Hậu phương của công nhân lao động

Vì thương con, thương cháu, nhiều bà nội, ngoại đã theo các con đang làm công nhân lao động (CNLĐ) tại các khu công nghiệp và chế xuất (KCN - CX) Hà Nội từ dưới quê lên Thủ đô để trông cháu, phụ giúp việc gia đình để các con yên tâm lao động sản xuất. Họ đã trở thành hậu phương vững chắc của không ít CNLĐ.
hau phuong cua cong nhan lao dong Sẽ tổ chức Diễn đàn "Công nhân lao động vì môi trường”
hau phuong cua cong nhan lao dong Năng suất cao hơn, phúc lợi tốt hơn

Dạo quanh khu nhà ở của CNLĐ tại các KCN - CX Hà Nội, chúng tôi không còn xa lạ với cảnh những người bà trông cháu hay một nhóm các bà tay bồng cháu ngồi trò chuyện, sẻ chia những câu chuyện đời thường trong khi con mình là CNLĐ đang hăng say lao động sản xuất trong những nhà máy, phân xưởng.

hau phuong cua cong nhan lao dong
Có bà trông cháu, phụ giúp việc nhà, CNLĐ thêm yên tâm làm việc

Nhiều người chia sẻ, họ sẵn sàng bỏ ruộng, vườn ở quê để theo con lên Hà Nội trông cháu, phụ giúp việc nhà với mong muốn con mình yên tâm lao động sản xuất, cháu mình luôn nhận được sự quan tâm, chăm sóc của người thân.

Bà Vũ Thị Hợi (quê Thái Bình) chia sẻ: “Con tôi đang làm công nhân trong KCN Thăng Long, vì đã hết thời gian nghỉ thai sản nên các con nhờ tôi lên trông cháu để đi làm. Nghĩ thương con, thương cháu và không yên tâm khi gửi cháu cho người lạ vì gần đây xảy ra rất nhiều vụ bạo hành trẻ em nên tôi quyết định để lại ruộng, vườn ở dưới quê cho người quen canh tác để lên đây trông cháu.

Hằng ngày, những lúc cháu ngủ, tôi tranh thủ phụ giúp các con giặt giũ quần áo, chuẩn bị cơm nước. Chiều đến, khi trời tắt nắng, hai bà cháu dắt nhau ra ngoài sân chơi chung để cháu được chơi đùa với bạn bè cùng trang lứa để vận động và phát triển. Bây giờ đã có tuổi, được sống cùng con cháu, chứng kiến cháu mình lớn lên từng ngày và quan trọng hơn là giúp các con yên tâm làm việc là điều khiến tôi cảm thấy vui mừng và hạnh phúc nhất.”

Tìm đến khu nhà trọ có nhiều CNLĐ đang làm việc trong KCN Sài Đồng sinh sống, chúng tôi gặp bà Trần Thị Mai (quê Lạng Sơn) đang tất bật chuẩn bị cho bữa cơm chiều để sau khi các con đi làm về kịp ăn và tiếp tục đi làm tăng ca. Được biết, hơn một năm nay, bà Mai xuống Hà Nội trông cháu và phụ giúp việc nhà cho hai vợ chồng người con út của bà đang làm CNLĐ trong KCN Sài Đồng.

Khi chúng tôi hỏi vui: “Các con trả công cho bà có hậu hĩnh không?” Bà Mai cười và nói: “Công cán gì? Mình nuôi con cả đời còn chẳng kể công huống chi những việc như thế này. Miễn sao các con yên tâm làm việc và cháu mình mạnh khỏe, khôn lớn từng ngày là tôi mãn nguyện rồi. Cũng phải nói thật là ở dưới này mãi, mặc dù được gần con gần cháu nhưng nhiều khi cũng nhớ quê, muốn về thăm anh em họ hàng nhưng lại sợ ảnh hưởng đến công việc của các con nên lại thôi. Sau này cháu lớn, công việc của các con ổn định lúc đó về cũng chưa muộn.”

Từ những chia sẻ của những người bà, người mẹ sẵn sàng hi sinh những lợi ích của bản thân vì con vì cháu chúng tôi mới thấu hiểu được tấm lòng bao la của những đấng sinh thành. Họ thực sự là những hậu phương vững chắc nhất để CNLĐ yên tâm lao động sản xuất, góp phần tạo ra nhiều của cải cho xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.

Mạnh Quân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khẩn trương xác minh vụ bán dứa với giá “cắt cổ” trên phố cổ

Khẩn trương xác minh vụ bán dứa với giá “cắt cổ” trên phố cổ

(LĐTĐ) Liên quan đến clip trên mạng xã hội về người bán hàng rong "chặt chém" 500.000 đồng cho 3 quả dứa đối với nhóm khách du lịch, chiều 28/4, Công an phường Hàng Buồm cho biết, đơn vị đã nhận được thông tin; đồng thời cử cán bộ phối hợp các bên liên quan khẩn trương xác minh vụ việc tranh cãi trên.
Tìm ra cơ chế đặc thù phù hợp để cải thiện giao thông Thủ đô

Tìm ra cơ chế đặc thù phù hợp để cải thiện giao thông Thủ đô

(LĐTĐ) Tìm ra cơ chế đặc thù phù hợp, vượt trội để cải thiện tình trạng giao thông thường xuyên bị quá tải, ùn tắc tại Hà Nội đang là vấn đề được đặc biệt quan tâm. Đây cũng là nội dung được đặt ra trong xây dựng chính sách sửa đổi Luật Thủ đô.
Tăng cường xử lý nghiêm các hành vi vi phạm dẫn đến tai nạn giao thông

Tăng cường xử lý nghiêm các hành vi vi phạm dẫn đến tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Ngày 28/4, Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội cho biết, dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay lực lượng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã ứng trực 100% quân số tăng cường tuần tra, kiểm soát xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông và phòng chống tội phạm trên các lĩnh vực giao thông trên tuyến, địa bàn trọng điểm.
Thanh Trì nâng cao chất lượng phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi”

Thanh Trì nâng cao chất lượng phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi”

(LĐTĐ) Bằng việc đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động hiệu quả, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Trì đã tạo nên không khí thi đua sôi nổi đến người lao động để đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” năm 2024. Từ kết quả đạt được, LĐLĐ huyện tiếp tục rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng hoạt động của phong trào trong năm tới.
Cảnh sát giao thông hỗ trợ người dân trên cao tốc

Cảnh sát giao thông hỗ trợ người dân trên cao tốc

(LĐTĐ) Trong quá trình tuần lưu trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, tổ công tác của Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ số 3, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) đã phát hiện 1 xe ô tô hiệu Transit 16 chỗ, màu trắng, dừng đỗ bên đường khẩn cấp. Ngay tại đó, có 10 người dân đang đứng chờ.
LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Một số hoạt động nổi bật trong quý I/2024

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Một số hoạt động nổi bật trong quý I/2024

(LĐTĐ) Quý I/2024, bên cạnh công tác đại diện, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đoàn viên, người lao động, Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng còn triển khai nhiều hoạt động và đạt được một số kết quả nổi bật.
Tặng 13.000 bản đồ Việt Nam cho các trường học trong cả nước

Tặng 13.000 bản đồ Việt Nam cho các trường học trong cả nước

(LĐTĐ) 13.000 bản đồ Việt Nam đã được trao cho các trường học trên cả nước, giúp các bạn học sinh nắm rõ về thông tin địa lý, địa hình, dân cư, biển, đảo Trường Sa, Hoàng Sa… và chủ quyền của đất nước Việt Nam.

Tin khác

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

(LĐTĐ) Sáng 23/4, tại trụ sở Báo Kinh tế Đô thị đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh”. Đây là một trong những hoạt động thuộc Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” do Báo Kinh tế & Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp triển khai.
Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các nhóm lừa đảo thường “đánh” vào tâm lý của nạn nhân, đưa ra những tình huống khơi dậy lòng tham hoặc nỗi lo sợ của nạn nhân, ví dụ như người thân đang bị tai nạn cấp cứu, tài khoản ngân hàng của nạn nhân bị khóa, trúng giải độc đắc... để có thể thao túng tâm lý nạn nhân trong thời gian ngắn, hòng chiếm đoạt tài sản.
Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Nếu đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng thêm 6% từ ngày 1/7 năm nay và điều chỉnh lại một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng được thông qua, người lao động ở một số địa phương sẽ được tăng lương 2 lần kể từ ngày 1/7 tới đây.
Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(LĐTĐ) Trong năm 2023, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã giải quyết hưởng mới trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hai hình thức hằng tháng, và một lần cho hơn 7.300 người.
Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất hoán đổi ngày làm việc 29/4 và làm bù vào ngày 4/5 để người lao động được nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

(LĐTĐ) Duới ngọn tháp hàng nghìn năm tuổi, Tháp bà Ponagar (TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà) hình ảnh các cô gái Chăm múa uyển chuyển, nhịp nhàng theo nhạc đã dần trở nên quen thuộc với nhiều du khách đến Nha Trang.
Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, năm 2023, nhờ thực hiện tốt công tác đảm bảo An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), tình hình tai nạn lao động, cháy nổ trên địa bàn Hà Nội đã được phòng ngừa; kiềm chế sự gia tăng tai nạn lao động, giảm thiểu thiệt hại về người, góp phần quan trọng ổn định tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Quý I/2024, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã ra đã quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 14.002 người, riêng trong tháng 3/2024, có 4.011 người được tiếp nhận và ra quyết định hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp…
Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chương trình Ngày hội việc làm do Ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Tạp chí Lao động và Công đoàn, LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bắc Ninh tổ chức ngày 31/3, đông đảo lao động nữ đã được các bác sĩ, chuyên gia tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp.
Hà Nội: Các vụ tai nạn lao động xảy ra chủ yếu do ngã cao

Hà Nội: Các vụ tai nạn lao động xảy ra chủ yếu do ngã cao

(LĐTĐ) Năm qua, các vụ tai nạn lao động xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội chủ yếu là tai nạn ngã cao, vật rơi từ trên cao trong ngành xây dựng; và nạn nhân của các vụ tai nạn lao động hầu hết là lao động phổ thông.
Xem thêm
Phiên bản di động