Mức sống tối thiểu của người lao động:

Đưa chỉ tiêu nhà ở để xác định

Đó là quan điểm của ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng ban Quan hệ lao động (Tổng LĐLĐVN) sau cuộc khảo sát đời sống công nhân khu công nghiệp tại Hà Nội và Bắc Ninh ngày 17.7 do Hội đồng tiền lương Quốc gia chủ trì.
tin nhap 20160719093018 Làm những gì có lợi nhất cho người lao động
tin nhap 20160719093018 Lương tối thiểu chưa đảm bảo mức sống tối thiểu

Muốn đủ sống, phải tăng ca

Trịnh Thị Anh (26 tuổi, quê ở Thái Nguyên) - công nhân Công ty Nissei hiện đang thuê nhà tại đơn nguyên 3 Tòa nhà NO01 đã có thâm niên mưu sinh ở KCN Hà Nội 7 năm nay. Vì đang mang bầu tháng thứ 7 nên cô chỉ đi làm hành chính, không thể tăng ca kíp như các công nhân khác. Chị Anh cho biết: “Trước khi có bầu, em đi làm thêm (từ 2-4 tiếng/ngày, tùy theo việc của Công ty) thì mỗi tháng cũng được 6-7 triệu đồng. Nhưng từ khi có bầu, sức khỏe kém hơn, lại thêm chi phí bồi dưỡng thai kỳ nên số tiền đi làm theo giờ hành chính được 5,4 triệu đồng/tháng không đủ lo trang trải cho 2 mẹ con. Chưa sinh con, em đã không thể tích lũy, thì đến khi sinh con ra, nhiều thứ phải lo hơn, chắc thu nhập như hiện nay không đủ sống. Sinh con xong, chắc em sẽ nghỉ ở nhà, sau này tìm công việc khác ở quê”.

tin nhap 20160719093018
Đại diện Hội đồng tiền lương Quốc gia thăm hỏi về thu nhập, mức sống của CN KCN Bắc Thăng Long.

Không chỉ Trịnh Thị Anh, nhiều công nhân thuê trọ tại Khu nhà xã hội Kim Chung, Đông Anh đang làm việc tại Công ty Panasonic và Nissei đều phản ánh: Nếu làm theo giờ hành chính, thu nhập của LĐ chỉ đạt khoảng 4 triệu đồng/tháng; còn với mức lương từ 6-7 triệu đồng/tháng, người LĐ đều phải xin đi kíp 12 giờ/ngày. Để có tiền tích lũy nuôi con và lo cho cuộc sống gia đình, nhiều nữ CNLĐ chấp nhận xa con thơ, gửi con về quê nhờ bố mẹ trông giúp, mỗi tháng mới về thăm con 1 lần, chấp nhận ở trong căn nhà trọ chật chội, tranh thủ làm thêm, ăn cơm ca ở Công ty để giảm tối đa chi tiêu sinh hoạt hết mức có thể.

Tại khu nhà trọ tư nhân tại xã Yên Trung (Yên Phong, Bắc Ninh), theo phản ánh của CNLĐ, họ đang phải thuê trọ với giá từ 600.000 – 1.000.000 đồng/phòng/tháng, nhưng diện tích khá hẹp, ẩm thấp, nóng nực, thậm chí có phòng nhỏ chưa đầy 10m2, nhưng có tới 3 CN ở chung.

Cần đưa nhà ở vào xem xét mức sống tối thiểu

Để chuẩn bị cho phiên họp đầu tiên bàn phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2017 tại Hải Phòng tới đây, ngày 17.7, Hội đồng tiền lương Quốc gia do Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Phạm Minh Huân – Chủ tịch Hội đồng dẫn đầu cùng đại diện Tổng LĐLĐVN, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã đi thăm, nắm tình hình việc làm, đời sống của công nhân khu công nghiệp (KCN) tại khu nhà ở xã hội thuộc KCN Bắc Thăng Long (Hà Nội), Khu ký túc xá của Công ty Samsung (Yên Phong, Bắc Ninh) và khu nhà trọ của các hộ tư nhân tại xã Yên Trung (huyện Yên Phong, Bắc Ninh).

Chia sẻ với phóng viên sau chuyến khảo sát, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Phạm Minh Huân khẳng định: Thực tế cho thấy mặt bằng tiền lương của công nhân KCN chưa phải là cao, nhưng nếu chỉ nhấn mạnh về nhu cầu của NLĐ sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp. “Tôi cũng đã nhiều lần tiếp cận với đời sống NLĐ và cũng rất trăn trở từ khâu quy hoạch, thiết kế, tổ chức thực hiện và chính sách hỗ trợ đồng bộ cho công nhân KCN. Từ thực tế này, Hội đồng tiền lương Quốc gia sẽ có điều chỉnh sát với thực tế người LĐ, đồng thời có kiến nghị để có cơ chế xây dựng được nhiều khu nhà xã hội cho công nhân KCN. Đồng thời, có các công trình phục vụ đời sống vất chất, tinh thần của NLĐ để cuộc sống tốt hơn trong điều kiện mức lương còn thấp như hiện nay”- ông Huân nhấn mạnh.

Tới đây, Hội đồng tiền lương cần xem xét đưa yếu tố nhà ở vào xem xét như một chỉ tiêu để xác định nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ. Bởi trên thực tế, đa số NLĐ phải mất từ 800.000-1.000.000 đồng/tháng dành cho chi phí thuê trọ mà điều kiện sống cũng rất tạm bợ và thiếu thốn”.

Là thành viên đại diện cho tổ chức CĐ tham gia khảo sát, ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng ban Quan hệ lao động (Tổng LĐLĐVN) cho biết: Cuộc khảo sát gần đây của Tổng LĐLĐVN cho thấy 72% số NLĐ phải rất dè sẻn mới đảm bảo được cuộc sống, chỉ 20% số NLĐ có mức thu nhập đủ sống và 8% có tích lũy. Chứng kiến với cuộc sống còn nhiều khó khăn về vật chất, thiếu thốn về tinh thần của CNLĐ KCN, ông Lê Đình Quảng cho rằng: “Tới đây, Hội đồng tiền lương cần xem xét đưa yếu tố nhà ở vào xem xét như một chỉ tiêu để xác định nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ. Bởi trên thực tế, đa số NLĐ phải mất từ 800.000-1.000.000 đồng/tháng dành cho chi phí thuê trọ mà điều kiện sống cũng rất tạm bợ và thiếu thốn”.

Về quan điểm của Tổng LĐLĐVN trong kỳ họp về tiền lương tối thiểu vùng ngày 20.7 tới đây, ông Quảng cho biết, dù chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, nhưng lộ trình tăng lương cần phải thực hiện để đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ đã lùi nhiều lần, không thể lùi hơn được nữa. Không chia sẻ cụ thể về mức đề xuất tăng lương tối thiểu, song Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Phạm Minh Huân- Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia cho biết, năm nay mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2017 giữa các bên sẽ không quá chênh lệch như năm 2015 và 2016. Trước khó khăn của doanh nghiệp, ông Huân dự báo, mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2017 sẽ thấp hơn năm 2016 (năm 2016 tăng 12,4%).
“Lộ trình tăng lương tối thiểu vùng đã có nên phải tăng, nhưng mức tăng bao nhiêu sẽ phải cân đối theo tình hình kinh tế, xã hội, biến động thị trường giá cả và hài hòa giữa lợi ích của người LĐ và doanh nghiệp”- ông Huân nói.

Ngọc Lan

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 277 đảng viên lão thành

Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 277 đảng viên lão thành

(LĐTĐ) Ngày 17/5, Quận ủy Bắc Từ Liêm đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024) và trao Huy hiệu Đảng đợt 19/5/2024 tặng 277 đảng viên lão thành.
Tăng cường hợp tác hai thành phố Hà Nội - Bắc Kinh

Tăng cường hợp tác hai thành phố Hà Nội - Bắc Kinh

(LĐTĐ) Trong chuyến thăm và làm việc tại thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc), chiều ngày 16/5/2024, Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội do Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong làm Trưởng đoàn đã có buổi hội kiến đồng chí Lưu Vĩ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy Bắc Kinh, Hiệu trưởng Trường Đảng Thành ủy Bắc Kinh. Cùng dự có Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại CHND Trung Hoa Phạm Sao Mai.
Công việc của những người “bắt mạch ông trời”

Công việc của những người “bắt mạch ông trời”

(LĐTĐ) Hằng ngày, mọi người đều quan tâm và cập nhật tình hình thời tiết, thế những làm sao để ra được một bản tin dự báo thời tiết và cán bộ khí tượng thuỷ văn làm những gì thì không phải ai cũng biết.
Giá vàng bất ngờ đảo chiều đi xuống

Giá vàng bất ngờ đảo chiều đi xuống

(LĐTĐ) Hôm nay (17/5), giá vàng SJC đảo chiều, giảm 200.000 đồng/lượng, xuống dưới 90 triệu đồng/lượng, vàng thế giới cũng quay đầu giảm nhẹ.
Hà Nội: Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Hà Nội: Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Ngày 16/5, Thành đoàn - Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị “Liên kết các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, chuyên gia để hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trong môi trường giáo dục đại học”.
Huyện Thanh Oai: 144 đảng viên nhận Huy hiệu Đảng đợt 19/5

Huyện Thanh Oai: 144 đảng viên nhận Huy hiệu Đảng đợt 19/5

(LĐTĐ) Ngày 16/5, Huyện ủy Thanh Oai tổ chức Lễ trao Huy hiệu Đảng đợt 19/5 cho các đảng viên thuộc Đảng bộ huyện. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản dự và trao Huy hiệu Đảng tặng các đảng viên.
Những điểm đến lý tưởng để trải nghiệm du lịch bền vững

Những điểm đến lý tưởng để trải nghiệm du lịch bền vững

(LĐTĐ) Hà Giang, Đà Nẵng, Hội An (Quảng Nam), Quy Nhơn (Bình Định), Sông Cầu (Phú Yên) và Thành phố Hồ Chí Minh là những điểm đến lý tưởng để trải nghiệm du lịch bền vững trong năm 2024 theo lựa chọn của nền tảng du lịch trực tuyến Booking.com.

Tin khác

An cư - Giấc mơ xa vời của người lao động

An cư - Giấc mơ xa vời của người lao động

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các sở, ngành triển khai các chính sách hỗ trợ về nhà ở cho người lao động, chủ yếu hỗ trợ người lao động làm việc tại các Khu công nghiệp. Tuy nhiên, do mức thu nhập của công nhân lao động còn chưa đáp ứng được các khoản chi tiêu trong cuộc sống, nên phần lớn đời sống của họ vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Đảm bảo an toàn lao động khi sửa chữa điều hòa

Đảm bảo an toàn lao động khi sửa chữa điều hòa

(LĐTĐ) Dự báo năm nay, Hà Nội sẽ có nhiều đợt nắng nóng gay gắt do vậy nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng điều hòa không khí sẽ gia tăng. Đảm bảo an toàn khi lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng điều hòa là điều cần thiết nhằm đảm bảo một môi trường làm việc an toàn, hiệu quả.
Đảm bảo ATVSLĐ đối với người lao động tự do trong lĩnh vực xây dựng

Đảm bảo ATVSLĐ đối với người lao động tự do trong lĩnh vực xây dựng

(LĐTĐ) Luật An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đã quy định rõ về ATVSLĐ đối với người lao động (NLĐ) làm việc không theo hợp đồng lao động (HĐLĐ). Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy, người làm việc không có quan hệ lao động đa số có trình độ văn hóa thấp, thiếu việc làm, điều kiện lao động còn nhiều khó khăn, đặc biệt là NLĐ tự do trong lĩnh vực xây dựng.
Nhọc nhằn câu chuyện “bám nghề” của những người phụ nữ ngành Điện

Nhọc nhằn câu chuyện “bám nghề” của những người phụ nữ ngành Điện

(LĐTĐ) Bước vào nghề với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng những người phụ nữ ngành Điện đã vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, kể cả những công việc tưởng chừng chỉ dành cho nam giới.
Cải thiện tư thế làm việc cho người lao động

Cải thiện tư thế làm việc cho người lao động

(LĐTĐ) Trong quá trình làm việc, người lao động phải tiếp cận và chịu sự ràng buộc bởi nhiều yếu tố của điều kiện lao động. Để tạo ra sản phẩm trong quá trình sản xuất, con người phải làm việc, sử dụng, vận hành các máy, thiết bị, sản phẩm với nhiều tư thế khác nhau…
Phương tiện bảo vệ cá nhân - biện pháp đảm bảo an toàn trong lao động

Phương tiện bảo vệ cá nhân - biện pháp đảm bảo an toàn trong lao động

(LĐTĐ) Thời gian qua, những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng liên tiếp xảy ra trên cả nước cho thấy công tác đảm bảo an toàn lao động đang tồn tại nhiều bất cập. Để đảm bảo an toàn trong lao động có rất nhiều biện pháp, trong đó, phương tiện bảo vệ cá nhân là một trong những yếu tố quan trọng…
Người lao động được nghỉ 4 ngày trong dịp Lễ Quốc khánh 2/9

Người lao động được nghỉ 4 ngày trong dịp Lễ Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Theo lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ 4 ngày liên tiếp từ thứ Bảy (31/8) đến hết thứ Ba (3/9).
Bộ LĐTBXH yêu cầu nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn nổ lò hơi

Bộ LĐTBXH yêu cầu nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn nổ lò hơi

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) yêu cầu Sở LĐTBXH tỉnh Đồng Nai phối hợp với các cơ quan có liên quan nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nổ lò hơi để phòng ngừa tai nạn tái diễn.
Đảm bảo an toàn và sức khỏe người lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Đảm bảo an toàn và sức khỏe người lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu

(LĐTĐ) Bằng cách hành động dứt khoát và đầu tư vào những nơi làm việc có khả năng chống chịu biến đổi khí hậu, chúng ta có thể xây dựng một tương lai nơi an toàn, sức khỏe đi đôi với sự bền vững, không bỏ lại ai phía sau trong nỗ lực hướng tới một thế giới an toàn, khỏe mạnh hơn cho tất cả mọi người.
Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

(LĐTĐ) Sáng 23/4, tại trụ sở Báo Kinh tế Đô thị đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh”. Đây là một trong những hoạt động thuộc Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” do Báo Kinh tế & Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp triển khai.
Xem thêm
Phiên bản di động