung và cử nhân thất nghiệp nhiều nói riêng đã từng khiến dư luận “choáng”. Và hôm 24-4, một lần nữa, dư luận lại giật mình khi nghe Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận thông báo tại phiên giải trình của Chính phủ với Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội: “Mặc dù trong giai đoạn 2010-2014, số lao động có trình độ ĐH, CĐ có việc làm tăng nhưng người thất nghiệp cũng tăng cao hơn so với số tốt nghiệp và số có việc làm. Trong khi người có việc làm chỉ tăng 38% thì người thất nghiệp tăng gấp đôi (ở nhóm lao động này - NV)”.

Việc làm tăng không kịp số người cần việc

Đó quả là con số nhức nhối, phản ánh đúng thực tế hiện nay. Theo số liệu của PGS-TS Trần Đình Thiên và các cộng sự (Viện Kinh tế Việt Nam), trong năm 2014, nền kinh tế có những dấu hiệu tích cực hơn so với 2 năm 2012 và 2013 nên đã giải quyết việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động, tăng 3,6% so với thực hiện năm 2013, trong đó tạo việc làm trong nước khoảng 1,494 triệu lao động, đạt 98,8% kế hoạch, tăng 2,7% so với năm 2013. Tuy nhiên, đó chỉ là dấu hiệu tích cực về mặt số lượng, chất lượng việc làm mới vẫn thấp và thiếu bền vững.

Tư vấn tuyển dụng cho người thất nghiệp tại Trung tâm Giới thiệu việc làm TP HCM Ảnh: TẤN THẠNH

Tư vấn tuyển dụng cho người thất nghiệp tại Trung tâm Giới thiệu việc làm TP HCM
Ảnh: Tân Thạnh

Cụ thể hơn về tình trạng này, TS Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, cho biết: Đến thời điểm 31-12-2014, dân số cả nước là 90,7 triệu người, trong đó có 54,4 triệu người thuộc lực lượng lao động.

Cả nước đã có khoảng 1,2 triệu lao động thiếu việc làm (tỉ lệ 2,45%, trong đó khu vực thành thị là 1,18% và nông thôn là 3,01%) và gần 1 triệu lao động thất nghiệp chiếm 2,08%; trong số này khu vực thành thị là 3,43% và nông thôn là 1,47%.

Như vậy, số việc làm tạo ra dù tăng nhưng không theo kịp số người có nhu cầu tìm việc, vì vậy tỉ lệ thất nghiệp vẫn nóng bỏng.

Vì đâu nên nỗi?

TS Bùi Sỹ Lợi đúc kết một số nguyên nhân cơ bản khiến thất nghiệp ở Việt Nam trở thành vấn đề thách thức.

Một là, lực lượng lao động phân bố không đồng đều giữa các vùng địa lý kinh tế, chủ yếu tập trung ở đồng bằng sông Hồng (không bao gồm Hà Nội): 15,2%, đồng bằng sông Cửu Long: 19,1%, trong khi các vùng đất rộng có tỉ trọng lao động thấp như trung du và miền núi phía Bắc chỉ chiếm 13,7%, Tây Nguyên chiếm 6,3% lực lượng lao động. Vì vậy, chưa tạo điều kiện phát huy được lợi thế về đất đai, tạo việc làm cho người lao động và góp phần phân bố lại lực lượng lao động, đây chính là nguyên nhân tạo ra sự mất cân đối cục bộ về lao động và là tác nhân của thất nghiệp, thiếu việc làm.

Số người có việc làm năm 2014 dù tăng so với năm 2013 nhưng chưa thể giải quyết được nạn thất nghiệp (Nguồn: Tổng cục Thống kê; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

Tư vấn tuyển dụng cho người thất nghiệp tại Trung tâm Giới thiệu việc làm TP HCM Ảnh: TẤN THẠNH

Số người có việc làm năm 2014 dù tăng so với năm 2013 nhưng chưa thể giải quyết được nạn thất nghiệp (Nguồn: Tổng cục Thống kê; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)


Hai là, lực lượng lao động có chất lượng thấp. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam đạt mức 3,79 điểm (trong thang điểm 10), xếp hạng thứ 11 trong số 12 quốc gia được khảo sát tại châu Á. Nguồn nhân lực nước ta yếu về chất lượng, thiếu năng động và sáng tạo, tác phong lao động công nghiệp...

Trong tổng số hơn 53,4 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế, chỉ có khoảng 49% qua đào tạo, trong đó qua đào tạo nghề từ 3 tháng trở lên chỉ chiếm khoảng 19%. Khoảng cách khác biệt về tỉ lệ này giữa khu vực thành thị và nông thôn là khá cao (20,4% và 8,6%).

Ngoài ra, thể lực của lao động Việt Nam ở mức trung bình kém, chưa đáp ứng được cường độ làm việc và những yêu cầu trong sử dụng máy móc thiết bị theo tiêu chuẩn quốc tế. Công tác chăm sóc sức khỏe và an toàn nghề nghiệp chưa tốt; bên cạnh đó, kỷ luật lao động còn kém so với nhiều quốc gia trong khu vực.

Một bộ phận lớn người lao động hiện nay chưa được tập huấn về kỷ luật lao động công nghiệp, tùy tiện về giờ giấc và hành vi. Người lao động chưa được trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, thiếu khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc.

Ba là, năng suất, hiệu quả lao động trong các ngành kinh tế thấp và có sự khác biệt đáng kể giữa khu vực nông nghiệp với khu vực công nghiệp và khu vực dịch vụ.

Bốn là, tình trạng mất cân đối cung - cầu lao động cục bộ vẫn thường xuyên xảy ra. Thị trường lao động nước ta chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, các vùng kinh tế trọng điểm, nơi có nhiều KCX-KCN, như: Long An, TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai… Ngược lại một số tỉnh như Bạc Liêu, Ninh Thuận, Thanh Hóa, Nghệ An lại có tình trạng dư cung, đang phải đối mặt với tỉ lệ thất nghiệp cao.

Năm là, mặc dù đã tiến hành 2 đợt cải cách tiền lương (năm 1993 và 2004), bước đầu tách bạch tiền lương khu vực sản xuất kinh doanh và khu vực hành chính sự nghiệp, tạo điều kiện đổi mới chính sách tiền lương khu vực sản xuất kinh doanh theo định hướng thị trường nhưng mức tiền lương tối thiểu thấp chưa được tính đúng, tính đủ cho mức sống tối thiểu và chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu cơ bản của người lao động, thấp hơn mức lương tối thiểu thực tế trên thị trường khoảng 20% và hiện nay mới đạt khoảng 45% mức tiền lương tối thiểu trung bình của khu vực ASEAN.

Sáu là, công tác quản lý nhà nước về lao động - việc làm còn nhiều hạn chế, các chính sách, pháp luật đang từng bước hoàn thiện, hệ thống thông tin thị trường lao động còn sơ khai thiếu đồng bộ. Chính sách bảo hiểm thất nghiệp hết sức tiến bộ nhưng chưa đạt được mục tiêu như mong muốn nhằm không chỉ hỗ trợ cuộc sống người lao động khi mất việc làm mà còn phải đào tạo nghề, tư vấn, hỗ trợ để giúp quay lại thị trường lao động.

Chưa thể lạc quan

Cũng theo ông Bùi Sỹ Lợi, kết thúc năm 2014, tình hình lao động - việc làm và thất nghiệp của thị trường lao động đã có xu hướng cải thiện hơn, cụ thể: Cả năm có gần 68.000 doanh nghiệp giải thể hoặc ngừng hoạt động, trong khi đã có thêm 75.000 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 2,7% so với năm 2013, tăng 10,3% so với số giảm.

Ngay từ quý I/2015, kinh tế đã có tín hiệu khởi sắc với tăng trưởng GDP đạt 6,03%, điều này sẽ tác động nhanh đến doanh nghiệp trong việc thu hút lao động, bởi Việt Nam đang ngày càng thu hút các doanh nghiệp mới, nhất là trong lĩnh vực sản xuất, điều này làm tăng tính cạnh tranh trong thu hút nhân tài, từ một thị trường lao động có nguồn cung giới hạn.

Không lạc quan như vậy, PGS-TS Trần Đình Thiên lo ngại: Trong năm 2014, số lượng lao động bị mất việc làm do doanh nghiệp bị giải thể vẫn rất lớn. Số doanh nghiệp mới thành lập lớn hơn số doanh nghiệp giải thể nhưng số lượng việc làm mới tạo ra thấp hơn số việc làm mất đi. Các doanh nghiệp mới thành lập thường tạo ra chỗ làm mới bấp bênh hơn những doanh nghiệp cũ có thời gian dài hoạt động ổn định.

PGS-TS Nguyễn Thị Lan Hương (Viện Khoa học Lao động và Xã hội), dẫn dự báo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): Việt Nam sẽ có khả năng tạo thêm được 6 triệu việc làm (1/10 số việc làm tăng thêm đến năm 2025 của toàn bộ khối ASEAN), do tác động của xây dựng cộng đồng ASEAN.

Tuy nhiên, 60% trong số việc làm này là việc làm yếu thế!

Nỗi buồn năng suất lao động Năng suất lao động của Việt Nam liên tục tăng trong thời gian qua, bình quân đạt 3,7%/năm trong giai đoạn 2005-2014, góp phần thu hẹp dần khoảng cách so với năng suất lao động của các nước trong khu vực.

Tuy nhiên, hiện nay năng suất lao động Việt Nam chỉ bằng 1/18 năng suất lao động của Singapore; bằng 1/6 của Malaysia; bằng 1/3 của Thái Lan và Trung Quốc.

Một số nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng tới năng suất lao động của nước ta đạt thấp so với các nước trong khu vực, theo TS Bùi Sỹ Lợi (tại Diễn đàn Kinh tế mùa xuân, vừa tổ chức tuần này ở TP Vinh, tỉnh Nghệ An): (1) Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực nhưng tỉ trọng lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản vẫn ở mức cao. (2) Chất lượng nguồn lao động thấp, cơ cấu đào tạo thiếu hợp lý, hiệu quả sử dụng qua đào tạo chưa cao. (3) Máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ còn lạc hậu với tỉ lệ doanh nghiệp công nghệ thấp và trung bình trong toàn ngành chế biến, chế tạo. (4) Trình độ tổ chức quản lý, quản trị doanh nghiệp còn yếu cùng với hiệu quả sử dụng nguồn lực thấp.

Ngoài ra, tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam trong các ngành sản xuất và dịch vụ vẫn còn ở mức thấp hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực. Điều này cho thấy thị trường lao động Việt Nam thiếu ổn định, việc làm chưa đầy đủ và bền vững, với năng suất lao động thấp.

Người Lao động

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đoàn LHCĐ thành phố Seoul chào xã giao Tổng LĐLĐ Việt Nam

Đoàn LHCĐ thành phố Seoul chào xã giao Tổng LĐLĐ Việt Nam

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Thủ đô Hà Nội từ 7-11/5, chiều 7/5, Đoàn đại biểu cấp cao Liên hiệp Công đoàn (LHCĐ) thành phố Seoul (Hàn Quốc) do ông Kim Hae Gwang - Phó Chủ tịch Thường trực LHCĐ Thành phố Seoul làm Trưởng đoàn đã tới chào xã giao Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam. Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Đối ngoại Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đức Thịnh tiếp đoàn.
Nâng cao mối quan hệ hợp tác giữa LĐLĐ thành phố Hà Nội và LHCĐ thành phố Seoul

Nâng cao mối quan hệ hợp tác giữa LĐLĐ thành phố Hà Nội và LHCĐ thành phố Seoul

(LĐTĐ) Chiều 7/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã chủ trì tiếp xã giao Đoàn đại biểu Liên hiệp Công đoàn (LHCĐ) thành phố Seoul (Hàn Quốc), do Phó Chủ tịch Thường trực LHCĐ thành phố Seoul Kim Hae Gwang dẫn đầu.
Hành trình “Theo dấu chân Người” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Hành trình “Theo dấu chân Người” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

(LĐTĐ) “Theo dấu chân Người” là chủ đề hoạt động trong suốt tháng 5/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) nhằm hướng tới kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh; 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn.
Hơn 420.000 tác phẩm dự thi vẽ tranh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hơn 420.000 tác phẩm dự thi vẽ tranh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ các hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và tỉnh Điện Biên tổ chức Cuộc thi “Vẽ tranh của thiếu niên, nhi đồng về Chiến thắng Điện Biên Phủ và hình ảnh Điện Biên Phủ hôm nay”.
TP.HCM: Bắt 2 đối tượng vận chuyển hơn 600kg pháo nổ

TP.HCM: Bắt 2 đối tượng vận chuyển hơn 600kg pháo nổ

(LĐTĐ) Ngày 7/5, thông tin từ Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, Công an quận Bình Tân, vừa triệt phá, khởi tố 2 đối tượng tham gia đường dây vận chuyển pháo nổ, thu giữ hơn 600kg pháo nổ các loại.
Điều dưỡng Hà Nội - Tương lai sức khỏe Thủ đô

Điều dưỡng Hà Nội - Tương lai sức khỏe Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 7/5, Sở Y tế Hà Nội long trọng tổ chức chương trình kỷ niệm Ngày Quốc tế điều dưỡng (12/5) năm 2024 với chủ đề “Điều dưỡng Hà Nội - Tương lai sức khỏe Thủ đô”.
Chuẩn bị chu đáo để các kỳ thi, tuyển sinh đạt chất lượng, an toàn

Chuẩn bị chu đáo để các kỳ thi, tuyển sinh đạt chất lượng, an toàn

(LĐTĐ) Chiều 7/5, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà chủ trì họp Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) Thành phố năm 2024 và Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh Thành phố năm học 2024 - 2025.

Tin khác

Ngày 11/5 sẽ diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hoàn Kiếm năm 2024

Ngày 11/5 sẽ diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hoàn Kiếm năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 11/5, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận Hoàn Kiếm tổ chức Phiên giao dịch và tư vấn việc làm.
Tạo cơ hội cho người lao động huyện Ứng Hòa sớm có việc làm, ổn định đời sống

Tạo cơ hội cho người lao động huyện Ứng Hòa sớm có việc làm, ổn định đời sống

(LĐTĐ) Với 2.410 chỉ tiêu tuyển dụng đa dạng về ngành nghề, thu nhập, Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ứng Hòa năm 2024 thực sự là cơ hội tốt cho người lao động chưa tìm kiếm được việc làm tại huyện Ứng Hòa lựa chọn được công việc thích hợp với khả năng, có thể gắn bó lâu dài, ổn định đời sống ngay tại địa phương.
TP.HCM: Hơn 10.000 việc làm chờ sinh viên, người lao động ứng tuyển

TP.HCM: Hơn 10.000 việc làm chờ sinh viên, người lao động ứng tuyển

(LĐTĐ) Ngày 4/5, Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và Trường Đại học Văn Lang phối hợp với các đơn vị tổ chức Ngày hội việc làm - VLU’s Job Fair 2024, với hơn 10.000 vị trí việc làm dành cho sinh viên, người lao động.
Các địa phương cơ bản hoàn thành xây dựng vị trí việc làm để cải cách tiền lương từ 1/7

Các địa phương cơ bản hoàn thành xây dựng vị trí việc làm để cải cách tiền lương từ 1/7

(LĐTĐ) Chiều 4/5, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh đã thông tin về tiến độ xây dựng các văn bản về cải cách tiền lương và kết quả hoàn thiện đề án xây dựng vị trí việc làm phục vụ cho cải cách tiền lương.
Central Retail nỗ lực chung tay phát triển nhân lực trong ngành bán lẻ tại Việt Nam

Central Retail nỗ lực chung tay phát triển nhân lực trong ngành bán lẻ tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 3/5, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tập đoàn Central Retail đã ký kết Biên bản hợp tác với Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại (trực thuộc Bộ Công Thương), nhằm cụ thể hóa nội dung hợp tác giữa Bộ Công Thương và Tập đoàn Central Retail về đào tạo nhân lực ngành bán lẻ.
Ngày 12/5 sẽ diễn ra ngày hội gắn kết đào tạo nghề với thị trường lao động

Ngày 12/5 sẽ diễn ra ngày hội gắn kết đào tạo nghề với thị trường lao động

(LĐTĐ) Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp (GDNN) Thủ đô với thị trường lao động năm 2024 sẽ được tổ chức vào ngày 12/5 tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Đông Anh. Ngày hội có quy mô khoảng 10.000 người tham gia và bao gồm nhiều hoạt động phong phú…
Vụ nổ lò hơi tại Công ty gỗ ở Đồng Nai: Điều tra nguyên nhân, xử lý cá  nhân, tổ chức liên quan

Vụ nổ lò hơi tại Công ty gỗ ở Đồng Nai: Điều tra nguyên nhân, xử lý cá nhân, tổ chức liên quan

(LĐTĐ) Ông Võ Tấn Đức, quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc, nhanh chóng điều tra làm rõ nguyên nhân, xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức có liên quan theo quy định pháp luật.
Xác định danh tính các nạn nhân xấu số trong vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

Xác định danh tính các nạn nhân xấu số trong vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ nổ lò hơi tại Công ty TNHH gỗ Bình Minh (gọi tắt Công ty gỗ Bình Minh), ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, xảy ra sáng 1/5, đến trưa cùng ngày, Công an tỉnh Đồng Nai đã báo cáo nhanh vụ việc.
Đồng Nai: Nổ lò hơi tại công ty gỗ, nhiều người thương vong

Đồng Nai: Nổ lò hơi tại công ty gỗ, nhiều người thương vong

(LĐTĐ) Vụ nổ xảy ra lúc 8 giờ 10 phút ngày 1/5. Hậu quả khiến 6 người tử vong, 7 người bị thương đang được các bác sĩ tận tình cứu chữa.
Tạo môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Tạo môi trường làm việc an toàn cho người lao động

(LĐTĐ) An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) có vai trò, ý nghĩa quan trọng không những đối với người lao động, doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến đời sống của từng gia đình, đến sự phát triển của xã hội. Việc thực hiện tốt an toàn lao động giúp hạn chế tối đa những thương tích, giảm thiểu thiệt hại về tính mạng, tài sản cho người lao động và doanh nghiệp. Đây còn là động lực để người lao động nâng cao năng suất lao động, tích cực thi đua lao động sản xuất đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp và xã hội.
Xem thêm
Phiên bản di động