Tạo môi trường làm việc an toàn cho người lao động
Tạo môi trường làm việc an toàn Nâng cao ý thức đảm bảo an toàn lao động |
Nâng cao nhận thức về công tác ATVSLĐ
Dự đoán được những nguy cơ tiềm ẩn về mất ATVSLĐ trong bối cảnh nỗ lực phục hồi kinh tế của các doanh nghiệp, thời gian qua, công tác đảm bảo ATVSLĐ luôn được thành phố Hà Nội chỉ đạo quyết liệt, ở tất cả các doanh nghiệp, đơn vị đóng trên địa bàn, tất cả các lĩnh vực ngành nghề và ở khu vực có quan hệ lao động lẫn không có quan hệ lao động.
Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh thăm, động viên công nhân lao động tại Công ty TNHH Sản xuất phụ tùng Yamaha Motor Việt Nam. |
Các đoàn thanh tra, kiểm tra liên tục được thành lập, xuống các đơn vị, địa bàn, vừa kiểm tra, vừa hướng dẫn về những quy định về ATVSLĐ, một mặt thực tế sâu sát tới từng nhà xưởng, từng công trình để đánh giá, theo dõi việc chấp hành những quy định về an toàn lao động của người chủ sử dụng lao động và cả ý thức chấp hành của chính người lao động, từ đó phân tích về những nguy cơ mất an toàn cho các đơn vị, để hạn chế thấp nhất tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Các đoàn thanh, kiểm tra đã yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp tạm đình chỉ 38 máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động vi phạm quy định về an toàn trong quá trình sử dụng; xử phạt vi phạm hành chính 9 đơn vị, công trình xây dựng vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động. Qua kiểm tra 95 đơn vị, công trình xây dựng đã có 367 kiến nghị yêu cầu khắc phục ngay những tồn tại, thiếu sót về ATVSLĐ, từ đó giúp các đơn vị, doanh nghiệp nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc xây dựng môi trường lao động đảm bảo an toàn, ngăn ngừa các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đáng tiếc có thể xảy ra.
Có thể nói, công tác thanh, kiểm tra về ATVSLĐ của Thành phố đã góp phần nâng cao nhận thức về trách nhiệm bảo vệ an toàn và sức khỏe người lao động của người sử dụng lao động. Đồng thời tích cực hơn trong việc tăng cường đầu tư kinh phí, trang thiết bị máy móc, đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới để cải thiện, đảm bảo điều kiện lao động.
Đặc biệt, hằng năm, thành phố Hà Nội luôn chú trọng tới công tác huấn luyện an toàn lao động cho người lao động, chủ sử dụng lao động. Công tác tuyên truyền, huấn luyện cũng hướng tới phong phú các đối tượng từ chủ sử dụng lao động, người lao động, cán bộ làm công tác an toàn ở các địa phương, đến những lao động tự do, người nông dân, sinh viên đang học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố.
Điển hình, năm 2023, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội đã tổ chức 3 lớp tập huấn về công tác ATVSLĐ cho các cán bộ xã, phường, thị trấn làm công tác công tác ATVSLĐ với 200 người tham dự, 1 lớp tập huấn cho người quản lý, người làm công tác ATVSLĐ tại các Tổng công ty, doanh nghiệp trong các khu, cụm, điểm công nghiệp của Thành phố với tổng số 89 người tham dự và tổ chức 2 lớp tập huấn cho người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ tại các doanh nghiệp với 150 người tham dự.
Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội tổ chức 1 lớp tập huấn về công tác ATVSLĐ cho 100% cán bộ lãnh đạo và chuyên viên phụ trách công tác ATVSLĐ của các Liên đoàn Lao động quận, huyện, thị xã, công đoàn ngành và công đoàn cấp trên cơ sở; phối hợp tổ chức 10 lớp tập huấn công tác ATVSLĐ cho 1.200 cán bộ Công đoàn cơ sở và mạng lưới an toàn vệ sinh viên. Ngoài ra, các Công đoàn cơ sở đã phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức 3000 lớp tập huấn cho trên 200.000 lượt cán bộ Công đoàn, mạng lưới an toàn vệ sinh viên và người lao động tại cơ sở.
Các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố đã nhận thức được vai trò, trách nhiệm trong công tác huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động, do đó năm 2023 đã có 233.845 người lao động được huấn luyện ATVSLĐ, đặc biệt những người lao động làm việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ. Thông qua công tác tuyên truyền, huấn luyện đã góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, đặc biệt là cán bộ Công đoàn các cấp trong việc quản lý, kiểm tra, giám sát công tác ATVSLĐ; đồng thời nâng cao ý thức của người lao động trong việc thực hiện biện pháp an toàn lao động khi làm việc, nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động.
Quan tâm cải thiện môi trường làm việc
Cùng với Thành phố, ở cấp trên cơ sở và cơ sở, đặc biệt là tại các đơn vị, doanh nghiệp, công tác đảm bảo an toàn lao động, cải thiện điều kiện làm việc cũng được chú trọng với quan điểm: giữ gìn an toàn lao động, bảo vệ sức khỏe cho người lao động sẽ góp phần tăng năng suất lao động, đảm bảo sản xuất kinh doanh hiệu quả, điển hình như tại Công ty TNHH Lixil Việt Nam (địa bàn huyện Gia Lâm, Hà Nội).
Từ đặc điểm ngành nghề của Công ty là sản xuất sứ, nguyên liệu đất đá và quy trình sản xuất liên quan nhiều đến môi trường nóng bụi, công việc nặng nhọc, Công ty đã lập các dự án đầu tư kinh phí cải thiện môi trường làm việc tốt; thực hiện quan trắc môi trường hằng quý, hằng năm; đầu tư các dự án cải thiện nâng vật nặng với hàng trăm tời nâng điện giúp giảm thao tác mang vác vật nặng trên 30kg; xây dựng thêm nhiều phòng nghỉ trưa, nghỉ giữa giờ cho công nhân đồng thời đấu, lắp đặt thêm hàng chục điều hòa công suất lớn cho các khu vực làm việc có nhiệt độ cao…Công ty cũng lắp đặt hệ thống máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại, trang bị quạt thông gió, lắp đặt hệ thống chiếu sáng, thiết bị che chắn tại các máy móc có nguy cơ gây tai nạn…
Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng tặng giấy khen cho 19 Công nhân giỏi quận Hai Bà Trưng. |
“Nhờ chú trọng công tác đảm bảo an toàn lao động, thời gian qua, trong Công ty không xảy ra tai nạn lao động nặng, tai nạn lao động chết người; không có sự cố kỹ thuật, cháy nổ nghiêm trọng, không có người mắc bệnh nghề nghiệp. Các yếu tố môi trường lao động không đạt tiêu chuẩn đã được khắc phục, giảm thiểu. Người lao động trong Công ty hình thành được thói quen, ý thức tự giác trong đảm bảo ATVSLĐ. Đặc biệt, với cơ sở, nhà xưởng phong quang, xanh, sạch, đẹp đã tạo thêm động lực tinh thần để người lao động thêm gắn bó, cống hiến hết mình cho Công ty và năng suất lao động được nâng cao”, ông Đinh Quốc Toản - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Lixil Việt Nam cho biết.
Tương tự, tại Xí nghiệp Xây lắp số 3 thuộc Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội, bà Lê Thu Hằng - Giám đốc Xí nghiệp cho biết, cùng với việc nỗ lực nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, xí nghiệp luôn đặc biệt coi trọng công tác ATVSLĐ bằng các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, thiết thực, vì vậy trong nhiều năm qua tại xí nghiệp không để xảy ra các vụ việc mất ATVSLĐ, qua đó, cán bộ công nhân viên và người lao động luôn vững vàng, yên tâm công tác xây dựng đơn vị. Những kết quả đạt được trong công tác ATVSLĐ đã góp phần quan trọng, vững chắc vào sự phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của Xí nghiệp.
Hay như Công ty TNHH Matsuo Industries Việt Nam - doanh nghiệp 100% vốn của Nhật Bản, thuộc Khu công nghiệp Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội cũng xác định phương châm hành động xuyên suốt là tăng cường đảm bảo công tác ATVSLĐ, nhằm tạo môi trường làm việc thân thiện, an toàn; chăm lo đời sống, việc làm và sức khỏe của người lao động. “Việc đảm bảo ATVSLĐ không chỉ là trách nhiệm pháp lý mà còn là cam kết mỗi doanh nghiệp với NLĐ và cộng đồng xã hội; giúp người lao động yên tâm làm việc, nâng cao chất lượng và sản lượng cho Công ty”, ông Nguyễn Hoàng Long - Chủ tịch Công đoàn Công ty cho biết.
Chú trọng hơn nữa đến đảm bảo ATVSLĐ
Mặc dù rất quan tâm và có những chuyển biến tích cực trong công tác đảm bảo ATVSLĐ song theo Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, tình hình tai nạn lao động và cháy nổ trên địa bàn Thành phố vẫn diễn biến phức tạp. Năm 2023, trên địa bàn thành phố Hà Nội xảy ra 294 vụ tai nạn lao động làm 300 người lao động bị nạn. Trong đó, số vụ tai nạn lao động theo hợp đồng lao động là 117 vụ, làm 119 người bị nạn, làm 27 người chết và 35 người bị thương nặng. Số vụ tai nạn lao động không theo hợp đồng lao động là 179 vụ, làm 181 người bị nạn, làm 26 người chết và 32 người bị thương nặng. So với năm 2022, số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng có người chết tăng 10 vụ, số người chết tăng 11 người, số người bị thương nặng giảm 5 người. Các vụ tai nạn lao động vẫn chủ yếu là tai nạn ngã cao, vật rơi từ trên cao trong ngành Xây dựng (chiếm 69,1%), sản xuất lắp ráp cơ khí (chiếm 23,8%), các vụ khác chiếm 15%... Nạn nhân của các vụ tai nạn lao động hầu hết là lao động phổ thông, ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 1 tháng, không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Một trong những nguyên nhân của tình trạng này, theo UBND thành phố Hà Nội là nhiều đơn vị, doanh nghiệp, công trình xây dựng, đặc biệt là các công trình sửa chữa, xây mới nhỏ lẻ tại các hộ dân còn lơ là chủ quan, chưa quan tâm nhiều đến công tác ATVSLĐ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ; các vụ tai nạn lao động đối với khu vực không theo hợp đồng lao động gây thiệt hại lớn tài sản của Nhà nước và của doanh nghiệp chưa được xử lý nghiêm, chủ yếu dừng lại ở xử lý hành chính.
Phát biểu tại Lễ Phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024 của thành phố Hà Nội vừa được tổ chức mới đây, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà yêu cầu các sở, ban, ngành Thành phố, UBND quận, huyện, thị xã, Công đoàn cần thực hiện một số nội dung quan trọng trong công tác đảm bảo ATVSLĐ mà trước hết là tập trung tổ chức các hoạt động chuyên đề về ATVSLĐ và hoạt động cộng đồng có sự tham gia của doanh nghiệp, người lao động; tổ chức các hoạt động tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện điều kiện lao động; tổ chức các hội thảo, hội thi, hội nghị sơ kết, tổng kết về an toàn lao động; tổ chức các hoạt động tập huấn cho người làm công tác tư vấn về ATVSLĐ, đặc biệt là nâng cao nghiệp vụ cho người làm công tác y tế, lực lượng cấp cứu.
Trao đổi nghiệp vụ, tổ chức các lớp chuyên đề về an toàn vệ sinh lao động luôn được các doanh nghiệp quan tâm. |
Các đơn vị, doanh nghiệp cần tăng cường hoạt động đối thoại tại nơi làm việc, xây dựng quan hệ lao động hài hòa ổn định và tiến bộ, chăm lo đời sống việc làm, lương, thưởng, phúc lợi, điều kiện làm việc của người lao động; đồng thời tổ chức các Hội thi tay nghề, Hội thi thợ giỏi, tuyên dương công nhân giỏi, sáng kiến sáng tạo, các hoạt động tư vấn pháp luật, văn hóa nghệ thuật, thể dục, thể thao cho đoàn viên, người lao động tại cơ sở. Phó Chủ tịch UBND Thành phố cũng yêu cầu các cấp ngành, tổ chức Công đoàn cần quan tâm thăm hỏi, tặng quà các gia đình, nạn nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, kịp thời động viên, chia sẻ những mất mát và động viên các gia đình khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống, công việc; tổ chức gặp mặt đối thoại giữa người đứng đầu chính quyền với doanh nghiệp và cán bộ Công đoàn, CNVCLĐ; tổ chức hoạt động “Cảm ơn người lao động”, diễn đàn “Công nhân vì doanh nghiệp - doanh nghiệp vì công nhân”.
Đối với các sở, ban, ngành, tổ chức Công đoàn cần tăng cường thực hiện thanh tra kiểm tra công tác ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ tại các đơn vị, doanh nghiệp. Đối với các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh chủ động xây dựng, ban hành kế hoạch và tăng cường công tác phối hợp lồng ghép, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân lao động; thực hiện tốt công tác tự kiểm tra về ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ, chủ động và tăng cường các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá, kiểm soát các nguy cơ rủi ro mất ATVSLĐ...
Các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố đã nhận thức được vai trò, trách nhiệm trong công tác huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động, do đó năm 2023 đã có 233.845 người lao động được huấn luyện ATVSLĐ, đặc biệt những người lao động làm việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ. Thông qua công tác tuyên truyền, huấn luyện đã góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, đặc biệt là cán bộCông đoàn các cấp trong việc quản lý, kiểm tra, giám sát công tác ATVSLĐ; đồng thời nâng cao ý thức của người lao động trong việc thực hiện biện pháp an toàn lao động khi làm việc, nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động. |
Phạm Diệp
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Tin khác
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật
Việc làm 21/11/2024 15:49
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật
Việc làm 20/11/2024 22:37
Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm
Việc làm 17/11/2024 06:12
Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 16/11/2024 15:53
Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!
Việc làm 14/11/2024 14:37
Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai
Infographic 12/11/2024 13:44
Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024
Việc làm 12/11/2024 11:53
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến
Việc làm 12/11/2024 06:12
Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Việc làm 09/11/2024 06:56
Cơ hội tiếp cận việc làm tốt, thu nhập hấp dẫn
Việc làm 08/11/2024 22:43