Chủ động phòng, chống bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em
Chung tay cải thiện bình đẳng giới trên môi trường mạng | |
Phát động Cuộc thi viết về bình đẳng giới năm 2018 | |
Sửa đổi một số mục tiêu về bình đẳng giới |
Tham dự buổi Lễ phát động có các đồng chí: Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH Nguyễn Thị Hà; Phó Bí thư thường trực Thành ủy – Chủ tịch HĐND thành phố Cần Thơ Phạm Văn Hiểu; Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trương Quang Hoài Nam; Trợ lý Trưởng Đại diện Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam Lê Bạch Dương cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ các cơ quan trung ương và địa phương, các đối tác quốc tế cùng hơn 800 học sinh, sinh viên và người dân tại địa phương.
Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới được tổ chức từ ngày 15/11 đến ngày 15/12 hàng năm trên phạm vi toàn quốc theo Quyết định số 1696/QĐ-TTg ngày 02/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016 – 2020. Đây là năm thứ ba LĐ-TBXH chủ trì triển khai Tháng hành động.
Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH Nguyễn Thị Hà phát biểu tại lễ phát động |
Phát biểu khai mạc Lễ phát động, Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH Nguyễn Thị Hà nhấn mạnh, Hiến pháp Việt Nam đã khẳng định nguyên tắc bình đẳng giới, như một cam kết mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị trong việc thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam. Điểm nổi bật trong thực thi bình đẳng giới ở Việt Nam là việc hoàn thiện khung luật pháp, chính sách về bình đẳng giới đã tạo điều kiện cho phụ nữ có cơ hội tiếp cận và tham gia nhiều hơn vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. Khoảng cách giới trong cả 08 lĩnh vực của đời sống chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội quy định tại Luật Bình đẳng giới được rút ngắn đáng kể. Một số mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động việc làm, giáo dục, y tế đạt kết quả tốt. Nhiều chỉ tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 đã đạt kế hoạch đề ra ngay từ khi mới bắt đầu thực hiện, đến nay đã có một số chỉ tiêu vượt kế hoạch.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà cho rằng “Bình đẳng giới là chìa khoá để xoá bỏ bạo lực trên cơ sở giới” - Thông điệp được sử dụng xuyên suốt trong Tháng hành động các năm 2016, 2017 là định hướng chính cho công tác truyền thông về phòng, chống bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em. Nhiều bộ, ngành, địa phương, đã phối hợp với các cơ quan, tổ chức ban hành các kế hoạch và triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới với các hình thức và đối tượng truyền thông đa dạng, thiết thực.'
Quang cảnh lễ phát động |
Thông qua việc triển khai Tháng hành động đã góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của cán bộ và người dân đối với công tác bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới. Trong thời gian qua đã có nhiều vụ bạo lực trên cơ sở giới đặc biệt là bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em được các phương tiện thông tin đại chúng và người dân phản ánh, đưa ra ánh sáng để đòi lại công bằng cho nạn nhân. Ngày càng có nhiều phụ nữ là nạn nhân bị bạo lực đã dũng cảm lên tiếng tố cáo hành vi bạo lực, nhiều thủ phạm gây bạo lực đã được các cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm, thể hiện tính răn đe của pháp luật. Nếu như hơn 10 năm về trước cụm từ “bình đẳng giới”, “phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới” còn là xa lạ với người dân, thì nay đã được nhắc đến nhiều hơn, ngay cả các vùng nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Việt Nam đã được các tổ chức quốc tế đánh giá là một trong những quốc gia đạt được nhiều thành tựu về bình đẳng giới, xóa bỏ khoảng cách giới, đặc biệt là trong lĩnh vực lao động, việc làm, chăm sóc sức khỏe, giáo dục... Chỉ tiêu nữ làm chủ doanh nghiệp đạt 27,8% năm 2017, cao nhất khu vực Đông Nam Á và xếp thứ 19/54 trong bảng chỉ số xếp hạng Chỉ số nữ doanh nhân và xếp thứ 7/54 trong số các nước có nhiều chủ doanh nghiệp là nữ. Đặc biệt, tỷ lệ phụ nữ tham gia vào Quốc hội nhiệm kỳ 2016 – 2021 là 27,2%, cao hơn mức 19% của Châu Á và 21% trung bình toàn cầu, được Diễn đàn Kinh tế thế giới xếp hạng đứng thứ 97/144 quốc gia về tỷ lệ nữ tham gia chính trị; là một trong 10 quốc gia thực hiện tốt nhất trên toàn thế giới ở mục tiêu số 5 về bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái; nâng cao trình độ học vấn của trẻ em gái và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong lực lượng lao động.
Để đạt được những tiến bộ này, Chính phủ, các Bộ, ngành, cơ quan và các địa phương, các tổ chức quốc tế đã có nhiều nỗ lực trong triển khai công tác bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới nhằm tạo chuyển biến của xã hội về nhận thức và hành động đối với công tác này. Bên cạnh những thành tựu, Việt Nam vẫn còn gặp nhiều thách thức trong việc đảm bảo bình đẳng giới thực chất giữa nam và nữ. Khoảng cách giới vẫn còn tồn tại trong nhiều lĩnh vực. Tình trạng bất bình đẳng giới và bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em vẫn còn diễn ra ở nhiều khu vực, vùng miền và các thành phần trong xã hội. Phụ nữ, trẻ em không chỉ là nạn nhân chính của bạo lực trong gia đình mà còn là đối tượng bị mua bán, xâm hại tình dục và chịu nhiều hình thức bạo lực ngoài phạm vi gia đình. Các nguyên nhân của tình trạng bạo lực trên cơ sở giới bắt nguồn từ sự bất bình đẳng giới, định kiến giới, coi trọng sự thống trị của nam giới cũng như hạ thấp vai trò, vị trí của phụ nữ và trẻ em gái.
Các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể Tp Cần Thơ ký cam kết thực hiện bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới |
Việc lựa chọn chủ đề “Chủ động phòng, chống bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em” một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của việc huy động sự tham gia đồng bộ, cùng vào cuộc một cách chủ động, mạnh mẽ của các cơ quan, tổ chức và mọi người dân trong cộng đồng, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em gái và nam giới trong việc thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới và cam kết về một cộng đồng an toàn, không bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em.
Điểm nhấn của Lễ phát động năm nay chính là Lễ ký kết hưởng ứng Tháng hành động của các Sở, ban ngành của thành phố Cần Thơ cũng như trao nhà tình nghĩa cho người có công với cách mạng có chủ hộ là nữ và trao quà cho phụ nữ và trẻ em nghèo. Nhiều sự kiện bên lề Lễ phát động cũng sẽ đồng loạt được tổ chức để tạo hiệu ứng về truyền thông như nhảy flash mob, đạp xe diễu hành của 100 đoàn viên thanh niên của Thành phố Cần Thơ.
Thông qua Tháng hành động này, hy vọng các thông điệp về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em sẽ lan tỏa mạnh mẽ đến mọi tầng lớp trong xã hội, hướng tới mục tiêu xây dựng một cộng đồng an toàn, bình đẳng cho tất cả mọi người./.
Được biết, để chuẩn bị cho Tháng hành động, Bộ LĐ- TBXH đã có văn bản hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương triển khai Tháng hành động. Ngày 31/10/2018, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Quyết định số 1505QĐ-LĐTBXH phê duyệt Kế hoạch triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2018 với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực tại Trung ương và địa phương. Tháng hành động sẽ tạo nên đợt cao điểm trong công tác truyền thông về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới trên toàn quốc nhằm tạo ra sự thay đổi tích cực trong xã hội về thực hiện bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới. Đến nay đã có 5 Bộ, ngành và 51 địa phương, 9 cơ quan, đối tác quốc tế và trong nước xây dựng kế hoạch và dự kiến tổ chức hàng trăm sự kiện hưởng ứng trong Tháng hành động này (chi tiết tại Bảng phụ lục hoạt động gửi kèm theo).
Cùng với Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2018 cấp quốc gia tại Cần Thơ, tính đến ngày 14/11/2018 đã có 8 Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan tổ chức Lễ phát động Tháng hành động và tổ chức hàng chục sự kiện hưởng ứng Tháng hành động thu hút sự tham gia của hàng chục nghìn người dân trên khắp cả nước. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cũng đã phát động cuộc thi Viết về bình đẳng giới năm 2018 từ ngày 11/9/2018 đến hết ngày 30/11/2018. Lễ tổng kết và công bố các tác phẩm đạt giải dự kiến sẽ được tổ chức vào giữa tháng 12/2018 trong thời gian diễn ra Tháng hành động.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ
Cộng đồng 15/11/2024 06:39