Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Thất nghiệp đừng cho rằng do dư thừa cử nhân

“Nếu so sánh số người trong độ tuổi đi học đại học của nước ta so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì vẫn còn thấp, và thấp so với ngay chính với kế hoạch của chúng ta. Vậy thì số lượng chúng ta cũng không nên cho rằng đã thừa”.

Đó là quan điểm của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khi chia sẻ với các đại biểu tham dự Đại hội thành lập Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam nhiệm kỳ 2015 - 2019 diễn ra sáng nay 20/12.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, vấn đề xã hội đang đặt ra là có quá nhiều trường, nhiều sinh viên ra trường không có việc làm. Phải chăng chất lượng kém rồi, nhưng số lượng nhiều quá không? Đây là việc cần phải rất bình tĩnh để suy xét.

“Chúng ta đào tạo ra nhiều nhưng nếu chất lượng tốt thì đấy là điều kiện để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, khuyến khích các nhà đầu tư trong nước phát triển mở rộng sản xuất và từ đó sẽ sử dụng nguồn nhân lực chúng ta đào tạo ra. Chính vì thế, chúng ta hãy đào tạo ra nhiều nguồn nhân lực có thể và chất lượng cao nhất có thể” - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.

Phân tích về yếu tố nguồn nhân lực, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ: Về nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lương cao chúng ta đều thống nhất với nhau là yếu tố quan trọng có tính quyết định đối với mọi quốc gia, nhất là trong bối cảnh hiện nay. Rõ ràng sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam so với các nước trong khu vực, so với thế giới là không cao.

Có nhiều báo cáo khác nhau trong đó có những báo cáo đưa ra những đánh giá rất đáng để chúng ta lưu tâm. Khi người ta phân tích ở Việt Nam vì sao năng suất lao động thấp thì có rất nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố nguồn nhân lực. Nhiều tổ chức đã tiến hành khảo sát nguồn nhân lực và phân làm 3 tầng: Một là những người làm quản lý và gián tiếp; hai là những người làm kỹ thuật cao và chuyên môn; ba là lao động bình thường. Có những thống kê chỉ ra rằng, đến 80% nhân lực đào tạo để quản lý và làm gián tiếp ở Việt Nam chưa đủ trình độ; hơn 60% số kỹ sư làm chuyên môn ở trình độ cao cũng không đủ kiến thức. Đáng nói ở chỗ, lao động làm việc giản đơn khoảng 20% nhưng cũng không đủ kỹ năng.

“Tất cả trách nhiệm không phải của ngành Giáo dục hết, nhưng trước hết chúng ta phải nhìn nhận trong đó có một phần trách nhiệm của mình và trên nguyên tắc chúng ta cứ làm thật tốt công việc của mình, còn trách nhiệm của các bộ phận khác thì các bộ phận khác phải làm”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh với các đại biểu tham dự đại hội.

Đổi mới nhưng phải theo chuẩn quốc tế

Trăn trở với vấn đề đổi mới giáo dục ĐH, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bày tỏ: Bây giờ hội nhập thế giới nên tất cả các thứ phải theo thế giới, sự phân công lao động cũng phải theo thế giới. Vì vậy từ câu chuyện có phân biệt đại học với cao đẳng hay không, có phân biệt công lập với dân lập hay không cũng phải theo thế giới. Quan trọng là đào tạo phải theo chuẩn đầu ra của thế giới.

“Muốn gì thì gì chúng ta phải chủ động khuyến khích các trường tham gia vào việc xếp hạng khu vực và thế giới, gắn sao khu vực và thế giới. Chúng ta không tuyệt đối hóa cái này, nhưng chúng ta phải khuyến khích tham gia vào để biết mình ở đâu và như thế nào. Những tiêu chí phân tầng, xếp hạng của các trường trong nước cũng phải căn bản theo thế giới” - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.

Phó Thủ tướng cũng cho rằng, có rất nhiều cách thức xếp hạng nhưng nhìn chung trong các giai đoạn thì đều có tiêu chí giống nhau. Có báo cáo xếp hạng của 10 tổ chức thì tựu chung trong đó có 7 tiêu chí cơ bản cần phải có của một trường ĐH và ở đó 4 tiêu chí có trọng số rất cao đó là đánh giá của nhà khoa học; đánh giá của người tuyển dụng; số công trình khoa học và tỷ lệ trích dẫn; số học sinh, sinh viên trên số giảng viên, đội ngũ khoa học của trường. Chúng ta cũng học theo các tiêu chí này để thực hiện.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa hợp tác quốc tế. Theo quan điểm của Phó Thủ tướng, chúng ta không sao chép một cách máy móc nhưng có rất nhiều vấn đề từ quản lý, học liệu, nghiên cứu mà rất nhiều nước trên thế giới đã làm và có kinh nghiệm, rất nhiều đối tác sẵn sàng hợp tác với chúng ta để giúp đỡ. Chúng ta cần phải thúc đẩy sự hợp tác này. Bộ Giáo dục phải rà lại tất cả các quy định, hãy mở rộng hợp tác quốc tế.

Minh chứng cho bất cấp trong việc hợp tác quốc tế hiện nay, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ ra: “Bây giờ liên kết với một trường rất nổi tiếng của thế giới ai cũng biết mà xin thủ tục còn khó khăn thì không được, nhưng ngược lại nếu hợp tác với một trường thậm chí không được nước sở tại không công nhận thì cũng không được”.

Tại đại hội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng nhấn mạnh, các trường đại học phải tập trung tìm mọi cách để làm nghiên cứu khoa học, dù đây là việc rất khó nhưng cần phải làm, vì đó là uy tín của các trường, gắn liền với việc thu hút các nhà khoa học.

“Điều này rất khó nhưng chúng ta không thể không bắt nhịp. Không chỉ những trường lớn mà ngay cả trường không lớn cũng phải làm, nhưng trước hết chúng ta phải làm từ trường lớn. Trong các chỉ số đánh giá xếp hạng của thế giới thì có chỉ số nghiên cứu khoa học, mà chúng ta không hợp tác với các nhà khoa học thì làm sao đánh giá được. Tôi cũng đề nghị Bộ Giáo dục và Bộ khoa học rằng chúng ta có ý thức về vấn đề này rồi nhưng cần những bước đi rất cụ thể, quyết liệt để đẩy mạnh hơn” - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bày tỏ quan điểm.

Tăng cường tự chủ, tiến tới xóa bỏ “bao cấp”

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng khẳng định, để tiến tới hội nhập không có con đường nào khác là phải tự chủ ĐH. Bởi vậy ngoài 4 trường được Chính phủ chỉ định thí điểm cơ chế tự chủ thì hiện nay đã có cơ chế, nếu trường nào có đủ kiều kiện có thể làm đề án trình Chính phủ.

“Hai mươi mấy năm trước chúng ta đổi mới doanh nghiệp cũng tranh luận rất nhiều và kết quả chúng ta chấp nhận nền kinh tế nhiều thành phần, ngày hôm nay chúng ta có trên 400.000 các thành phần, trong đó doanh nghiệp nhà nước chỉ còn dưới 1.000 so với khi mới đổi mới có 11.000 doanh nghiệp. Tuy nhiên, số trường trường học từ khi đổi mới tới giờ, trường công chiếm số lượng quá lớn. Vấn đề là ngân sách nhà nước đã đến lúc không thể cứ tiếp túc lo mãi như vậy được. Nếu cứ lo như vậy thì chất lượng không thể cao được, bởi vì ngân sách nhà nước đầu tư ra chỉ có vậy” - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói

Nhấn mạnh vấn đề tự chủ, Phó Thủ tướng bày tỏ: “Nói về tự chủ mọi người hay nghĩ ngay đến tự chủ tài chính. Đúng, tự chủ tài chính là rất quan trọng. Tuy nhiên, không phải tự chủ là thả rộng hết, không có nghĩa là không có chế độ chính sách cho các đối tượng chính sách. Chúng ta sẽ tiến hành theo cơ chế đặt hàng. Nếu là đối tượng chính sách cần phải được hỗ trợ thì nhà nước sẽ có trách nhiệm; nếu ngành nào nhà nước cần đào tạo thì đặt hàng cho các trường, còn lại các trường phải tự chủ về tài chính và hướng tới hoạch toán tự chủ như các trường tư. Tự chủ không chỉ về tài chính và điều quan trọng là tự chủ cả về học thuật, về tổ chức. Bộ GD-ĐT cần phải sớm thức hiện việc này, chúng ta không thể làm thay mãi được”.

Phó Thủ tướng chỉ rõ, đây là vấn đề cần phát động thi đua trong Hiệp hội các trường ĐH, CĐ, không thể cứ lấy hết lý do này, lý do khác để duy trì bao cấp mãi được.

Kết thúc bài phát biểu của mình, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bày tỏ mong muốn: “Hiệp hội không chỉ phản biện chính sách, chúng tôi mong muốn muốn xa hơn là Hiệp hội nghiên cứu đề xuất xây dựng chính sách, để tạo điều kiện cho đại học, cho cộng đồng phát triển”.


Theo thông tin chính thức từ phía Đại hội, với 100% số phiếu tán thành, GS. Trần Hồng Quân đắc cử Chủ tịch Hiệp hội Các trường Đại học và Cao đẳng Việt Nam (AVUC).

Đại hội cũng đã bầu 148 uỷ viên Ban chấp hành, 62 uỷ viên Thường vụ và 13 Phó Chủ tịch. Bộ GD-ĐT tiến cử Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng tham gia Ban chấp hành và được Đại hội bầu là Phó Chủ tịch.

AVUC là tổ chức xã hội nghề nghiệp của các cơ sở giáo dục ĐH, các tổ chức giáo dục Việt Nam các cơ sở giáo dục đại học nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, các cơ sở giáo dục ĐH Việt Nam ở nước ngoài và các công dân Việt Nam, tự nguyện thành lập, nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

GS Trần Hồng Quân chia sẻ: “Hiệp hội sẽ là nơi trao đổi tư duy giáo dục. Hiệp hội là ngôi nhà chung của các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc để hỗ trợ lẫn nhau. Hiệp hội cũng là nơi nghiên cứu tổ chức tham mưu những vấn đề chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các vấn đề phát triển giáo dục đại học, cao đẳng. Hiệp hội hoạt động dựa trên nguyên tắc bất vụ lợi, trên nguyên tắc không dựa vào ngân sách nhà nước, dân chủ, thuyết phục nhau và cùng thỏa thuận”.

 Theo Nguyễn Hùng/Dân trí

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công ty Tâm Lộc Phát đã huy động hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư

Công ty Tâm Lộc Phát đã huy động hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Để tạo lòng tin, thu hút các nhà đầu tư, nhóm của Khuyên đã đưa ra phương thức trả tiền môi giới cao cho những người giới thiệu, trả lãi cho nhà đầu tư theo ngày với mức lãi suất cao hơn nhiều lần lãi suất ngân hàng (khoảng 2,93%/tháng). Từ năm 2019 đến nay, các đối tượng đã huy động được hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư.
Khởi tố nhóm đối tượng tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy

Khởi tố nhóm đối tượng tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy

(LĐTĐ) Ngày 19/4, Công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội cho biết đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với nhóm đối tượng Phùng Văn Thi, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Nghị để điều tra làm rõ về các hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy, trộm cắp tài sản và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Thời gian qua, bên cạnh việc quan tâm chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng đến công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động.
Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

(LĐTĐ) Ngày 19/4, Thành đoàn Hà Nội công bố danh sách 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023. Đây là giải thưởng cao quý của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội. Dự kiến, Lễ tuyên dương sẽ tổ chức vào ngày 11/5 trong khuôn khổ “Ngày hội Thanh niên Thủ đô”.
Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

(LĐTĐ) Thời gian qua, chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã từng bước được thể chế hoá theo nguyên tắc thị trường, góp phần định hướng và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển. Tuy nhiên, cũng qua quá trình thực hiện, các văn bản quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục.
Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1, tỷ lệ 1/2000 gồm địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Phù Linh và thị trấn Sóc Sơn, với quy mô dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 49.560 người.

Tin khác

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

(LĐTĐ) Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại".
Sôi nổi Vòng Chung kết cuộc thi “Sàn đấu Anh ngữ V - Champions 2024"

Sôi nổi Vòng Chung kết cuộc thi “Sàn đấu Anh ngữ V - Champions 2024"

(LĐTĐ) Thực hiện Chương trình công tác Đội và phong trào Thiếu nhi Thủ đô năm học 2023-2024; thiết thực chào mừng kỷ niệm 83 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (15/5/1941-15/5/2024), 70 chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), Hội đồng Đội thành phố Hà Nội phối hợp với Anh văn Hội Việt Mỹ VUS miền Bắc tổ chức Vòng chung kết cuộc thi Sàn đấu Anh ngữ V - Champions năm 2024.
Nghệ An vẫn còn nhiều khó khăn trong công tác cai nghiện ma tuý

Nghệ An vẫn còn nhiều khó khăn trong công tác cai nghiện ma tuý

(LĐTĐ) Nghệ An là một trong những tỉnh trọng điểm về tệ nạn ma tuý của cả nước. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 3.681 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, 390 người sử dụng trái phép chất ma túy.
Cửa Lò: Khát vọng toả sáng

Cửa Lò: Khát vọng toả sáng

(LĐTĐ) Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, thị xã Cửa Lò, Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Nghê An tổ chức khai mạc Lễ hội Du lich Cửa Lò năm 2024 với chủ đề "Cửa Lò – Khát vọng toả sáng" và công bố Di sản phi vật thể Quốc gia Lễ hội Đền Yên Lương.
3 chủ nhân giải thưởng VinFuture 2023 lọt Top 100 người ảnh hưởng nhất thế giới

3 chủ nhân giải thưởng VinFuture 2023 lọt Top 100 người ảnh hưởng nhất thế giới

(LĐTĐ) Tạp Chí Time công bố danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2024, trong đó có 3 Chủ nhân Giải đặc biệt VinFuture 2023 là GS. Daniel Joshua Drucker (Canada), GS. Joel Francis Habener và PGS. Svetlana Mojsov (Hoa Kỳ). Đây là các nhà khoa học đã được VinFuture vinh danh nhờ công trình khám phá ra phương pháp điều trị bệnh tiểu đường, béo phì và thúc đẩy các liệu pháp điều trị các bệnh thoái hóa thần kinh.
Cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm sibutramin

Cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm sibutramin

(LĐTĐ) Chiều 18/4, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã công bố kết quả phân tích của Viện Pháp Y Quốc gia sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân có chứa sibutramin là chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

(LĐTĐ) Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba, trên địa bàn quận Tây Hồ đã và đang diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi. Không chỉ giới thiệu, đưa sách đến gần hơn với mọi người, các hoạt động này còn góp phần lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

(LĐTĐ) Ngày 18/4, Bảo tàng Hà Nội đã khai mạc trưng bày chuyên đề "Tiếng vọng" nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Nỗ lực để nâng cao chất lượng

Nỗ lực để nâng cao chất lượng

(LĐTĐ) Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 ngày càng cận kề. Tăng cường các kỳ khảo sát chất lượng, xây dựng ngân hàng đề ôn tập tốt nghiệp dùng chung, phân nhóm ôn tập sớm… là những giải pháp đang được các trường học trên địa bàn Thành phố áp dụng với quyết tâm nâng phổ điểm các môn, không để “vùng trũng” ở bất kỳ môn học nào.
Xem thêm
Phiên bản di động