Huyền thoại về một cảm tử quân

Nhìn vào cuộc sống bình dị của cụ Vương Đức Thuận (80 tuổi), trú tại xóm Thái Bình, xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc (Nghệ An), ít ai biết rằng, cụ Thuận chính là một cảm tử quân trong trận đánh mở màn cho chiến dịch Mậu Thân 1968. Đồng thời, cụ Thuận cũng chính là một “khắc tinh” của quân địch tại nhà tù Phú Quốc. Cụ trở về sau 4 lần giỗ…
Người trở về từ nhà tù Phú Quốc

Khoác áo chiến binh…

Huyền thoại về một cảm tử quân
Cảm tử quân Vương Đức Thuận

Xuất thân từ một gia đình thuần nồng, nhập ngũ năm 1960, Vương Đức Thuận đã tình nguyện lên đường theo tiếng gọi của tổ quốc để đánh giặc cứu nước. Sau ngày nhập ngũ, ông được bổ sung vào Trung đoàn 271 thuộc Bộ Tư lệnh Quân khu 4. Khi kết thúc thời gian tập luyện, ông được tham gia vào chiến dịch Thượng Lào, trực tiếp chiến đấu tại chiến trường C. Đến tháng 10/1963, ông lại được điều về Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 10 – Bộ Tư lệnh Quân khu 4 để tham gia chiến đấu tại Thừa Thiên – Huế. Sau trận đánh tại ngã ba Bòng Bòng (Phú Lợi – Huế) vào tháng 2/1966, ông được kết nạp Đảng.

Ông là một trong 26 chiến sỹ trở thành cảm tử quân được Trung đoàn giao nhiệm vụ tấn công vào khách sạn Hương Giang (Huế) để mở màn cho chiến dịch Mậu Thân 1968. Đội cảm tử của ông đã tiêu diệt được 170 lính Mỹ. Ngay sau đó, 5 sư đoàn quân Ngụy đóng xung quang khu vực khách sạn Hương Giang đã kéo đến bao vây phản công. Với tinh thần chiến đấu dũng cảm, 24 chiến sỹ của đội cảm tử quân đã hy sinh, chỉ còn lại ông và một đồng chí nữa bị thương nặng lúc đó, rồi ngất đi…

Tỉnh dậy, cảm tử quân Vương Đức Thuận thấy mình bị nhốt trong trại giam dã chiến của địch ở đồn Mang Cá (Huế). Sau đó, quân địch lại chuyển ông vào giam ở trại giam Non Nước (Đà Nẵng). Hai tháng sau, quân địch chuyển ông ra nhà tù Phú Quốc. Từ đó, ông đã phải ở lại chốn “địa ngục trần gian” này cho đến khi được trao trả vào năm 1973. Nhớ lại trận đánh khai màn cho chiến dịch Mậu Thân năm 1968, ông Thuận kể: “Trước khi tiến đánh vào khách sạn Hương Giang, tất cả 26 chiến sỹ cảm tử chúng tôi đã được làm lễ truy điệu và tặng thưởng huân chương. Do đó, khi gia nhập vào đội cảm tử, chúng tôi luôn sống bằng tinh thần quyết chiến, quyết tử vì tổ quốc. Trước sự bao vây của địch, chúng tôi vẫn chiến đấu đến cùng, không một chút sợ hãi”.

Huyền thoại về một cảm tử quân
Kỷ niệm chương chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù, đày của ông Thuận

"Khắc tinh” của thế lực nhà tù Phú Quốc…

Là một cảm tử quân kiên cường, ông Thuận đã được bầu vào Ban Thường vụ của Đảng bộ Cộng sản trong nhà tù Phú Quốc. Ông phụ trách Chi bộ 9, gồm 18 đảng viên, chia làm 4 tổ và 1 chi đoàn thanh niên. Trong thời gian phải đối mặt với “địa ngục trần gian” tại trại giam A5, ông đã trở thành “khắc tinh” của thế lực lao tù Phú Quốc. Ông liên tục đứng dậy đấu tranh với địch để phản đối việc đánh đập, tra tấn dã man và đòi các quyền lợi cho anh em chiến sỹ đang bị giam cầm. Ông nhớ lại: “Có những lần chúng tôi đấu tranh bằng hình thức tuyệt thực hơn 10 ngày. Tôi luôn động viên anh em phải kiên định, giữ vững tinh thần và khí tiết người cách mạng, sẵn sàng hy sinh bản thân mình cho dân tộc”.

Trước thái độ bất khuất của cảm tử quân Vương Đức Thuận, địch đã dùng những hình thức tra tấn ông một cách tàn ác. Chúng dùng đinh 10 phân đóng vào đầu gối, lấy đinh ghim vào các đầu ngón tay…Song, trước những hình thức tra tấn đê hèn của địch, tinh thần cách mạng trong ông lại càng sục sôi. Đến năm 1971, Đảng bộ nhà lao Phú Quốc đã chỉ đạo cho 4 chi bộ gồm 1, 4, 5 và 7 tiến hành đào hầm vượt ngục. Chi bộ 7 do ông Thuận phụ trách. Dưới sự chỉ đạo của ông Thuận, 9 chiến sỹ trong chi bộ 7 đã tham gia đào hầm. “Suốt 2 tháng trời, chúng tôi đã sử dụng những cái khay cà men sắt, mà địch phát cho để ăn cơm làm phương tiện đào hầm trong tư thế ngồi thẳng đứng, lấy hai vai và hai đầu gối trước để thăng bằng cơ thể.

Mặc dù việc đào hầm vượt ngục đã được 3 chi bộ khác tiến hành trước, nhưng đều thất bại, do không định hướng được, nên đường hầm cứ chạy vòng quanh nhà lao, không vượt ra ngoài được. Rút kinh nghiệm, chúng tôi cứ đào được 50m là làm một lỗ thông hơi để quan sát. nhằm tránh đào lòng vòng, hoặc đào gần với các điểm chốt canh gác của địch. Cuối cùng, chúng tôi đã đào thành công đường hầm, với chiều dài 250m, vượt ra ngoài nhà lao và vùng đã bị địch cài mìn ở phía ngoài. Trong thời gian đầu, anh em đã phải chuyền tay nhau, để đưa từng nắm đất đào hầm hòa vào nước trong thùng phuy, mà địch dùng để cho tù nhân đi vệ sinh rồi đổ đi.

Cứ như thế, người thì đi lấy nước đổ vào thùng phuy, người thì chuyền đất từ dưới hầm lên để hòa vào nước, tránh sự phát hiện của địch. Khi hầm đã đào được khoảng hơn 100m, chúng tôi lại sử dụng một phần diện tích đáy hầm đã đào được, để ém đất và tiếp tục đào. Hằng ngày, khi nào địch lơ là trong việc giám sát, chúng tôi lại lập tức tiến hành đào. Với sự quyết tâm cao, từ tháng 3 đến tháng 5 năm 1971, chúng tôi đã đào thành công đường hầm bí mật này” – ông Thuận kể lại.

Huyền thoại về một cảm tử quân
Ông Thuận chụp ảnh lưu niệm với những chiến sỹ đã vượt ngục năm 1971

Khi đào thành công đường hầm, ông Thuận đã báo cáo với Đảng ủy. Ông được Đảng ủy giao toàn quyền tổ chức cho anh em thoát ra ngoài. Sau khi nắm bắt tình hình về phía địch, ông Thuận đã bố trí cho 46 đồng chí, trong đó có Bí thư Đảng ủy Nguyễn Văn Lĩnh (quê ở Sài Gòn), anh hùng quân đội Nguyễn Quang Hòa (quê Quảng Nam), cùng với 7 Bí thư chi bộ, 18 đảng viên và toàn bộ anh em tham gia đào hầm thuộc Chi bộ 9 và tổ đặc công 4 người do ông Nguyễn Xuân Minh (quê huyện Nam Đàn, Nghệ An) phụ trách, tiến hành vượt ngục. Còn về phần mình, ông Thuận đã tình nguyện ở lại để bảo vệ nắp hầm, không cho địch phát hiện và sẵn sàng hy sinh để anh em vượt ngục thành công. Tuy nhiên, anh em không đồng ý, ông Thuận đã phải lấy lý do bị thương ở đầu gối do địch đóng đinh, sợ làm ảnh hưởng đến quá trình vượt ngục, để thuyết phục. Thế rồi, ông Thuận đã tình nguyện ở lại, để lãnh đạo anh em khác đang bị giam cầm trong tù, quyết tâm đấu tranh với địch cho đến ngày được trao trả.

Trở về quê sau 4 lần giỗ…

Rời “địa ngục trần gian”, cuối năm 1973, ông trở về quê nhà trong sự ngỡ ngàng của gia đình và bà con làng xóm. Tâm sự với chúng tôi, bà Vương Thị Hồng (77tuổi), vợ ông Thuận, cho hay: “Ngày ông ấy trở về, tôi không tin nổi vào mắt mình, vì từ khi nhận được giấy báo tử cho đến khi ông Thuận trở về, gia đình chúng tôi đã làm cho ông ấy được 4 lần giỗ rồi. Ông ấy trở về, tôi thật sự sung sướng đến rơi nước mắt, bởi tôi cứ nghĩ ông ấy đã vĩnh viễn nằm lại ở chiến trường”.

Trở về đời thường với tỷ lệ thương tật 54%, nhưng ông Thuận luôn sống lạc quan. Quanh năm, ông vẫn tảo tần lao động, sản xuất trên mấy sào ruộng để nuôi sống cả gia đình. Giờ đây, tuy bốn cô con gái đã trưởng thành, nhưng vợ chồng ông Thuận lại phải lo toan, chăm sóc cho người con trai đầu từng đi bộ đội, nay bị bệnh tâm thần.

Những công lao của ông Thuận đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận, trao tặng những phần thưởng danh hiệu cao quý, cụ thể: Kỷ niệm chương chiến sỹ cách mạng bị địch bắt, tù đày; 3 huân chương kháng chiến; huân chương giải phóng; huy hiệu 50 năm tuổi Đảng… Đặc biệt, mong muốn của ông được trở lại thăm nhà tù Phú Quốc đã được thực hiện vào tháng 11 năm 2008. Sau chuyến thăm lại nhà tù Phú Quốc, đoàn làm phim về những chiến sỹ cách mạng bị địch bắt, tù đày cũng đã tìm gặp ông Thuận. Đến hôm nay, cảm tử quân Vương Đức Thuận đã bước sang tuổi 80, nhưng những ký ức hào hùng tiếp sức cho ông vượt qua mọi khó khăn, vất vả của cuộc sống thường nhật.

Văn Cương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

TP.HCM: Bàn giải pháp phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm

TP.HCM: Bàn giải pháp phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 15/7, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) khóa X, (nhiệm kỳ 2021 - 2026) tổ chức Kỳ họp thứ 17 với nhiều nội dung quan trọng, trong đó có nội dung họp bàn các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội những tháng còn lại của năm 2024.
Sôi động Ngày hội đạp xe hành trình xanh “Sắc sen Tây Hồ”

Sôi động Ngày hội đạp xe hành trình xanh “Sắc sen Tây Hồ”

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024, sáng 14/7, tại vườn hoa Lạc Long Quân, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ cùng các nhà đồng hành phối hợp tổ chức Ngày hội đạp xe hành trình xanh "Sắc sen Tây Hồ". Ngày hội thu hút sự tham gia của 7.000 người dân, sự kiện đã được xác lập Kỷ lục Việt Nam.
Thành phố Hồ Chí Minh: Cháy nhà trong hẻm khiến 3 người tử vong

Thành phố Hồ Chí Minh: Cháy nhà trong hẻm khiến 3 người tử vong

(LĐTĐ) Trước khi vụ cháy xảy ra, đã có một tiếng nổ lớn làm rung chuyển cả khu vực, sau đó lửa bao trùm cả căn nhà, người dân đã sử dụng hàng chục bình cứu hỏa mini để dập lửa nhưng bất thành.
Lan tỏa giá trị của Sen Hà Nội

Lan tỏa giá trị của Sen Hà Nội

(LĐTĐ) Tối 12/7, tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tổ chức khai mạc “Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh miền núi phía Bắc” năm 2024.
Gần 60.000 trẻ dưới 6 tuổi được cấp Căn cước

Gần 60.000 trẻ dưới 6 tuổi được cấp Căn cước

(LĐTĐ) Trong hơn 1 tuần từ khi triển khai Luật Căn cước, tính đến ngày 8/7, cơ quan Công an đã tiếp nhận 327.902 hồ sơ cấp Căn cước của công dân. Trong đó 59.224 hồ sơ cấp Căn cước cho công dân dưới 6 tuổi,...
Một máy bay bị móp cánh trái do đâm vào cột đèn chiếu sáng

Một máy bay bị móp cánh trái do đâm vào cột đèn chiếu sáng

(LĐTĐ) Một máy bay của hãng Eva Air Boeing 777 từ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đi sân bay quốc tế Đào Viên (Đài Loan), trong lúc lăn ra đường băng đã lăn nhầm vào bến đậu, làm hư hỏng cột đèn chiếu sáng và làm móp cánh trái máy bay.
Nghệ An ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

Nghệ An ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

(LĐTĐ) Sáng 1/7, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (tỉnh Nghệ An), Công an tỉnh Nghệ An tổ chức lễ ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở.
Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ ra mắt Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ ra mắt Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 1/7, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước đã tới dự, chỉ đạo và động viên lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Quốc hội thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

(LĐTĐ) Sáng 29/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), với 454 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, đạt 93,42%.
Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID thí điểm tại Hà Nội là mô hình nhân rộng ra toàn quốc

Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID thí điểm tại Hà Nội là mô hình nhân rộng ra toàn quốc

(LĐTĐ) Trên cơ sở đánh giá thành công của thành phố Hà Nội, để triển khai rộng rãi trên toàn quốc, ngày 21/05/2024, Bộ Y tế đã ban hành Sổ sức khỏe điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VneID tại Quyết định số 1332/QĐ-BYT. Văn bản này tạo hành lang pháp lý, hướng dẫn cụ thể các các địa phương triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên VneID.
Xem thêm
Phiên bản di động