Không yên tâm làm việc vì phải xa con

Giá cả tăng nhanh, công việc không đều nên gửi con về quê là lựa chọn của nhiều gia đình công nhân. Họ mong muốn có nhà trẻ trong KCN để gửi con nhỏ và yên tâm làm việc.

Gạt nước mắt gửi con về quê

Nghe tiếng trẻ con khóc ngằn ngặt, chúng tôi bước vào nhà và thấy một bà cụ đã ngoài 75đang dỗ dành đứa trẻ khoảng 10 tháng tuổi. Trên mặt bé lem nhem mũi rãi và cháo. Bà Nguyễn Thị Len, ở Vũ Thư, Thái Bình, than thở: “Khổ quá cô ơi, thằng nhỏ không chịu ăn cứ đút cháo vào lại ưỡn người nhè ra. Tôi thì già lại đau lưng nên không bế đi ăn rong được”.Đứa bé là chắt nội của bà Len. Bố mẹ là công nhân ở Hà Nội nên gửi cháu về ở với ông bà nội và cụ khi mới 6 tháng tuổi.

Cháu trai bà Len theo bạn lên Hà Nội làm công nhân ở khu CN Bắc Thăng Long rồi lấy vợ người Nghệ An cũng là công nhân ở cùng khu công nghiệp.Vừa hết thời gian nghỉ thai sản,người mẹ đành gửi con về quê cho ông bà nội nuôi, bởi con còn quá nhỏ không thể gửi trẻ mà thuê người trông thì không có điều kiện. Mỗi tháng, hai vợ chồng gửi về khoảng 1.000.000 đồng cho bố mẹ mua sữa và thức ăn cho con. “Vợ chồng cháu trai mang con về quê gửi ông bà nội, nhưng đang mùa thu hoạch hoa màu nên bố mẹ nó phải đi làm, tôi đã ngoài 75tuổi đành phải trông chắt. 1.000.000 đồng vợ chồng nó gửi về cũng chỉ đủ tiền sữa cho thằng nhỏ nên bố mẹ nó vẫn phải đồng áng rồi đi phu hồ thêm để nuôi gia đình.” - bà Len than thở.

Cùng trong xóm nhà bà Len, bà Phạm Thị Đán cũng phải giao hết công việc đồng áng cho chồng để ở nhà trông cháu. Con gái và con rể bà Đán làm công nhân trên Hà Nội. Khi gần đến ngày sinh, con gái bà về quê và hết thời gian nghỉ thai sản đành để con lại cho bố mẹ trông còn mình trở lên Hà Nội tiếp tục làm việc. “ Ở nhà giữ cháu tôi không đi đâu được nên cũng chẳng kiếm được tiền”.Cũng theo bà Đán, con gái và con rể bà làm công nhân đã được 5,6 năm nên tay nghề cũng đã vững, thu nhập một tháng cũng được gần 4 triệu đồng nên nghỉ làm về quê trông con thì tiếc lắm. “Nếu nghỉ ở nhà trông con thì mất việc mà gửi con ở nhóm trẻ gia đình lại không yên tâm: Hơn nữa tiêu pha trên Hà Nội đắt đỏ, tiền thuê nhà, tiền đường sữa cho con rất tốn kém nên đành bấm bụng gửi con lại quê”, bà Đán cho biết.

Mất công nhân có tay nghề

Tại khu nhà trọ thôn Bầu, huyện Đông Anh nhiều công nhân cho biết, giá cả tăng, đời sống khó khăn nên ngày càng có nhiều người gửi con về quê. Chị Nguyễn Thị Mai, làm việc trong khu CN Bắc Thăng Long buồn rầu: “Trong khu mấy gia đình có con nhỏ đều gửi con về quê. Thương con đứt ruột nhưng nếugửi con vào trường công thì không được vì quá tải, công nhân lại không có hộ khẩu. Còn gửi con vào trường tư thì đắt quá lại không yên tâm. Vì thế chúng tôi rất khao khát có được một nhà trẻ dành cho con CN”. Còn Nguyễn Thị Mai, quê Thanh Hóa rơm rớm nước mắt khi nhắc tới con. “Nhớ con, tối nào em cũng phải gọi điện về để nghe nó bi bô. Thương lắm, cháu mới hơn 1 tuổi đã phải xa bố mẹ.Không biết em còn chịu cảnh xa con được bao lâu”.

Giá cả tăng nhanh, công việc ít, đời sống công nhân khó khăn nên ngày càng có nhiều gia đình công nhân gửi con về quê nhờ người thân trông giúp. Tình trạng này không chỉ thiệt thòi cho các cháu nhỏ, bản thân công nhân mà ảnh hưởng tới cả doanh nghiệp. Ông Bùi Anh Tuấn, Giám đốc Cty CP dịch vụ thương mại Minh Đức lo lắng: Phải gửi con về quê nên công nhân cũng không toàn tâm toàn ý cho công việc. Nhớ con nên nhiều khi vừa làm họ vừa nghĩ ngợi ảnh hưởng đến năng suất chất lượng công việc. Hơn nữa để đào tạo được 1 công nhân có tay nghề, quen việc không hề đơn giản. Công nhân thường phải làm việc đến 3 năm có sự chỉ bảo tận tình của quản đốc mới thạo việc, vậy mà vừa ổn định thì nhiều người bỏ việc về quê vì không chịu được cảnh xa con.

Theo Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Thị Thu Hồng: Nước ta có một hệ thống khung pháp lý gồm Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật về chăm sóc trẻ em. Tuy nhiên, trong hệ thống pháp lý hiện hành, chưa có một ưu tiên cụ thể hướng đến đối tượng trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo là con CNLĐ làm việc trong các KCN. Trẻ sớm xa mẹ là một mất mát trong tình cảm, ảnh hưởng sâu sắc đến nhân cách trẻ sau này. Sự yêu thương, lo lắng, chăm sóc của cha mẹ sẽ giúp trẻ phát triển trí tuệ, cảm xúc và thể chất. Có nhiều nguyên nhân khiến cho CNLĐ giải quyết theo hướng “cực chẳng đã”.Tổng LĐLĐVN đã nỗ lực để bảo vệ quyền lợi LĐ nữ trong việc chăm sóc con nhỏ. Tuy nhiên, lâu dài cần sự vào cuộc từ nhiều phía.

Lâm- Vũ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đoàn LHCĐ thành phố Seoul chào xã giao Tổng LĐLĐ Việt Nam

Đoàn LHCĐ thành phố Seoul chào xã giao Tổng LĐLĐ Việt Nam

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Thủ đô Hà Nội từ 7-11/5, chiều 7/5, Đoàn đại biểu cấp cao Liên hiệp Công đoàn (LHCĐ) thành phố Seoul (Hàn Quốc) do ông Kim Hae Gwang - Phó Chủ tịch Thường trực LHCĐ Thành phố Seoul làm Trưởng đoàn đã tới chào xã giao Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam. Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Đối ngoại Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đức Thịnh tiếp đoàn.
Nâng cao mối quan hệ hợp tác giữa LĐLĐ thành phố Hà Nội và LHCĐ thành phố Seoul

Nâng cao mối quan hệ hợp tác giữa LĐLĐ thành phố Hà Nội và LHCĐ thành phố Seoul

(LĐTĐ) Chiều 7/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã chủ trì tiếp xã giao Đoàn đại biểu Liên hiệp Công đoàn (LHCĐ) thành phố Seoul (Hàn Quốc), do Phó Chủ tịch Thường trực LHCĐ thành phố Seoul Kim Hae Gwang dẫn đầu.
Hành trình “Theo dấu chân Người” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Hành trình “Theo dấu chân Người” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

(LĐTĐ) “Theo dấu chân Người” là chủ đề hoạt động trong suốt tháng 5/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) nhằm hướng tới kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh; 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn.
Hơn 420.000 tác phẩm dự thi vẽ tranh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hơn 420.000 tác phẩm dự thi vẽ tranh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ các hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và tỉnh Điện Biên tổ chức Cuộc thi “Vẽ tranh của thiếu niên, nhi đồng về Chiến thắng Điện Biên Phủ và hình ảnh Điện Biên Phủ hôm nay”.
TP.HCM: Bắt 2 đối tượng vận chuyển hơn 600kg pháo nổ

TP.HCM: Bắt 2 đối tượng vận chuyển hơn 600kg pháo nổ

(LĐTĐ) Ngày 7/5, thông tin từ Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, Công an quận Bình Tân, vừa triệt phá, khởi tố 2 đối tượng tham gia đường dây vận chuyển pháo nổ, thu giữ hơn 600kg pháo nổ các loại.
Điều dưỡng Hà Nội - Tương lai sức khỏe Thủ đô

Điều dưỡng Hà Nội - Tương lai sức khỏe Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 7/5, Sở Y tế Hà Nội long trọng tổ chức chương trình kỷ niệm Ngày Quốc tế điều dưỡng (12/5) năm 2024 với chủ đề “Điều dưỡng Hà Nội - Tương lai sức khỏe Thủ đô”.
Chuẩn bị chu đáo để các kỳ thi, tuyển sinh đạt chất lượng, an toàn

Chuẩn bị chu đáo để các kỳ thi, tuyển sinh đạt chất lượng, an toàn

(LĐTĐ) Chiều 7/5, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà chủ trì họp Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) Thành phố năm 2024 và Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh Thành phố năm học 2024 - 2025.

Tin khác

Cải thiện tư thế làm việc cho người lao động

Cải thiện tư thế làm việc cho người lao động

(LĐTĐ) Trong quá trình làm việc, người lao động phải tiếp cận và chịu sự ràng buộc bởi nhiều yếu tố của điều kiện lao động. Để tạo ra sản phẩm trong quá trình sản xuất, con người phải làm việc, sử dụng, vận hành các máy, thiết bị, sản phẩm với nhiều tư thế khác nhau…
Phương tiện bảo vệ cá nhân - biện pháp đảm bảo an toàn trong lao động

Phương tiện bảo vệ cá nhân - biện pháp đảm bảo an toàn trong lao động

(LĐTĐ) Thời gian qua, những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng liên tiếp xảy ra trên cả nước cho thấy công tác đảm bảo an toàn lao động đang tồn tại nhiều bất cập. Để đảm bảo an toàn trong lao động có rất nhiều biện pháp, trong đó, phương tiện bảo vệ cá nhân là một trong những yếu tố quan trọng…
Người lao động được nghỉ 4 ngày trong dịp Lễ Quốc khánh 2/9

Người lao động được nghỉ 4 ngày trong dịp Lễ Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Theo lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ 4 ngày liên tiếp từ thứ Bảy (31/8) đến hết thứ Ba (3/9).
Bộ LĐTBXH yêu cầu nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn nổ lò hơi

Bộ LĐTBXH yêu cầu nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn nổ lò hơi

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) yêu cầu Sở LĐTBXH tỉnh Đồng Nai phối hợp với các cơ quan có liên quan nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nổ lò hơi để phòng ngừa tai nạn tái diễn.
Đảm bảo an toàn và sức khỏe người lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Đảm bảo an toàn và sức khỏe người lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu

(LĐTĐ) Bằng cách hành động dứt khoát và đầu tư vào những nơi làm việc có khả năng chống chịu biến đổi khí hậu, chúng ta có thể xây dựng một tương lai nơi an toàn, sức khỏe đi đôi với sự bền vững, không bỏ lại ai phía sau trong nỗ lực hướng tới một thế giới an toàn, khỏe mạnh hơn cho tất cả mọi người.
Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

(LĐTĐ) Sáng 23/4, tại trụ sở Báo Kinh tế Đô thị đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh”. Đây là một trong những hoạt động thuộc Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” do Báo Kinh tế & Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp triển khai.
Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tổ chức tài chính vi mô CEP (CEP) là bạn đồng hành của công nhân lao động. Nhờ CEP, nhiều hoàn cảnh khó khăn đã thoát khỏi “tín dụng đen”.
Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các nhóm lừa đảo thường “đánh” vào tâm lý của nạn nhân, đưa ra những tình huống khơi dậy lòng tham hoặc nỗi lo sợ của nạn nhân, ví dụ như người thân đang bị tai nạn cấp cứu, tài khoản ngân hàng của nạn nhân bị khóa, trúng giải độc đắc... để có thể thao túng tâm lý nạn nhân trong thời gian ngắn, hòng chiếm đoạt tài sản.
Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Nếu đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng thêm 6% từ ngày 1/7 năm nay và điều chỉnh lại một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng được thông qua, người lao động ở một số địa phương sẽ được tăng lương 2 lần kể từ ngày 1/7 tới đây.
Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(LĐTĐ) Trong năm 2023, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã giải quyết hưởng mới trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hai hình thức hằng tháng, và một lần cho hơn 7.300 người.
Xem thêm
Phiên bản di động