Người cắm cờ thầm lặng
Từ 1/8: Hà Nội hát Quốc ca tại lễ chào cờ Tổ quốc | |
Chào cờ Tổ quốc và hát Quốc ca là nghi thức thiêng liêng |
Thế mà có một người, cách đây 70 năm đã cắm lá cờ đỏ sao vàng trên nóc phủ Khâm Sai, cơ quan đầu não chính trị của chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim, báo hiệu sự thành công của Cách mạng tháng Tám, mà mãi đến khi cả nước hân hoan kỷ niệm 60 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2 tháng 9 (1945 – 2005) tôi mới được biết.
Ông chính là Nguyễn Quang Ngọc (tên thật là Nguyễn Hữu Hậu), hiện ở phường Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội. Thật đáng trách hơn, ông lại là người tôi vẫn thường gặp trong suốt mấy chục năm qua, bởi ông chính là chủ rể tôi (vợ ông, bà Nguyễn Thị Nhật là chị em con cô, con cậu ruột với mẹ tôi). Nếu như không có cái không khí tưng bừng kỷ niệm 60 năm Cách mạng tháng Tám và quốc khánh 2-9 khiến ông không thể nén được những hồi ức của mình, thì chắc tôi cũng chưa được biết sự kiện trọng đại này.
Theo lời kể của ông, năm 1945, mới 17 tuổi đang học năm thứ 4 trường Văn Lang. Khi Tổng khởi nghĩa ban ra, ông đã nhanh chóng hòa mình vào không khí cách mạng sục sôi của người dân thủ đô. Ngày 19/8, hàng vạn quần chúng và lực lượng vũ trang cách mạng tổ chức mít tinh, biểu tình ở quảng trường Nhà hát Lớn. Đến trưa, dòng người cuồn cuộn ấy tỏa thành hai khối lớn đi chiếm các vị trí trọng yếu của chính quyền tay sai: Một đi về phía phủ Khâm Sai, Tòa thị chính, kho bạc; một đi về trại Bảo an. Ông đã nhập vào mũi chiếm phủ Khâm Sai.
Đến cổng mọi người ào ào trèo qua hàng rào. Ông ở trong tốp người đột nhập vào đầu tiên tước cây súng của bọn lính bảo an rồi chạy lên những bậc thềm. Như đang sống lại với những ngày, tháng sục sôi cách mạng, ông kể: “Khi bước vào căn phòng rộng phía bên trái, chú thấy phòng không có ai, chỉ có hàng nghế xô lệch quanh chiếc bàn lớn, trên thành một chiếc ghế có vắt chiếc áo se sang trọng, chú đoán là của quan Khâm Sai đại thần Phan Kế Toại. Khi chú quay ra thì có người ấn vào tay chú một bọc vải đỏ gấp phẳng phiu, chỉ tay lên phía trên rồi nói ngắn gọn như ra lệnh: “Treo ngay cờ của ta lên”. Chú cũng chẳng kịp nhận ra đó là ai, nhưng đoán chắc là người chỉ huy, vì nom anh rất nhanh nhẹn, xông xáo, luôn miệng hướng dẫn mọi người.
Thế là một tay cầm cờ, một tay xách khẩu súng cứ lần theo lối cầu thang, chú chạy ngược lên sân thượng của tòa nhà. Lên tới nơi nhưng một mình lúng túng quá, loay hoay một lúc chú cũng buộc được lá cờ vào dây rồi kéo lên, giữa tiếng hò reo vang dậy của đoàn người ở dưới lòng đường. Trong màu nắng vàng nhạt của mùa thu tháng Tám, lại có gió thổi nhẹ, lá cờ cứ xuôi theo chiều gió phần phật tung bay. Đứng trên nóc tòa nhà cao tầng nhìn xuống, chú được chứng kiến cảnh hàng nghìn người đang đứng chật kín cả một đoạn đường, ai cũng giơ tay vẫy vẫy, miệng hô vang khẩu hiệu “Đả đảo bọn đế quốc”, “Việt Nam độc lập muôn năm”, “Ủng hộ Mặt trận Việt Minh”…
Nhân dân vùng lên cướp chính quyền ở Bắc Bộ phủ, tháng 8 năm 1945 |
Khi ấy được thực hiện nhiệm vụ này, lại ở vào thời khắc lịch sử quan trọng, chú vô cùng sung sướng và hạnh phúc. Nhưng thú thực lúc ấy chú cũng chưa hiểu hết ý nghĩa to lớn của việc mình làm. Sau này ngẫm lại mới thấm thía rằng: Đây là kỷ niệm đẹp nhất trong cuộc đời chú”.
Sự kiện này đã làm nên bước ngoặt của cuộc đời ông. Chỉ một tuần sau ngày tham gia bảo vệ buổi lễ Quốc khánh tại quảng trường Ba Đình, ngày 10/9/1945, ông đã cùng với 31 thanh niên hăng hai gia nhập Chi đội 3 Giải phóng quân Nam tiến. Đây là chi đội đầu tiên vào chi viện cho miền Nam. Từ đó, ông đã cùng đồng đội có mặt tại khắp các chiến trường Xuân Lộc, Phan Thiết, Phan Giang, Nha Trang, Buôn Ma Thuột... Sau ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946), ông trở ra Bắc làm công tác thanh niên ở Liên khu 3. Ông cũng là thế hệ đầu tiên tham gia đội thanh niên xung phong theo chỉ thị của Bác Hồ (15/7/1950), để rồi ông lại cùng đồng đội lăn lội trên mọi chiến trường, có mặt tại hầu hết các chiến dịch: Biên giới, Trung du, Đường 18, Tây Bắc, Thượng Lào và cuối cùng là Điện Biên Phủ. Thủ đô được giải phóng (10/10/1954), ông trở về công tác tại Thành đoàn Hà Nội, Sở Thể dục, thể thao rồi trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. Dù ở đâu, với cương vị nào ông đều cố gắng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc tòa nhà Phủ khâm sai lúc đó là niềm kiêu hãnh, là sự cổ vũ vô cùng lớn lao cho khí thế đấu tranh của hàng vạn người dân Hà Nội. Nó minh chứng cho sức mạnh đoàn kết của dân tộc ta triệu người như một, nhất tề đứng lên chiến đấu và chiến thắng. Bắt đầu từ đây, một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam ta, của cách mạng nước ta do Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, đã ra đời. |
Từ ngày được nghe ông kể về những năm tháng hào hùng tham gia cách mạng của ông, vậy mà đã 10 năm, cả nước lại đang tưng bừng kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2 tháng 9, tôi đến thăm ông và thật buồn, mấy năm gần đây ông không còn minh mẫn nữa, không còn nhớ gì và cũng chẳng nhận ra tôi, song cái dáng nhanh nhẹn, khỏe khoắn của một người đã qua bao năm tháng tôi luyện tại các chiến trường ác liệt trong suốt công cuộc trường kỳ kháng chiến của dân tộc vẫn hiển hiện ở ông lão nay đã 88 tuổi. Bỗng trong tôi nghẹn ngào cảm xúc, hình ảnh chàng thanh niên 17 tuổi thủa nào cắm lá cờ đỏ sao vàng trên nóc phủ Khâm Sai lại hiện về và tôi thấy yêu ông hơn với hình ảnh những buổi sáng khi còn sức khỏe ông đạp xe tập thể dục, tạt vào nhà tôi ôm một sấp báo về đọc, rồi mang trả, rồi lại mượn.
Ông vẫn hòa niềm vui, nỗi buồn của mình qua thông tin những trang báo và đau đáu một điều làm gì để cống hiến hết mình cho cách mạng, cho nhân dân. Điều nữa tôi không thể không nhắc tới, ấy là ông rất mê bìa lịch mỗi năm mà Hội Nhà báo thành phố Hà Nội tặng tôi. Bởi trên những tấm bìa ấy, đều có biểu tượng một cây bút khẳng khái kèm theo một chữ Hán (Nhân, Đức, Trí, Tâm, Tài,...) thay đổi theo từng năm. Ông bảo: “Cháu cứ dùng để hằng ngày nhìn vào đấy, cuối năm chú đến xin nhé”. Và năm nào cũng vậy, vào ngày cuối cùng của năm cũ, ông lại đến nhà tôi, nói với mẹ tôi cho xin bìa lịch cũ bọc rất cẩn thận mang về. Tôi biết ông mê những bìa lịch này vì ý nghĩa của những chữ trên bìa chính là điều ông hằng tâm niệm, phấn đấu trong suốt cuộc đời. Tôi biết tôi còn nợ ông nhiều, đó là một bài viết về cuộc đời của ông, nhất là những năm sau này với bao biến cố nhân tình thế thái. Và trên hết là tôi chưa làm được nhiều những điều ông kỳ vọng ở tôi trong mỗi lần được gặp ông.
Từ khi nghỉ hưu đến khi còn minh mẫn, ông vẫn tích cực tham gia các hoạt động của phường và làm trưởng ban liên lạc đội Thanh niên xung phong trung ương. Với tất cả những gì tôi biết về ông, trong tôi ông là con người của lịch sử rất thầm lặng, thật đáng yêu và kính trọng.
Nguyễn Mẫn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Tin khác
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
Sự kiện 22/12/2024 10:22
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Sự kiện 21/12/2024 18:22
Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024
Sự kiện 20/12/2024 12:18
Còn nhiều vi phạm về trật tự xây dựng tại khu vực bãi sông
Sự kiện 19/12/2024 16:30
Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Sự kiện 19/12/2024 15:20
Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng mắc cho dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng
Sự kiện 18/12/2024 13:20
Triển khai công tác Tư pháp năm 2025: Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước
Sự kiện 17/12/2024 13:45
Nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân
Sự kiện 17/12/2024 11:50
Thành phố Hồ Chí Minh: Thông qua nhiều quyết sách quan trọng về an sinh xã hội
Sự kiện 17/12/2024 09:41
Quy định rõ việc cấm quảng cáo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ em
Sự kiện 15/12/2024 22:32