Năm thói quen nhiều người mắc khiến trí thông minh suy giảm
![]() | Thói quen xấu trong nhà bếp gây nguy hại sức khỏe gia đình |
![]() | Thói quen sử dụng túi ni lông lấn át ý thức bảo vệ môi trường |
![]() | Thói quen giúp cuộc sống của bạn phát triển hơn, tích cực hơn |
Theo thời gian, nhiều người sẽ cảm thấy trí nhớ của mình suy giảm dần. Đó là triệu chứng cảnh báo sự lão hóa của não. Một số người gặp vấn đề nghiêm trọng hơn ở não sẽ mắc phải căn bệnh Alzheimer với các biểu hiện suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tư duy.
Bởi vậy, để duy trì sự minh mẫn của bản thân, bạn cần quan tâm nhiều tới bộ não. Bạn nên tránh các thói quen trì trệ sau:
1. Ngồi một chỗ quá lâu
![]() |
Ảnh minh họa: Miki |
Khi một người ngồi lỳ trong thời gian dài (những nhân viên văn phòng chiếm số đông), họ sẽ có cảm giác khó chịu ở vai và cổ, trải qua những cơn đau lưng. Tuy nhiên, đó không phải là tất cả tác hại của tình trạng lười vận động.
Theo các nghiên cứu, nếu ngồi quá lâu, bạn có thể bị sa sút trí nhớ. Thêm vào đó, thói quen xấu này có thể tác động tới các khu vực lưu giữ thông tin trong não người lớn. Bởi vậy, duy trì một khối lượng tập luyện nhất định sẽ giúp chúng ta có một trí nhớ tốt hơn.
2. Thiếu ngủ thường xuyên
![]() |
Ảnh minh họa: Ergonomics |
Giấc ngủ rất quan trọng bởi giúp phục hồi các chức năng của cơ thể. Nếu bạn ngủ ít, các cơ quan và mô của cơ thể sẽ lão hóa nhanh hơn.
Các chuyên gia của Trường Y Đại học Quốc gia Singapore đã tiến hành chụp não, đánh giá tâm lý học thần kinh và ghi nhận thời gian ngủ. Họ nhận thấy người ngủ ít hơn sẽ có não thất giãn to cùng với nhận thức suy giảm. Bởi vậy, thiếu ngủ không chỉ khiến cho da xấu hơn mà còn khiến bạn trở nên “ngốc nghếch”.
3. Hút thuốc
![]() |
Ảnh minh họa: Businesstech |
Theo nghiên cứu của Đại học California (Mỹ), thói quen hút thuốc sẽ tăng gấp đôi nguy cơ bệnh Alzheimer. Không chỉ vậy, những ai ở quanh người hút thuốc cũng có nguy cơ bị mắc bệnh cao hơn.
4. Uống nhiều rượu bia
![]() |
Ảnh minh họa: Harvard |
Uống rượu bia điều độ có những tác dụng nhất định với cơ thể như giúp tuần hoàn não. Tuy nhiên, uống một lượng rượu bia nhiều sẽ gây ra rất nhiều loại bệnh.
Thử nghiệm trên động vật uống nhiều đồ có cồn cho thấy quá trình sản sinh tế bào thần kinh ở khu vực ghi nhớ thông tin của não bị suy giảm gần 40%. Người đứng đầu nghiên cứu trên ở Đại học Rutgers (Mỹ) cho biết, lạm dụng rượu trong thời gian dài sẽ có tác hại tiêu cực lên việc học tập và trí nhớ.
5. Stress kéo dài
![]() |
Ảnh minh họa: Hub |
Những người thường bị căng thẳng ở mức độ nhẹ có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn 33% so với những người khác. Trong khi đó, tỷ lệ này ở người stress mức độ vừa và cao là 78% và 135%. Thông tin được công bố trên Tạp chí Sức khỏe tâm thần người cao tuổi Mỹ.
Do đó, để cho bản thân chịu đựng nhiều áp lực không chỉ gây hại cho sức khỏe tâm thần mà còn ảnh hưởng lớn tới việc duy trì một bộ não thông minh.
Theo An Yên/ Vietnamnet.vn
https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/5-thoi-quen-khien-tri-thong-minh-cua-ban-suy-giam-673964.html
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Mái ấm Công đoàn - Điểm tựa hạnh phúc cho cô giáo đơn thân

Một người lớn tử vong do sởi

LĐLĐ huyện Chương Mỹ: Biểu dương 40 cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa

Việt Nam sẽ cùng Hoa Kỳ tiến hành đàm phán về một thỏa thuận thương mại đối ứng

Khởi động Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X: Sẵn sàng cho mùa giải bùng nổ

Sinh lời trên tài khoản MSB: Lợi suất hấp dẫn, chuyển nhượng linh hoạt

Đảm bảo an toàn tại các “Phố cà phê đường tàu”
Tin khác

Một người lớn tử vong do sởi
Y tế 10/04/2025 20:43

Bộ Y tế tổ chức lại cơ sở y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
Y tế 10/04/2025 11:38

Hà Nội siết chặt kiểm soát an toàn thực phẩm tại cộng đồng
Y tế 08/04/2025 06:05

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT
Y tế 05/04/2025 22:37

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng
Y tế 04/04/2025 14:11

Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu
Y tế 04/04/2025 13:39

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện
Y tế 04/04/2025 08:12

Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội
Y tế 03/04/2025 16:41

Chủ động các biện pháp phòng, chống, không để dịch bùng phát và lan rộng
Y tế 03/04/2025 16:15

Phần lớn trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin
Y tế 03/04/2025 06:09