Nâng cao nhận thức về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc
Quấy rối tình dục nơi công cộng: 200 ngàn hay sự giễu cợt công lý? Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc: Nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ lao động |
Tham gia tập huấn có ông Nguyễn Văn Bình, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ LĐTBXH; ông Hazelton Phillip, Giám đốc Dự án NIRE, Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Hà Nội, các chuyên gia đến từ các trường đại học và các tổ chức quốc tế; các nhà báo, phóng viên của các cơ quan báo chí trung ương và địa phương.
Ông Nguyễn Văn Bình, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phát biểu |
Theo ông Nguyễn Văn Bình, việc quy định rõ trong Bộ luật Lao động 2019 và xây dựng bộ quy tắc ứng xử về phòng chống quấy rối tình dục nơi làm việc là vấn đề quan trọng để Việt Nam thực hiện các quy ước quốc tế về thương mại.
Đã có rất nhiều khách hàng quốc tế yêu cầu về việc phòng, chống quấy rối tình dục trong các chuỗi cung ứng và trở thành điều kiện để họ nhập khẩu hàng hóa. Châu Âu và nhiều nước trên thế giới đã và đang xây dựng những bộ luật về quấy rối tính dục trong lĩnh vực thương mại và tiêu dùng quốc tế.
Đây là một trong những điều kiện bắt buộc để Việt Nam mở rộng thị trường và tham gia vào các chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu. Một môi trường làm việc không quấy rối tình dục là một môi trường làm việc hiệu quả, giúp tăng năng suất làm việc, khẳng định uy tín, văn hóa và trách nghiệm xã hội của doanh nghiệp…
Bộ quy tắc ứng xử về Quấy rối tình dục tại nơi làm việc đang được xây dựng với sự phối hợp giữa 3 bên: Bộ LĐTBXH - ILO và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Quy tắc nhằm nâng cao nhận thức, trách nghiệm của người sử dụng lao động đối với việc bảo đảm an toàn và lạnh mạnh cho môi trường làm việc.
Chuyên gia Đoàn Xuân Trường chia sẻ tại buổi tập huấn |
Trên thực tế, báo chí thường nhấn mạnh vào các hành vi quấy rối. Đây là các hành vi được quy định trong dự thảo của bộ quy tắc cũ, chưa nhấn mạnh tầm quan trọng và sự cần thiết của Bộ quy tắc ứng xử về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Điều này rất dễ làm người dân hiểu lầm về mục đích mà Bộ quy tắc đang hướng tới.
Ông Hazelton Phillip, đại diện ILO cho rằng, việc quấy rối tình dục tại nơi làm việc là một mối nguy khiến nơi làm việc trở nên mất an toàn và vi phạm quyền con người. Bộ luật Lao động đã quy định rất rõ đã thể hiện cam kết của Việt Nam với vai trò là một thành viên của ILO đối với vấn đề an toàn lao động quốc tế. Bộ quy tắc này được viết ra để người sử dụng lao động cùng với người lao động xây dựng, lồng ghép vào nội quy, quy chế của đơn vị, làm cơ sở cho việc phòng, chống hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, nhằm phát triển quan hệ lao động hài hòa, tạo môi trường làm việc lành mạnh, an toàn, năng suất và chất lượng cao.
Các đại biểu tham gia buổi tập huấn |
Tại buổi tập huấn, chuyên gia Đoàn Xuân Trường, Đại học Luật Hà Nội trao đổi nội dung: Sự cần thiết, ý nghĩa của Bộ quy tắc ứng xử về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; nhận diện đúng các hành vi liên quan đến quấy rối tình dục nơi làm việc thông qua các bài tập tình huống. Đồng thời, làm rõ các quy định trong Nghị định 145/2020/NĐ-CP năm 2020 về quản lý lao động cũng như những quy định của Bộ luật Lao động năm 2019. Việc nhận diện phải dựa vào 3 đặc điểm như: hành vi có tính chất tình dục, ngụ ý tình dục; dấu hiệu thể hiện sự quấy rối; xác định nơi làm việc.
Bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trao đổi về nội dung: Vai trò của báo chí trong việc đưa tin liên quan tới phòng, chóng quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Trong đó nhấn mạnh, báo chí vừa cung cấp thông tin vừa phản biện, khơi nguồn, định hướng dư luận xã hội… Việc xây dựng dự thảo bộ quy tắc ứng xử và đưa những quy tắc vào cuộc sống sẽ gắn liền với vai trò của các cơ quan thông tấn. Đó là sự tác động giúp thay đổi những tư duy tiêu cực về giới, truyền thông góp phần phá vỡ định kiến giới.
Ngoài cung cấp thông tin, báo chí cần kêu gọi hành động để tìm kiếm sự đồng thuận của xã hội trong việc phòng, chống quấy rối tình dục. Nhà báo cũng cần chú ý tới cách diễn đạt ngôn ngữ để tránh gây hiểu lầm và làm gia tăng những định kiến về giới.
Hải Phong
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Tin khác
Mức phạt đối với doanh nghiệp chậm nộp tiền bảo hiểm xã hội
Lợi quyền lao động 17/12/2024 07:59
Quyết liệt thanh kiểm tra, đảm bảo quyền lợi người lao động
Lợi quyền lao động 17/12/2024 07:55
Tăng “quyền” cho lao động nữ qua đối thoại
Lợi quyền lao động 28/11/2024 12:12
Ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 12 tháng có đúng quy định không?
Lợi quyền lao động 28/11/2024 11:47
Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu
Lợi quyền lao động 21/11/2024 07:41
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng: Người lao động được hưởng quyền lợi gì?
Lợi quyền lao động 07/11/2024 15:30
Hà Nội: Báo cáo thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2025 trước ngày 6/1/2025
Lợi quyền lao động 07/11/2024 14:28
Thi đua thúc đẩy năng suất, việc làm tốt hơn cho người lao động
Emagazine 11/10/2024 20:58
Xây dựng môi trường làm việc an toàn để người lao động gắn bó và cống hiến
Lợi quyền lao động 03/10/2024 12:07
Tạo động lực để người lao động gắn bó và cống hiến
Lợi quyền lao động 01/10/2024 09:47