Chủ động phòng chống bệnh truyền nhiễm
Không chủ quan khi mắc bệnh ho gà Chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh |
Co giật toàn thân, mất ý thức vì não mô cầu
Những ngày qua, thời tiết thay đổi thất thường là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển và lây lan. Theo Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 3/5 đến hết ngày 9/5), trên địa bàn thành phố ghi nhận 25 trường hợp mắc sốt xuất huyết, không ghi nhận ca tử vong, tăng 13 trường hợp so với tuần trước. Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay có 628 trường hợp, tăng so với cùng kỳ năm 2023.
Nhân viên y tế tiêm vắc xin phòng não mô cầu cho trẻ. |
Còn đối với bệnh tay chân miệng trong tuần ghi nhận 129 ca, tăng 45 ca so với tuần trước. Bệnh nhân phân bố tại 28 quận, huyện, thị xã, trong đó một số nơi có nhiều bệnh nhân là: Hà Đông 14 ca, Đông Anh và Hoàng Mai mỗi nơi 10 ca. Cộng dồn đến nay Hà Nội ghi nhận 1.184 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ năm trước.
Cũng trong tuần qua, trên địa bàn thành phố ghi nhận thêm 15 ca mắc bệnh ho gà, tại 13 quận, huyện, thị xã. Trong đó, Sóc Sơn và Nam Từ Liêm mỗi nơi ghi nhận 2 ca mắc; Đống Đa, Bắc Từ Liêm, Hai Bà Trưng, Long Biên, Sơn Tây, Thanh Xuân, Thanh Oai, Ba Vì, Quốc Oai, Phúc Thọ, Thạch Thất đều ghi nhận 1 ca mắc, tăng 12 ca so với tuần trước. Cộng dồn năm 2024 là 78 trường hợp mắc tại 21 quận, huyện, thị xã. Trong đó bệnh nhân là trẻ em dưới 4 tháng tuổi chiếm 77%, chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ chiếm 77%.
Đáng lo ngại, trong tuần qua Thành phố ghi nhận một ca mắc não mô cầu đầu tiên trong năm 2024. Đó là trường hợp bệnh nhân nam (22 tuổi, ở Sơn Tây, Hà Nội). Bệnh nhân khởi phát bệnh ngày 3/5 với triệu chứng đau rát họng, ăn uống kém kèm sốt, có cơn rét run. Ngày 5/5, bệnh nhân xuất hiện co giật toàn thân, cơn 1- 2 phút, trong cơn mất ý thức, tiểu không tự chủ.
Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Quân y 105, chẩn đoán theo dõi viêm não, màng não chưa loại trừ não mô cầu, được thở oxy, chống co giật, kháng sinh, sau đó chuyển Bệnh viện Quân y 103 trong tình trạng sốt cao 39 độ, lơ mơ, Kernig+, cứng gáy. Xét nghiệm Realtime PCR dịch não tủy, máu và nhầy họng cho kết quả dương tính với não mô cầu.
Tiêm vắc xin phòng bệnh hiệu quả
Bệnh não mô cầu xuất hiện quanh năm, gặp ở mọi lứa tuổi, có thể bùng phát thành dịch ở những nơi tập trung đông người như doanh trại, ký túc xá sinh viên, trường học, nhà trẻ, nhà máy, công sở… Bệnh này được xếp là 1 trong 10 bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất ở Việt Nam với các ca mắc bệnh được ghi nhận mỗi năm. Chi phí điều trị một ca bệnh do não mô cầu cũng rất tốn kém.
Hiện có 13 nhóm huyết thanh não mô cầu gây bệnh, trong đó có 6 nhóm huyết thanh thường gặp và nguy hiểm nhất (A, B, C, Y, W-135, X). Chia sẻ với phóng viên, bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, Việt Nam đã có vắc xin phòng ngừa đầy đủ 5 nhóm vi khuẩn não mô cầu nguy cơ cao gây bệnh, bao gồm: Vắc xin não mô cầu nhóm B thế hệ mới (Bexsero) của Ý, nhóm BC (Mengoc BC) của Cuba và nhóm A, C, Y, W-135 (Menactra) của Mỹ.
Hiện, cả 3 loại vắc xin này đều được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng các vắc xin thế hệ mới như Bexsero hay Menactra được ưu tiên sử dụng để phòng ngừa nhiều hơn các chủng vi khuẩn gây bệnh. “Các vắc xin não mô cầu không có miễn dịch phòng ngừa chéo, nên trẻ em và người lớn cần tiêm sớm và đầy đủ các vắc xin phòng 5 nhóm huyết thanh gây bệnh kể trên mà không nên trì hoãn hoặc chỉ tiêm 1 loại này mà bỏ qua loại khác”, bác sĩ Bạch Thị Chính lưu ý.
Ngoài vắc xin ngừa viêm màng não do não mô cầu, bác sĩ Chính khuyến cáo, người dân cần tiêm đầy đủ, đúng lịch các loại vắc xin phòng bệnh khác như vắc xin phế cầu, vắc xin sởi, thủy đậu… tránh nguy cơ bệnh chồng bệnh, hoặc sức khỏe suy yếu, dễ bị vi khuẩn não mô cầu tấn công trong bối cảnh thời tiết phức tạp và nhiều bệnh dịch có nguy cơ bùng phát như hiện nay.
Cùng với việc chủ động phòng chống bệnh não mô cầu, Sở Y tế Hà Nội cũng yêu cầu các đơn vị đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm trong tuần tới. Theo đó, Sở Y tế Hà Nội đề nghị trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các trạm y tế căn cứ tình hình bệnh nhân và kết quả giám sát côn trùng truyền bệnh sốt xuất huyết để tham mưu Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chủ động triển khai các chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy trên địa bàn, lưu ý các khu vực nguy cơ cao, khu vực ổ dịch cũ diễn biến phức tạp.
Chủ động giám sát chỉ số bọ gậy, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết tại các khu vực xuất hiện ca bệnh, ổ dịch, các khu vực nguy cơ cao, từ đó triển khai các hoạt động đáp ứng phù hợp và kịp thời. Giám sát các ổ dịch sốt xuất huyết cũ năm 2023 tại các quận, huyện: Tây Hồ, Gia Lâm, Chương Mỹ, Ba Vì, Quốc Oai, Phú Xuyên.
Chú trọng thực hiện giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm tại cộng đồng và các cơ sở khám, chữa bệnh được phân cấp nhằm nắm bắt tình hình dịch bệnh và tổ chức điều tra, xử lý kịp thời ca bệnh, ổ dịch. Tổ chức điều tra, xử lý kịp thời, triệt để ca bệnh, ổ dịch được ghi nhận trong tuần, không để các ổ dịch bùng phát rộng. Thường xuyên rà soát, xác minh, cập nhật thông tin ca bệnh và báo cáo số liệu ca bệnh, ổ dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Bên cạnh đó, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với ngành thú y để theo dõi sát tình hình dịch bệnh dại, đồng thời triển khai thực hiện các hoạt động liên ngành về phòng chống dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05