Lúng túng vì chưa có nghị định hướng dẫn
Số người đến làm thủ tục giảm
Tính đến hết ngày 20/12/2014, số người đến đăng ký hưởng BHTN tại Trung tâm GTVL Hà Nội là 33.904 người. Số người được hưởng BHTN hàng tháng là 33.041 người. Số người có mức hưởng trợ cấp BHTN hàng tháng 6 triệu đồng (tương đương với mức lương trước khi mất việc của họ là 10 triệu đồng/tháng) là :1.268 người. Số người có mức hưởng trợ cấp BHTN hàng tháng 9 triệu đồng (tương đương với mức lương trước khi mất việc của họ là 15 triệu đồng/tháng) là : 1.554 người |
Nhiều NLĐ chúng tôi gặp đã tỏ ra bất ngờ trước thông tin chế độ BHTN từ sau ngày 1/1/2015 sẽ có nhiều thay đổi và có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của mình. Chị Lưu Thị Thương, người được hưởng chính sách BHTN từ tháng 11/2014 đến tháng 3/2015 cho biết: “Tôi đóng BHTN được 53 tháng nên khi mất việc tôi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp 6 tháng. Tôi mới lĩnh được 1 tháng với số tiền 3,3 triệu đồng. Cách đây chục ngày (ngày 26/12/2014), tôi có đến Trung tâm GTVL Hà Nội để làm thủ tục khai báo tình trạng thất nghiệp trong tháng nhưng chưa thấy thông báo hay hướng dẫn gì liên quan đến chính sách mới cả. Nếu theo luật mới, tôi không còn được nhận đủ 6 tháng khi tìm được việc làm thì thiệt thòi quá”.
Theo ông Hải Anh, Phó trưởng phòng BHTN (Trung tâm Giới thiệu việc làm (TTGTVL) Hà Nội), số người đến làm thủ tục đăng ký hưởng BHTN trong tuần đầu của năm 2015 giảm khoảng 30% so với tháng 12/2014. Đề cập đến nguyên nhân, ông Hải Anh cho biết: “Có thể do thực hiện chính sách mới nên tâm lý NLĐ những ngày đầu thường nghe ngóng xem tình hình thế nào, có gì lợi, có gì thiệt so với trước . Bên cạnh đó, từ sau ngày 1/1/2015 sẽ không còn chế độ người thất nghiệp được nhận “một cục tiền” cho những tháng còn lại sau khi tìm được việc làm mới nên NLĐ không mặn mà. Mặt khác, trong bối cảnh số chỉ tiêu việc làm các DN rao tuyển tại sàn giao dịch việc làm năm qua sút giảm và DN thường chỉ tiếp nhận hồ sơ của ứng viên chứ không muốn tuyển LĐ ngay trước Tết âm lịch nhằm tránh tăng ngân sách chi trả lương thưởng tết...”
Ông Hải Anh cho biết thêm, thời điểm trước 1/1/2015, số cuộc điện thoại gọi đến bộ phận một cửa của Trung tâm GTVL Hà Nội hỏi các điều khoản về thay đổi chính sách trong Luật Việc làm liên quan đến BHTN tăng đột biến, trong đó chủ yếu thắc mắc về mức tính hưởng của NLĐ. Đa phần những người hỏi là những người có mức lương cao hay lao động có trình độ cao.
Chờ hướng dẫn
Mặc dù Dự thảo nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về BHTN đã lấy ý kiến các thành viên Chính phủ và trình Thủ tướng phê duyệt nhưng đến thời điểm này vẫn chưa được ban hành. Ông Lê Quang Trung, Phó cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐTBXH) cho biết: “Trong khi chưa có nghị định, luật quy định điều gì thì các đơn vị cứ thế thực hiện”.
Tuy nhiên, ông Hải Anh cho hay: “Trong luật chỉ mới quy định chung, còn áp dụng đối tượng nào và áp dụng ra sao cần có nghị định hướng dẫn chi tiết. Trách nhiệm của TTGTVL đến thời điểm này là trả lời những gì luật quy định rõ, còn những cái chưa rõ chúng tôi không thể trả lời hoặc tư vấn trực tiếp ngay cho NLĐ được mà phải tổng hợp và báo cáo Cục Việc làm - Bộ LĐTBXH để xin ý kiến. Khi phát sinh tình huống, chúng tôi sẽ phối hợp với BHXH để giải quyết chế độ cho NLĐ”.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Điều Bá Được, Trưởng ban Thực hiện chính sách BHXH (BHXH Việt Nam) cho rằng, việc chậm ban hành nghị định hướng dẫn gây khó khăn cho cơ quan thực hiện. “Nghị định không kịp ban hành, chúng tôi vẫn phải căn cứ vào luật để làm, nhưng như thế sẽ khó cho đơn vị thực hiện. Nghị định có nhiều nội dung mới, lẽ ra phải ban hành trước ngày luật có hiệu lực ít nhất 45 ngày, rồi còn phải có thông tư, văn bản hướng dẫn, chúng tôi mới có thời gian triển khai thực hiện”, ông Được nói.
“Theo quy định trước đây, người đóng BHTN 3 năm và người đóng 5 năm đều có chung một mức hưởng như nhau, gây ra sự bất bình đẳng. Còn theo Luật Việc làm đã quy định chặt hơn khoảng cách hưởng trợ cấp thất nghiệp. Việc khống chế không cho hưởng trợ cấp 1 lần cũng là để tránh tình trạng lạm dụng gây thất thoát quỹ BHTN. Những cán bộ làm công tác chính sách phải tư vấn, giải thích cặn kẽ để người NLĐ hiểu, BHTN là hỗ trợ giúp NLĐ trong lúc mất việc, chứ không phải là khoản bồi thường. Anh có việc làm, được hưởng lương rồi thì thôi, đó mới đúng bản chất của BHTN”. Ông Điều Bá Được - Trưởng ban thực hiện chính sách BHXH -BHXH Việt Nam |
Kim Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bay cao con nhé!
Khai mạc Triển lãm các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo
Truy tố cựu Chủ tịch tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương và đồng phạm
Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2024 sắp diễn ra tại Hà Nội
Bắt quả tang tàu khai thác cát trái phép quy mô lớn trên sông Hồng trong đêm
Quốc hội thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn
Quy định lại thẩm quyền công chứng giao dịch bất động sản
Tin khác
Xem xét lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá
Tiêu dùng 26/11/2024 10:00
Tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động
Việc làm 26/11/2024 10:00
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết
Gương sáng 25/11/2024 22:31
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô
Gương sáng 25/11/2024 14:33
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công
Đời sống 24/11/2024 20:50
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Chính sách 24/11/2024 17:43
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Chính sách 24/11/2024 14:37
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Việc làm 22/11/2024 21:29
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Đời sống 22/11/2024 06:02
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật
Việc làm 21/11/2024 15:49