Gỡ vướng chính sách để phát triển thiết chế văn hóa, thể thao

(LĐTĐ) Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh Quảng Ninh vừa phối hợp tổ chức Hội thảo Văn hóa 2024 với chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao”.
Hà Nội sẽ hỗ trợ mức chi để nâng cao hiệu quả hoạt động của thiết chế văn hóa cơ sở 300 đại biểu tham dự Hội thảo Văn hóa năm 2024

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về luật pháp, cơ chế, chính sách

Đây là diễn đàn để tham vấn ý kiến của các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, thể thao về việc thực hiện chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao; góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về luật pháp, cơ chế, chính sách, nhất là liên quan đến huy động và phân bổ có hiệu quả nguồn lực cho phát triển các thiết chế văn hóa, thể thao đáp ứng những yêu cầu mới.

Gỡ vướng chính sách để phát triển thiết chế văn hóa, thể thao
Hội thảo Văn hóa 2024. Ảnh: Quốc hội

Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng cho biết, Hội thảo Văn hóa 2024 là một trong chuỗi các hoạt động thiết thực để triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về khơi dậy, phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam; tinh thần của Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 về chấn hưng văn hóa dân tộc.

Báo cáo tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng khẳng định, trong những năm qua, hệ thống thiết chế văn hoá, thể thao từ Trung ương tới cơ sở từng bước được đầu tư củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động, nội dung thiết thực, góp phần phát triển phong trào văn hoá, thể thao phục vụ nhiệm vụ chính trị tại địa phương, đồng thời nâng cao thể lực, tầm vóc, đời sống tinh thần của Nhân dân.

Hệ thống pháp luật về văn hóa, thể thao hiện có 274 văn bản quy phạm pháp luật (trong đó lĩnh vực văn hóa 180 văn bản, lĩnh vực thể thao 94 văn bản). 10 năm qua, có 55 văn bản quy phạm pháp luật quy định trực tiếp, gián tiếp liên quan đến xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao được ban hành theo thẩm quyền, cho thấy cơ bản đã định hình được hệ thống pháp luật về thiết chế văn hóa, thể thao.

Để phát triển thiết chế văn hóa, thể thao, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho rằng, một số vấn đề cần làm rõ. Đó là nhận thức, quan điểm về thiết chế văn hóa, thể thao; phát triển thiết chế văn hóa, thể thao từ góc độ chính sách và nguồn lực; đề xuất một số giải pháp về chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao.

Hoàn thiện chính sách đầu tư phát triển và vận hành

Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, để gỡ vướng, tháo điểm nghẽn, phát huy có hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao, cần bắt đầu từ thể chế, chính sách, không chỉ bằng pháp luật chuyên ngành mà cả từ các văn bản pháp luật liên quan.

Cụ thể, về quy hoạch, đất đai, đầu tư, xây dựng (chính sách hạ tầng), Quốc hội, Chính phủ, các Ủy ban của Quốc hội, các bộ, ngành cần tiếp tục quan tâm tới lĩnh vực văn hóa trong quá trình rà soát, nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện các chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách về thuế, tín dụng, đất đai, cơ chế tài chính, cơ chế khuyến khích sáng tạo trong các luật chuyên ngành để tạo điều kiện huy động tối đa các nguồn lực cho phát triển văn hóa.

Về quản lý, khai thác, hoạt động (chính sách chuyên ngành và liên quan), cần được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách pháp luật về ưu đãi hưởng thụ văn hóa, môi trường văn hóa, thúc đẩy, hỗ trợ sáng tạo văn hóa nghệ thuật, phát triển thể thao; định hướng quản lý, khai thác, hoạt động các thiết chế văn hóa, thể thao...

Về huy động các nguồn lực, đề nghị Quốc hội xem xét, cho ý kiến và phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Bổ sung lĩnh vực văn hóa vào nhóm ngành nghề ưu đãi đầu tư, vào nhóm lĩnh vực được áp dụng đầu tư theo phương thức PPP...

Về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, cần tiếp tục hoàn thiện quy định về các ngành, nghề đào tạo chuyên sâu, đặc thù trong lĩnh vực nghệ thuật. Nghiên cứu sửa đổi chính sách đãi ngộ, bồi dưỡng đối với cán bộ, viên chức, người lao động làm việc tại các thiết chế văn hóa, thể thao; chế độ ưu đãi trong đào tạo, bồi dưỡng hạt nhân năng khiếu về văn hóa, thể thao.

Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, Hội thảo đã thảo luận và thống nhất các giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách và bảo đảm nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao, tập trung 5 nhóm vấn đề.

Cụ thể, về hoàn thiện thể chế, chính sách, cần xây dựng mục tiêu và lộ trình thích hợp để hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật quy định về thiết chế văn hóa, thể thao đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, khả thi. Nghiên cứu hoàn thiện chính sách đầu tư phát triển và vận hành hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao, bao gồm chính sách đầu tư công, chính sách đầu tư theo phương thức đối tác công - tư và chính sách xã hội hóa; chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, nhất là về đất đai, thuế, vốn tín dụng trong việc xây dựng các cơ sở văn hóa, thể dục thể thao để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển.

Đồng thời, hoàn thiện quy hoạch theo hướng đồng bộ, hiện đại, bản sắc, hiệu quả, bảo đảm công bằng và đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Bố trí quỹ đất cho các thiết chế văn hóa, thể thao tại vị trí thuận lợi, phù hợp với điều kiện thực tế; quan tâm xây dựng, phát triển thiết chế văn hóa, thể thao cho thanh niên, trẻ em, người lao động, người khuyết tật, người cao tuổi. Bổ sung các chỉ tiêu cụ thể về phát triển thiết chế văn hóa, thể thao vào nội dung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Bên cạnh đó, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn; đổi mới nội dung, phương thức tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Xây dựng và nhân rộng mô hình tổ chức hoạt động tiêu biểu, phù hợp với vùng miền, đối tượng, lứa tuổi. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát đối với tài sản công nói chung và tài sản công ở thiết chế văn hóa, thể thao nói riêng.

Ưu tiên bố trí kinh phí có trọng tâm, trọng điểm, theo lộ trình, mục tiêu cụ thể. Tăng dần mức chi ngân sách nhà nước cho phát triển văn hóa nói chung, phát triển thiết chế văn hóa, thể thao nói riêng; thúc đẩy hoạt động liên kết trong việc sử dụng cơ sở vật chất đã được Nhà nước đầu tư; coi trọng và thực hiện xã hội hóa.

Cùng với đó, tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định về tiêu chí, điều kiện sắp xếp, tổ chức lại bộ máy, bảo đảm tinh gọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Nghiên cứu, sửa đổi chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ văn nghệ sĩ, diễn viên tham gia hoạt động các loại hình nghệ thuật truyền thống. Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực; khuyến khích đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trẻ, chất lượng cao...

Tính đến hết tháng 3/2024, cả nước có 66 thiết chế văn hóa cấp tỉnh; 689/705 quận, huyện có Trung tâm Văn hoá, Thể thao hoặc Nhà Văn hoá, đạt tỷ lệ 97%; tỷ lệ này ở cấp xã là 77%, cấp thôn là 76%. Hệ thống Công đoàn có 50 thiết chế văn hoá, thể thao. Các thiết chế do Đoàn Thanh niên quản lý có 56 Cung, Nhà Thiếu nhi, Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi cấp tỉnh, 106 Nhà Thiếu nhi cấp huyện...

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 5.
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

(LĐTĐ) Đêm 21/11, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 6 (Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội) đã xử lý hàng loạt ô tô chở quá tải, cơi nới thành thùng, xe tải chở theo vật liệu xây dựng có dấu hiệu chở hàng vượt quá tải trọng...
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã quán triệt, chỉ đạo các đơn vị triển khai, thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Kế hoạch, chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Bộ Công an, UBND Thành phố về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) nói chung và công tác của lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) nói riêng... nhằm kiềm chế tai nạn giao thông.
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới

Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới

(LĐTĐ) Hà Nội và Hà Giang, hai địa phương với những tiềm năng phát triển riêng biệt, đang thực hiện một bước tiến mạnh mẽ khi bắt tay vào hợp tác phát triển nông thôn mới. Chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Giang giai đoạn 2024 - 2028 không chỉ hứa hẹn mang lại nhiều giá trị cho cả hai bên mà còn mở ra một hành trình hợp tác đầy triển vọng.
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Vietnam Airlines Group (gồm các hãng: Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13/1 - 12/2/2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Tin khác

Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

(LĐTĐ) Để công nghiệp văn hóa Hà Nội thực sự "cất cánh" và trở thành trung tâm sáng tạo hàng đầu, sự kiện thường niên như Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội đang được xem là "bệ phóng" không thể thiếu trong hành trình phát triển này.
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng

Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng

(LĐTĐ) Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm Hà Nội vừa tổ chức thành công Đại nhạc hội Hoa tháng Năm lần thứ 12 tại Cung Điền kinh trong nhà Mỹ Đình với quy mô hoành tráng chưa từng có, 3.800 học sinh và gần 300 cán bộ giáo viên cùng tham gia biểu diễn.
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025

Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025

(LĐTĐ) Tỉnh Khánh Hòa tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao dịp Tết Dương lịch “Chào năm mới 2025” và Tết Nguyên đán “Mừng Đảng - Mừng Xuân Ất Tỵ” nhằm thu hút, phục vụ người dân, khách du lịch đến Khánh Hòa nhân dịp đón năm mới 2025.
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội

Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội

(LĐTĐ) Từ ngày 11 -18/11, Đại sứ quán Cộng hòa Haiti tại Hà Nội đã tổ chức một loạt sự kiện nhằm tưởng niệm Trận chiến Vertières lịch sử, một thời khắc quan trọng trong cuộc chiến giành độc lập của Haiti.
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông

Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông

(LĐTĐ) Từ bao đời nay, mỗi người dân xã Đại Áng (huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội) đều tự hào được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống hiếu học, truyền thống cách mạng. Những di tích văn hóa đã được xếp hạng càng khẳng định những giá trị truyền thống của quê hương Đại Áng - Đất trạng, Anh hùng.
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi

Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi

(LĐTĐ) Tháng mười một có ý nghĩa thật đặc biệt bởi được coi là tháng tri ân Nhà giáo Việt Nam. Trong đời, tôi đã được hạnh duyên gặp nhiều thầy cô giáo trao truyền kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Những ngày này, khi đã chạm tuổi heo may, tôi muốn viết về hai người rọi sáng ngọn đèn tri thức trong tâm tôi từ nhỏ.
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ

Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ

(LĐTĐ) Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 không chỉ là một lễ hội nghệ thuật thông thường, mà còn là câu chuyện về sự giao thoa giữa di sản và sáng tạo đương đại, giữa giá trị truyền thống và những ý tưởng mới mẻ của thế hệ trẻ.
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"

Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"

(LĐTĐ) Sáng 18/11, Ban Quản lý di tích Danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê" tại Di tích lịch sử công trình tưởng niệm vua Lê Thái Tổ.
Gần 500 người mẫu tham gia Bách Hoa Bộ Hành: Nơi những bông hoa tình yêu văn hóa dân tộc khoe sắc

Gần 500 người mẫu tham gia Bách Hoa Bộ Hành: Nơi những bông hoa tình yêu văn hóa dân tộc khoe sắc

(LĐTĐ) Chiều ngày 17/11, trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, Ngày hội cổ phục Việt Nam Bách Hoa Bộ Hành 2024 đã diễn ra với sự tham gia của gần 500 người mẫu.
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: "Đại tiệc" văn hóa thu hút 30 vạn lượt khách

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: "Đại tiệc" văn hóa thu hút 30 vạn lượt khách

(LĐTĐ) Tối 17/11, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã chính thức khép lại sau 9 ngày diễn ra sôi nổi với sự tham gia của gần 30 vạn lượt người dân và du khách. Sự kiện năm nay đánh dấu bước phát triển mới trong việc thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Xem thêm
Phiên bản di động