Kỹ năng nghề: “Điểm nghẽn” trong quá trình hội nhập

Để hướng tới một thị trường lao động năng động, linh hoạt với hơn 630 triệu người trong khu vực, theo các chuyên gia, hai yếu tố quan trọng nhất cần có là chất lượng lao động có tay nghề và sự tự do dịch chuyển lao động trong khu vực. Tuy nhiên, kỹ năng nghề của lao động Việt Nam đang là “điểm nghẽn”, cản trở sự phát triển, giảm sút năng lực cạnh tranh của quốc gia. 
ky nang nghe diem nghen trong qua trinh hoi nhap Gỡ rào cản, gắn đào tạo với thực tiễn
ky nang nghe diem nghen trong qua trinh hoi nhap “Khan hiếm” kỹ sư công nghệ thông tin có chất lượng

Kỹ năng nghề thấp - năng lực cạnh tranh thấp

Theo TS Bùi Sỹ Lợi- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, trong thời đại ngày nay, nguồn nhân lực đóng vai trò như là một yếu tố quan trọng bên cạnh vốn và công nghệ, do đó đòi hỏi nguồn nhân lực phải có đủ sức đáp ứng những yêu cầu về kỹ năng nghề nghiệp và nâng cao chất lượng lao động phù hợp với trình độ phát triển của khu vực và thế giới.

ky nang nghe diem nghen trong qua trinh hoi nhap
Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho lao động Việt Nam đang là yêu cầu cấp bách trong thời kỳ hội nhập

Tuy nhiên, TS Bùi Sỹ Lợi cũng thừa nhận: Nguồn nhân lực của ta đông nhưng không mạnh, vẫn còn một số yếu kém như: Trình độ lao động phổ thông khá nhiều, lao động qua đào tạo còn ít và đặc biệt là chất lượng đào tạo lao động chưa đạt yêu cầu, do vậy nguồn lực lao động chưa phát huy vai trò khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác để phát triển kinh tế xã hội.

Theo PGS.TS Cao Văn Sâm, bên cạnh việc đẩy mạnh hoạt động kiểm định chất lượng, có chính sách hậu kiểm định để thúc đẩy các cơ sở giáo dục nghề nghiệp không ngừng đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo thì rất cần thiết triển khai hệ thống đánh giá kỹ năng nghề cho người lao động trong phạm vi quốc gia; cần coi chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia là giấy phép bắt buộc phải có để người lao động tham gia vào thị trường lao động.

Còn PGS.TS Cao Văn Sâm- Phó Tổng Cục trưởng Thường trực Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho rằng: Kỹ năng nghề của người lao động nói riêng đang là “điểm nghẽn” cản trở sự phát triển, giảm sút năng lực cạnh tranh của quốc gia. PGS.TS Cao Văn Sâm đưa ra dẫn chứng, theo báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) về năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2016-2017, chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam tụt 4 bậc, từ vị trí 56 xuống vị trí 60 trong 138 quốc gia và vùng lãnh thổ được tham gia xếp hạng.

Trong 5 nhóm vấn đề được coi là trở ngại lớn nhất đối với Việt Nam được Báo cáo chỉ ra, có 2 yếu tố liên quan đến nguồn nhân lực là “lao động qua đào tạo không đủ và kỷ luật lao động kém”.

Phân tích của các chuyên gia đều chỉ rõ một logic: Năng suất lao động có được phải dựa vào kỹ năng nghề nghiệp của người lao động. Năng suất lao động thấp dẫn đến thu nhập của người lao động thấp gần như là hệ quả tất yếu của chuỗi phát triển.

Cũng theo Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2016, dân số Việt Nam đến cuối năm 2015 đạt 91,7 triệu người và có tổng thu nhập quốc nội khoảng 191,5 tỷ USD, tính trung bình thu nhập đầu người đạt 2,088 USD/năm. Con số này được xem là bước tiến lớn trong những năm gần đây khi giúp Việt Nam bước vào ngưỡng thu nhập trung bình.

Tuy nhiên, thống kê của WEF trong vòng 20 năm qua cho thấy khoảng cách thu nhập của người Việt với mức trung bình của nước đang phát triển tại châu Á ngày một xa. Vào thập niên 90, thế kỷ XX, thu nhập của người lao động Việt Nam gần như tương đương với các quốc gia cùng trình độ phát triển khác tại châu Á (khoảng 700-800USD theo tỷ giá vào thời điểm đó), nhưng đến năm 2014, thu nhập của Việt Nam đang thấp hơn trung bình của các nền kinh tế đang phát triển khác tại châu Á khoảng 3.000USD. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh quốc gia.

Theo đánh giá của các chuyên gia trong nước và quốc tế, khi tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Việt Nam sẽ là một trong số những nước hưởng lợi nhiều nhất từ việc hội nhập kinh tế khu vực bởi kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào ngoại thương. Theo dự báo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), AEC sẽ giúp Việt Nam tăng trưởng thêm 14,5% và tăng trưởng việc làm thêm 10,5%.

Tuy nhiên trên bình diện lao động, những lao động Việt Nam thiếu kỹ năng và kinh nghiệm “đánh mất” cơ hội việc làm vào tay các lao động tới từ các nước khác khi thị trường lao động được luân chuyển tự do trong nội khối ASEAN. Song song với đó là nguy cơ “chảy máu chất xám” khi các lao động có tay nghề của Việt Nam lại dịch chuyển sang làm việc cho các công ty lớn trong khu vực.

Cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn nghề quốc gia

Từ thực tế trên, ông Bùi Sỹ Lợi cho rằng, cần phải nâng cao nhận thức, đổi mới quản lý nhà nước về đào tạo, sử dụng lao động chuyên môn kỹ thuật trình độ cao và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho thị trường lao động hoạt động hiệu quả; xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng kỹ năng nghề nghiệp và chất lượng lao động có tính so sánh quốc tế.

Trong đó, giải pháp quan trọng đầu tiên là Việt Nam cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về năng lực nghề nghiệp và yêu cầu chất lượng đối với các cấp, bậc, ngành nghề đào tạo; thực hiện việc đánh giá và cấp chứng chỉ quốc gia theo tiêu chuẩn năng lực nghề nghiệp các cấp bậc đào tạo (dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp và đại học) theo định hướng, yêu cầu của các nhà sử dụng nhân lực và hội nhập quốc tế.

Theo TS Lợi, việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn quốc gia cần chuẩn hóa cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo nhân lực; tiêu chuẩn năng lực nghề nghiệp với giáo viên và thiết lập hệ thống đăng ký, đánh giá định kỳ giáo viên theo tiêu chuẩn năng lực nghề nghiệp giáo viên.

Đồng quan điểm về vấn đề này, theo PGS.TS Cao Văn Sâm, bên cạnh việc đẩy mạnh hoạt động kiểm định chất lượng, có chính sách hậu kiểm định để thúc đẩy các cơ sở giáo dục nghề nghiệp không ngừng đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo thì rất cần thiết triển khai hệ thống đánh giá kỹ năng nghề cho người lao động trong phạm vi quốc gia; cần coi chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia là giấy phép bắt buộc phải có để người lao động tham gia vào thị trường lao động.

Đồng thời, cộng đồng doanh nghiệp phải là chủ thể của hoạt động đào tạo phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho người học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cho người lao động của doanh nghiệp. Khi tham gia hoạt động đào tạo, phát triển kỹ năng, doanh nghiệp được ưu đãi thuế. Doanh nghiệp chỉ được sử dụng lao động qua đào tạo nghề (lao động có chứng chỉ kỹ năng nghề).

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lương hưu tháng 5 sẽ chi trả sau nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Lương hưu tháng 5 sẽ chi trả sau nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay sẽ kết thúc vào ngày 1/5. Trong khi đó, theo quy định hiện hành, việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng bắt đầu từ ngày 2 của tháng. Vì vậy, dự kiến lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5/2024 sẽ được chi trả từ ngày 2/5.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ được phân công

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ được phân công

Ngày 26/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ như sau: 1. Xem xét cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Công đoàn HANDICO: Nghiêm túc triển khai Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ

Công đoàn HANDICO: Nghiêm túc triển khai Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Lãnh đạo Công đoàn Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO) đề nghị các cấp Công đoàn Tổng Công ty nghiêm túc hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024 bằng những hoạt động cụ thể, thiết thực, trong đó có 8 hoạt động quan trọng.
Hà Nội: Thi trực tuyến tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội: Thi trực tuyến tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 26/4, thành phố Hà Nội đã phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Cuộc thi do Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức. Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội và Thành đoàn Hà Nội phối hợp thực hiện.
Lan tỏa cuộc thi ảnh “Duyên dáng áo dài nữ CNVCLĐ quận Đống Đa” năm 2024

Lan tỏa cuộc thi ảnh “Duyên dáng áo dài nữ CNVCLĐ quận Đống Đa” năm 2024

(LĐTĐ) Sau gần nửa tháng triển khai, cuộc thi ảnh tập thể “Duyên dáng áo dài nữ công nhân, viên chức, lao động quận Đống Đa”, lần thứ 2 năm 2024, đã thu hút sự tham gia của 146 Công đoàn cơ sở với trên 300 bức ảnh dự thi.
Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại” nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024). Dự lễ khai mạc có Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đào Xuân Dũng.
CEO Vinamilk: Ưu tiên tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

(LĐTĐ) Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Tin khác

Giúp phụ nữ hiểu rõ hơn về mô hình kinh tế tập thể

Giúp phụ nữ hiểu rõ hơn về mô hình kinh tế tập thể

(LĐTĐ) Trong 3 ngày từ ngày 25 - 27/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng vận động, tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ Hội không chuyên trách về hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Gần 2.400 chỉ tiêu tại phiên giao dịch việc làm huyện Thạch Thất năm 2024

Gần 2.400 chỉ tiêu tại phiên giao dịch việc làm huyện Thạch Thất năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 26/4/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Thạch Thất tổ chức Phiên giao dịch và tư vấn việc làm năm 2024.
Quan tâm hỗ trợ, tạo việc làm cho người khuyết tật

Quan tâm hỗ trợ, tạo việc làm cho người khuyết tật

(LĐTĐ) Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, người lao động (NLĐ) bình thường cũng khó khăn khi tìm kiếm việc làm thì cơ hội việc làm đối với người khuyết tật (NKT) càng hạn chế hơn. Trước bối cảnh này, các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã tăng cường nhiều biện pháp nhằm mang tới cơ hội việc làm cho NKT, giúp họ tự tin tạo dựng cuộc sống, khẳng định bản thân, hòa nhập cộng đồng và đóng góp tích cực cho xã hội.
Khi nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay”: Cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên

Khi nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay”: Cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên

(LĐTĐ) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (HCCT) đã tổ chức thành công “Ngày hội việc làm và Hợp tác doanh nghiệp” năm 2024 với sự tham gia của Ban Giám hiệu, đại diện các doanh nghiệp, đối tác và gần 200 học sinh - sinh viên của Nhà trường.
Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

(LĐTĐ) Với 742 chỉ tiêu tuyển dụng, chiếm 39,8% tổng chỉ tiêu tuyển dụng, Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024 thực sự là cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ trên địa bàn huyện Mê Linh và các vùng lân cận tiếp cận với thị trường lao động.
Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 17/4, tại Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Định hướng nghiên cứu Khoa học và Công nghệ và phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam”.
Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

(LĐTĐ) Về sự cố bị tấn công mạng của hàng loạt công ty chứng khoán, tài chính vừa qua, một số chuyên gia cho rằng, chúng ta nói nhiều về công nghệ đầu tư, nhưng yếu tố con người - nguồn nhân lực cho vấn đề bảo mật lại chưa tương xứng.
Thị trường lao động: Tuyển dụng tăng mạnh, hứa hẹn lương hấp dẫn

Thị trường lao động: Tuyển dụng tăng mạnh, hứa hẹn lương hấp dẫn

(LĐTĐ) Xu hướng tuyển dụng lao động đang có sự thay đổi, các lĩnh vực, ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng lao động rất đa dạng như thương mại điện tử, dệt may, xây dựng, bất động sản, văn phòng. Đặc biệt, một số nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn như: Bán buôn bán lẻ, công nghiệp chế biến, chế tạo, vận tải - logistic, dịch vụ nhà hàng khách sạn, du lịch.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật

(LĐTĐ) Ngày 16/4/2024, tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, sẽ diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 20/4/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Mê Linh tổ chức Phiên giao dịch và tư vấn việc làm năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động