Kỳ 2: Những “khoảng trống” chính sách cần lấp đầy
Kỳ 1: Hãy cùng nhau hành động! | |
Chủ động phòng, chống bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em |
Những bất cập cần tháo gỡ
Từ thực tế nảy sinh ở các vụ việc cho thấy, tại những nơi công cộng, phụ nữ và trẻ em thường là đối tượng gặp nhiều nguy cơ, trong đó, quấy rối tình dục là vấn đề đáng lo ngại nhất. Đơn cử như, đầu tháng 3/2019, chị P.H.V., sinh viên một trường đại học ở Hà Nội bị đối tượng Đỗ Mạnh Hùng sàm sỡ trong thang máy của chung cư Golden Palm (quận Thanh Xuân).
Vụ việc chưa kịp lắng xuống, những ngày đầu tháng 4/2019, dư luận lại bức xúc trước vụ việc bé gái khoảng 7 tuổi bị đối tượng Nguyễn Hữu Linh có hành vi ứng xử thiếu chuẩn mực khi cùng đi thang máy tại chung cư Galaxy 9. Cùng thời điểm, chị Hồ Thị L. huyện Nghi Lộc (tỉnh Nghệ An) đang điều khiển xe máy trên đường, thì bất ngờ bị một đối tượng lạ mặt dùng hung khí khống chế, rồi xâm hại...
An toàn cho phụ nữ và trẻ em là hạnh phúc, bình an của mỗi gia đình, góp phần phát triển bền vững đất nước. Ảnh Giang Nam |
Theo kết quả khảo sát của Tổ chức ActionAid Việt Nam (Tổ chức quốc tế chống đói nghèo) tại các thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh, cũng cho thấy hơn 80% trẻ em gái được hỏi đều khẳng định từng bị quấy rối tình dục ở những nơi công cộng. Tình trạng tương đồng trên cũng được thể hiện trong thống kê của Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) với trung bình mỗi năm, cả nước phát hiện khoảng 2.000 trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại, trong đó xâm hại tình dục chiếm hơn 60%.
Phần lớn vụ việc được phát hiện đều có tính chất nghiêm trọng, trong đó có cả những vụ xảy ra ở nơi công cộng. Đối với phụ nữ, nghiên cứu của Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam chỉ rõ, khoảng 30% phụ nữ Việt Nam từng bị bạo lực tình dục, đa số phụ nữ từng bị quấy rối ở nơi công cộng.
Tuy nhiên, theo luật sư Nguyễn Văn Tú – Giám đốc Công ty Luật Fanci, qua hệ thống văn bản pháp luật như: Bộ luật Hình sự 2015, Luật lao động, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Trẻ em, Luật Phòng chống bạo lực gia đình… với 1 vụ việc phải có các hành vi như đụng chạm cơ thể thì mới xử lý được.
Nói cách khác, hệ thống pháp lý đang can thiệp ở khía cạnh quan hệ tình dục có xâm lấn. Đây là khoảng trống trong các văn bản quy phạm, đơn cử như quấy rối tình dục tấn công vào tư tưởng nạn nhân.
“Trong các tình tiết về định tội, chúng ta thường quan tâm xem nạn nhân bị thương tổn sức khỏe bao nhiêu phần trăm? Có làm nạn nhân bị ảnh hưởng, có làm nạn nhân có thai hay không…? Đây là chúng ta đang định danh tội phạm dựa trên hệ quả. Tuy nhiên, những ảnh hưởng mà nạn nhân gánh chịu nhiều nhất lại là tâm lý. Nếu có giám định về thần kinh, tâm lý và ảnh hưởng liên quan… thì mới đánh giá hết được hệ quả. Do vậy, cần phải sớm đưa vào áp dụng thực tế trong trong việc định danh khung hình phạt để có hướng xử lý tương xứng” – luật sư Nguyễn Văn Tú chia sẻ.
Cùng quan điểm trên, theo luật sư Lê Thị Ngân Giang – Giám đốc Công ty Luật Hòa An, hiện với quy định về hành vi quấy rối tình dục còn rất mờ nhạt. Hành vi xâm hại là trực tiếp ảnh hưởng đến danh dự và nhân phẩm nạn nhân song đôi khi vụ việc lại bị lái sang khía cạnh ảnh hưởng trật tự công cộng với mức bồi thường rất thấp.
Cần nhiều nỗ lực
Vụ "Cưỡng ôm hôn cô gái trẻ trong thang máy" xảy ra tại quận Thanh Xuân (hình ảnh do camera an ninh ghi lại) |
Khách quan nhìn nhận, tình trạng bất bình đẳng giới và bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em vẫn còn diễn ra ở nhiều khu vực, vùng miền và các thành phần trong xã hội. Phụ nữ, trẻ em không chỉ là nạn nhân chính của bạo lực trong gia đình mà còn là đối tượng bị mua bán, xâm hại tình dục và chịu nhiều hình thức bạo lực ngoài phạm vi gia đình. Các nguyên nhân của tình trạng bạo lực trên cơ sở giới bắt nguồn từ sự bất bình đẳng giới, định kiến giới, coi trọng sự thống trị của nam giới cũng như hạ thấp vai trò, vị trí của phụ nữ và trẻ em.
Trở lại với những vụ xâm hại phụ nữ và trẻ em, những câu hỏi đang được đặt ra ở đây là: Vì sao tình trạng này vẫn liên tục xảy ra? Vì sao gia đình các nạn nhân hay chính bản thân các em không lên tiếng tố giác? Quanh vấn đề này, theo tìm hiểu được biết, có rất nhiều vụ xâm hại tình dục mà đối tượng gây án thường hăm dọa, đánh đập hoặc dùng tiền mua chuộc để các nạn nhân là trẻ em không kể lại với người thân.
Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, tính từ ngày 1/1/2015 đến ngày 30/6/2019, trên địa bàn Thành phố có 322 trẻ bị xâm hại với các hình thức khác nhau. Điều đó cho thấy, tình hình xâm hại trẻ em trên địa bàn thành phố diễn biến phức tạp. Cũng theo báo cáo, thời gian qua, Thành phố Hà Nội đã ban hành 15 văn bản chỉ đạo, liên quan trực tiếp đến công tác phòng, chống xâm hại trẻ em. Thành phố yêu cầu Ủy ban nhân dân các địa phương xảy ra các vụ bạo lực, xâm hại trẻ em nghiêm trọng có trách nhiệm báo cáo ngay sau khi vụ việc xảy ra và báo cáo bằng văn bản về kết quả giải quyết chậm nhất sau 3 ngày vụ việc được phát hiện. Công tác hỗ trợ, can thiệp khi trẻ có nguy cơ bị xâm hại hoặc bị xâm hại được quan tâm. Trẻ em trong các vụ việc xâm hại đều được đánh giá, xác định mức độ tổn thương, các vấn đề cần can thiệp hỗ trợ và lập kế hoạch can thiệp, hỗ trợ. Đến nay, 30/30 quận, huyện, thị xã; 540/584 xã, phường, thị trấn đã có quyết định thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo công tác trẻ em. Tính đến hết tháng 6/2019, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 1.694 cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em. |
Bên cạnh đó, phần lớn còn do tâm lý e ngại, xấu hổ nên một số gia đình cố tình che giấu thông tin khi có vụ việc xâm hại tình dục xảy ra… Những việc làm này đều gây nhiều khó khăn cho các cơ quan chức năng trong quá trình điều tra, xử lý.
Theo luật sư Lê Ngọc Luân – Giám đốc Công ty Luật Golden Key, một trong những lý do khiến những vụ việc rơi vào “bế tắc” ngay khi manh nha, một phần xuất phát từ chính những điều tra viên thiếu kinh nghiệm khi thu thập lời khai ban đầu của nạn nhân. Lấy ví dụ ngay tại một vụ án mà bản thân đang tiếp nhận, luật sư Lê Ngọc Luân chia sẻ, nạn nhân là cháu bé 3 tuổi, dù cháu đã khai và nhận dạng chính xác nhiều lần nghi can xâm hại tình dục mình.
Các kết quả điều tra cũng ghi rõ điểm này. Tuy nhiên, cơ quan điều tra và Viện kiểm sát lại ra quyết định không khởi tố vụ án, điều này buộc luật sư Lê Ngọc Luân và đồng nghiệp phải khiếu nại lên Viện trưởng Viện kiểm sát. “Rất may, họ đã hủy quyết định không khởi tố vụ án để điều tra lại. Nhưng điều này cho thấy, ở cấp cơ sở, do nhận thức chưa đầy đủ trong quá trình tiếp nhận và điều tra vụ án nên trở thành một tác nhân gây kéo dài các vụ án” - luật sư Lê Ngọc Luân nhấn mạnh.
Trao đổi thêm về vấn đề này, Trung tá Khổng Ngọc Oanh – Trưởng bộ phận Phòng chống xâm hại tình dục trẻ em, Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) cho biết, về vấn đề tố tụng, công tác tiếp nhận và giải quyết tin báo, xác minh ban đầu là “chìa khóa” để mở ra các vấn đề quanh vụ việc.
“Chúng tôi chỉ có khoảng 20 ngày để triển khai giai đoạn xác minh tin báo. Tuy nhiên, phải thừa nhận về lĩnh vực này ở một số địa phương, do cơ quan cấp cơ sở như huyện, xã, phường… nơi tiếp nhận thông tin ban đầu chưa được tập huấn nhiều. Nhiều cán bộ còn vô cảm, chưa tin tưởng, chưa có nghiệp vụ dẫn đến khó lấy lời khai nạn nhân. Riêng với công tác giám định ban đầu, cá nhân tôi cũng đã có nhiều kiến nghị với cấp trên, đó là đẩy mạnh và sớm có kết quả giám định của cơ quan chuyên môn. Bởi chỉ khi có được kết quả giám định, các bước điều tra và mở rộng vụ việc mới có thể được triển khai” - Trung tá Khổng Ngọc Oanh chia sẻ.
Giang Nam
Còn nữa…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô
Điều tra - bạn đọc 02/11/2024 14:22
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?
Điều tra - bạn đọc 14/10/2024 10:44
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc
Điều tra - bạn đọc 19/09/2024 09:12
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em
Điều tra - bạn đọc 05/09/2024 15:50
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh
Điều tra - bạn đọc 28/08/2024 10:24
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước
Điều tra - bạn đọc 15/08/2024 09:45
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ
Điều tra - bạn đọc 08/08/2024 13:55
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp
Điều tra - bạn đọc 09/07/2024 08:48
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?
Điều tra - bạn đọc 17/06/2024 18:44
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng
Điều tra - bạn đọc 12/06/2024 16:05