Khoảnh khắc yên lặng của chiến tranh

Đã 32 năm trôi qua, bộ phim “Khoảnh khắc yên lặng của chiến tranh” vẫn luôn được bình chọn là một trong những bộ phim hay nhất về thời chiến dù không mang nặng yếu tố chiến trường, khói lửa mà chủ yếu tập trung vào yếu tố tâm lý, tình cảm con người trong lúc đối mặt với sinh tử.
Huyền thoại về một cảm tử quân
Ký ức về tấm áo lụa và bức thư của Bác
Người cắm cờ thầm lặng

Nội dung bộ phim kể về những hồi tưởng của Du, một người lính bị thương, cận kề cái chết trên trận địa về cuộc sống, tình yêu, gia đình, đồng đội. Du quen Phương trên một chuyến tầu, mối tình bất chợt đến khi Phương dựa vào vai Du ngủ trong cái ồn ào của tiếng tầu đêm, dưới ánh trăng lướt qua cửa sổ. Khi ấy, Du đã phải lòng cô thanh niên xung phong người Hà Nội xinh đẹp. “Sao anh không ngủ?”. “Vì tôi sợ”. “Sợ gì?”. “Sợ mất”. “Anh có nhiều tiền lắm sao mà sợ mất”. “Tôi sợ mất trái tim”. Đơn giản và mộc mạc nhất trong cái cách tỏ tình của người lính là thế.

Khoảnh khắc yên lặng của chiến tranh
Diễn viên Bùi Bài Bình trong vai Du

Sau khi chia tay Phương, Du trở lại chiến trường một thời gian rồi về nhà một ngày để thăm mẹ. Phương biết tin đã đến tìm anh. Nhưng mới tới đầu ngõ Phương nghe đồn rằng Du đào ngũ, cô vô cùng thất vọng, vừa đi vừa khóc. Cô quyết định mang trả lại chiếc ba lô mà Du đã tặng cho cô cùng những thứ anh quyên góp được trên tầu. Nhưng trong lúc Phương đến nhà Du, cũng là lúc Du đến tìm Phương để chào tạm biệt trước khi quay trở lại chiến trường khốc liệt. Số phận hai người như hai đoàn tầu đi ngược chiều nhau mà không thể gặp. Khi Phương chạy ra ga thì đoàn tầu đưa Du đã chuyển bánh, chỉ còn nghe tiếng hai người gọi tên nhau trong tiếng còi xa khuất. Đan xen những hồi tưởng về tình yêu là những khoảnh khắc được ở bên đồng đội và ở bên mẹ già.

Vẫn là đề tài chiến tranh nhưng “Khoảnh khắc yên lặng của chiến tranh” mang nhiều yếu tố tâm lý. Một cuộc chiến đằng sau tiếng bom đạn, cuộc chiến khốc liệt không phải chống ngoại xâm, mà là giữa những người lính cộng hòa miền Nam và bộ đội miền Bắc mà lý tưởng đã đưa họ đến với cuộc chiến sinh tử.

Mở đầu phim là cảnh càn quét của lính cộng hòa trên chiến trường, Du sống sót và bị thương cả hai chân trong khi đồng đội của anh đã hy sinh. Đoạn đầu chủ yếu là màn độc thoại của tên chỉ huy về một tư tưởng chiến tranh khác biệt: “Cuộc sống là cuộc hành trình đi đến cái chết, nhưng mà bản năng của con người lại ham sống, bám chặt lấy sự sống. Đó chính là tấn thảm kịch của thân phận con người”. “Bởi vì anh muốn sống ta sẽ mở cho anh một con đường, chỉ cần anh nhận là công cụ của nhà cầm quyền Bắc Việt, ta sẽ cứu anh thoát chết”.

Khoảnh khắc yên lặng của chiến tranh
Diễn viên Lan Hương trong một cảnh phim

Phàm là con người ai cũng có khao khát được sống, là người lính chiến đấu vì tổ quốc nhưng đứng trước cái chết ai mà chẳng run sợ, thế nhưng Du vẫn kiên trung giữ lý tưởng của mình. “Dũng cảm thôi, chưa đủ. Phải biết mình chiến đấu vì cái gì, chiến đấu cho ai”. Sự bất khuất của Du đã khiến cho tên lính ở bên kia chiến tuyến phải ngạc nhiên: “Lạy chúa, chiến cuộc hôm nay đã dẫn đường cho hai sinh vật gặp nhau, một sinh vật là con! Con được hiểu cuộc đời là chuỗi khổ đau không dứt để đi đến cái chết. Còn sinh vật kia là người lính Cộng sản, anh ta quyết chống lại định mệnh”.

Khác với những bộ phim có chủ đề chiến tranh khác, “Khoảnh khắc yên lặng của chiến tranh” không mang nặng yếu tố chiến trường, khói lửa mà chủ yếu tập trung vào yếu tố tâm lý tình cảm con người trong lúc đối mặt với sinh tử. Kể cả nhạc trong phim cũng rất mộc mạc, đơn giản nhưng có sức cuốn hút rất đặc trưng của âm nhạc Phó Đức Phương. Chỉ bằng những âm thanh bập bùng tiếng ghi ta gỗ xuyên suốt cả bộ phim cũng khiến người xem có cảm giác xốn xang, khắc khoải.

“Đợi anh về, đợi anh… Như mùa vàng khi nắng lên, như mùa hoa đợi xuân đến.…Đất trời bao la, giục bước chân ta, chuyến tầu đi xa, cho những câu ca được cất lên dù lòng bao thương nhớ… Đợi anh về đợi anh. Như ngày đầu khi thấy nhau, như vườn cau chờ đêm vắng… Sẽ qua đi những ngày tháng gian nan, sẽ qua đi bao nỗi nhọc nhằn, ngày mai rồi ngày mai anh lại về bên em..”.

Tiếng hát cất lên cho người thương binh ngập tràn hy vọng, cho cô gái đôi mươi lấp lánh niềm tin, cho người mẹ già mỉm cười đợi ngày mai tươi sáng, cho tiếng thét gào của đạn bom bị át đi trong đêm tối, cho đoàn tầu mang những tâm hồn giản dị với những ý tưởng và tình yêu cao đẹp vẫn tiến băng băng về phía trước.

Cuối bộ phim là hình ảnh một cơn mưa rơi xối xả xuống cánh rừng, người lính ngửa mặt lên hớp từng giọt nước như muốn nói: Anh vẫn khát khao được sống, được đấu tranh đến hơi thở cuối cùng để “thay đổi định mệnh”. Vì người lính Cộng sản khi đã biết mình “chiến đấu vì cái gì, chiến đấu cho ai”, anh sẽ không bao giờ lùi bước.

Cả bộ phim không hề có những cảnh đẫm máu của chiến trường, không có sự căm thù giữa những con người đối địch, chỉ có những điều giản dị trong mỗi tâm hồn. Đạo diễn Vũ Phạm Từ có cái nhìn rất bao dung về chiến tranh: “Chỉ là cuộc chiến giữa hai tư tưởng đối nghịch”. Đó chính là cái nhìn nhân văn hiếm có trong thời chiến làm nên một câu chuyện đẹp đẽ và sâu sắc, nhưng mặt khác lại bày tỏ rõ lý tưởng và tinh thần quật khởi của người lính và nhân dân Việt Nam.
Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bí quyết để doanh nghiệp chinh phục khách hàng

Bí quyết để doanh nghiệp chinh phục khách hàng

(LĐTĐ) Với chủ đề “Storytelling: Chinh phục khách hàng bằng nghệ thuật kể chuyện”, chương trình đào tạo do Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) phối hợp cùng Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tổ chức đã cung cấp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) nhiều kỹ năng, bí quyết để tăng cường xây dựng thương hiệu và bán hàng hiệu quả.
Hà Nội tri ân, tôn vinh các chuyên gia, nhà khoa học

Hà Nội tri ân, tôn vinh các chuyên gia, nhà khoa học

(LĐTĐ) Sáng 14/5, Thành ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị gặp mặt chuyên gia, nhà khoa học nhân dịp kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5.
Sân khấu thiếu nhi rộn ràng chào hè

Sân khấu thiếu nhi rộn ràng chào hè

(LĐTĐ) “Bữa tiệc của Elsa”, “Vị vua không ngai”, “Giải cứu bà nội”, “Zorba - chú mèo thám tử” là những vở diễn mới của Nhà hát Tuổi trẻ sẽ ra mắt khán giả nhỏ tuổi trong dịp hè này, hứa hẹn sẽ mang đến cho các em cùng các bậc phụ huynh những trải nghiệm nghệ thuật đầy hào hứng và ý nghĩa.
Nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình cho người lao động

Nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình cho người lao động

(LĐTĐ) Mới đây, LĐLĐ huyện Đan Phượng đã tổ chức hội nghị truyền thông về công tác dân số và phát triển, chăm sóc sức khỏe sinh sản, tình dục an toàn, phòng tránh HIV/AIDS cho cán bộ Công đoàn và công nhân lao động.
Đừng làm xấu hình ảnh Thủ đô!

Đừng làm xấu hình ảnh Thủ đô!

(LĐTĐ) Trong thời đại công nghệ thông tin, với sự lên ngôi của không gian mạng, chỉ cần có một “tì vết” nhỏ cũng sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của bất kỳ địa phương nào, cho dù các lĩnh vực khác có tốt đến mấy.
Những căn hầm đặc biệt trong Hoàng thành Thăng Long

Những căn hầm đặc biệt trong Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Năm 2010, Trung tâm Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. Ở đó không chỉ có dấu tích của những cung điện, lầu gác, mà còn là nơi Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và một số cơ quan của Bộ Quốc phòng từng làm việc trong thời kỳ kháng chiến. Nằm trong Hoàng thành Thăng Long, hai căn hầm D67 và T1 hiện vẫn đang “kể” những câu chuyện về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ðây cũng chính là những điểm nhấn độc đáo trong hành trình tham quan Hoàng thành Thăng Long.
Thiết thực các hoạt động hướng về đoàn viên, người lao động

Thiết thực các hoạt động hướng về đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Bám sát chủ đề Tháng Công nhân năm 2024 là “Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết”, các cấp Công đoàn huyện Đông Anh chủ động tham mưu với cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền đồng cấp, người sử dụng lao động chỉ đạo, phối hợp, hỗ trợ tổ chức các hoạt động theo hướng thiết thực, hiệu quả, tại cơ sở, trực tiếp phục vụ đoàn viên, người lao động.

Tin khác

Những căn hầm đặc biệt trong Hoàng thành Thăng Long

Những căn hầm đặc biệt trong Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Năm 2010, Trung tâm Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. Ở đó không chỉ có dấu tích của những cung điện, lầu gác, mà còn là nơi Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và một số cơ quan của Bộ Quốc phòng từng làm việc trong thời kỳ kháng chiến. Nằm trong Hoàng thành Thăng Long, hai căn hầm D67 và T1 hiện vẫn đang “kể” những câu chuyện về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ðây cũng chính là những điểm nhấn độc đáo trong hành trình tham quan Hoàng thành Thăng Long.
Mùa vàng dệt hương

Mùa vàng dệt hương

(LĐTĐ) Mùa hè là mùa rực rỡ nhất với những gam màu nổi bật từ thiên nhiên. Ta dễ dàng bắt gặp sắc đỏ ngập trời của hoa phượng, mơ màng trong sắc tím dịu dàng của hoa bằng lăng, bầu trời cao hòa mặt biển xanh ngắt. Mùa hè còn là mùa thơm ngát của lúa chín trên những cánh đồng trải dài sắc vàng mênh mông.
Gỡ vướng chính sách để phát triển thiết chế văn hóa, thể thao

Gỡ vướng chính sách để phát triển thiết chế văn hóa, thể thao

(LĐTĐ) Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh Quảng Ninh vừa phối hợp tổ chức Hội thảo Văn hóa 2024 với chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao”.
Phục dựng mô hình nghề truyền thống làm giấy Dó của vùng Bưởi xưa

Phục dựng mô hình nghề truyền thống làm giấy Dó của vùng Bưởi xưa

(LĐTĐ) Tối 13/5, Điểm dịch vụ, du lịch văn hóa và giới thiệu nghề truyền thống “làm giấy Dó” của vùng Bưởi xưa (tại địa chỉ số 189 phố Trích Sài, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội) chính thức khai trương, đi vào hoạt động.
Ý nghĩa của đại lễ Phật Đản

Ý nghĩa của đại lễ Phật Đản

(LĐTĐ) Lễ Phật Đản là ngày lễ trọng đại kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời được tổ chức hằng năm vào ngày rằm tháng Tư.
Tổ chức Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024

Tổ chức Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024

(LĐTĐ) Ngày hội Gia đình Việt Nam năm nay sẽ diễn ra tại thành phố Hải Phòng từ ngày 25 - 28/6/2024.
Festival Huế 2024: Nhiều giá trị văn hóa được lan tỏa rộng rãi

Festival Huế 2024: Nhiều giá trị văn hóa được lan tỏa rộng rãi

(LĐTĐ) Festival Huế 2024 với điểm nhấn là Tuần lễ nghệ thuật quốc tế Huế 2024 gắn với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” hứa hẹn sẽ mang lại một bức tranh văn hóa đặc sắc mang tầm quốc tế.
Sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và các ngày lễ, kỷ niệm quan trọng trong năm 2024, ngày 9/5, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở tổ chức phát động cuộc thi Sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
300 đại biểu tham dự Hội thảo Văn hóa năm 2024

300 đại biểu tham dự Hội thảo Văn hóa năm 2024

(LĐTĐ) Hội thảo Văn hóa năm 2024 với chủ đề "Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao" sẽ diễn ra ngày 12/5/2024 (từ 7h30 đến 12h20) tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Quảng Ninh với hình thức trực tiếp.
Có một mùa hoa

Có một mùa hoa

(LĐTĐ) Hình như Huế đẹp nhất vào những ngày giao mùa, xuân đã đi vào trong tiềm thức nhường chỗ cho hạ cháy chan chứa ân tình. Cái nắng điệu đà sáng nay tràn khắp phố, len lách qua các con hẻm của Cố Đô.
Xem thêm
Phiên bản di động