Lương tối thiểu chưa đảm bảo mức sống tối thiểu

Mặc dù vẫn được điều chỉnh hàng năm, song tới nay, lương tối thiểu vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu của người lao động. Hầu hết CNLĐ phải nai lưng tiết kiệm, tăng ca, xoay xở làm thêm đủ kiểu mà đời sống vẫn chật vật. Đó là thông tin được đưa ra tại hội thảo “Tiền lương, thu nhập mức sống tối thiểu của NLĐ trong các DN” do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức sáng 13/8.
Tăng lương tối thiểu năm 2016: Buồn vui lẫn lộn
Làm sao để người lao động không còn muốn tăng ca ?
Lương tối thiểu vùng phải tăng từ 18- 19% mỗi năm

Tại hội thảo, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã công khai kết quả khảo sát về tiền lương, thu nhập, mức sống tối thiểu của NLĐ trong các DN năm 2015. Theo đó, khảo sát được thực hiện tại 10 tỉnh, thành (Hà Nội, Yên Bái, Nam Định, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh; Cần Thơ, Bến Tre) với 60 doanh nghiệp thuộc 4 vùng lương và một số loại hình doanh nghiệp.

Đoàn khảo sát đã thực hiện 1.600 phiếu hỏi đối với NLĐ (chủ yếu là lao động trực tiếp sản xuất) trong các ngành dệt may, giày da, xây dựng, giao thông vận tải, cơ khí, điện tử, chế biến nông lâm, thuỷ sản thuộc các địa phương. Kết quả khảo sát cho thấy, tiền lương trung bình (theo thời gian và khoản sản phẩm theo giờ chuẩn quy định) là 3.817 ngàn đồng/tháng. Phân theo vùng: vùng I là 4.369 ngàn đồng; vùng II 3.860 ngàn đồng, vùng III 3.811 ngàn đồng, vùng IV 3.225 ngàn đồng. Mức lương thực nhận trên cao hơn tiền lương ghi trong hợp đồng, làm căn cứ để đóng bảo hiểm cho người lao động từ 10-14%.

Lương tối thiểu chưa đảm bảo mức sống tối thiểu
Lương tối thiệu chưa đảm bảo mức sống tối thiệu của người lao động

Ngoài tiền lương cơ bản nêu trên, NLĐ làm việc trong cac doanh nghiệp còn nhận được tiền làm thêm giờ, các khoản phụ cấp, trợ cấp, hỗ trợ khác từ doanh nghiệp. Tính trung bình các khoản thu nhập ngoài lương cơ bản như làm thêm giờ, trợ cấp, hỗ trợ (không kể ăn ca) chiếm từ 20-25% tổng thu nhập của người lao động, tức là tiền lương cơ bản chỉ chiếm 75-80% thu nhập. Do đó, những tháng không làm thêm giờ, thu nhập sẽ giảm sút, đời sống của NLĐ gặp khó khăn.

Cũng theo kết quả khảo sát, mức chi tiêu trung bình của NLĐ (có nuôi con, tại các ngành nghề, lĩnh vực khảo sát) là 4.247 ngàn đồng/tháng, tăng 3,6% so với năm 2014. Cụ thể, NLĐ tại các vùng I và II, nơi có khu công nghiệp tập trung, họ phải thuê nhà mỗi tháng với giá rẻ nhất từ là 700 ngàn đồng cho 3 người ở; tiền điện trung bình 50 ngàn đồng/người (15kW); tiền nước 100 ngàn/người (8m3); mừng đám cưới thấp nhất 200 ngàn đồng/lần (chỉ dám gửi mừng); thăm ốm 100 ngàn/lần; gửi con nhà trẻ 1,5 triệu đồng/tháng. Giá cả các dịch vụ và đồ dùng thiết yếu, lương thực, thực phẩm tại đây đều tăng hơn khu vực lân cận từ 7 – 10%.

Phát biểu tại hội thảo, các cán bộ CĐ cấp trên cơ sở và CĐCS cũng cho biết, đời sống người lao động, nhất là CNLĐ trong các KCN& CX hiện vô cùng chật vật. Ông Nguyễn Đình Thắng, Phó Chủ tịch CĐ các KCN&CX Hà Nội, cho biết: Mặc dù các doanh nghiệp trong các KCN&CX đã nghiêm chỉnh thực hiện quy định của Chính phủ về điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2015. Tuy nhiên, do mức lương tối thiểu vùng quá thấp không đảm bảo mức sống tối thiểu của NLĐ (thực tế mức lương tối thiểu vùng chỉ mới đáp ứng được khoảng 60-65% mức sống tối thiểu của NLĐ) nên để đảm bảo mức sống tối thiểu, các CĐCS đã phải đàm phán, thương lượng với NSDLĐ điều chỉnh tăng mức lương cơ bản và hỗ trợ cho CNLĐ các khoản phụ cấp khác.

Từ thực tế tiền lương tối thiểu và mức sống tối thiểu hiện nay, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị Chính phủ cần khẳng định lộ trình điều chỉnh TLTT bảo đảm mức sống tối thiểu vào năm 2017, theo tinh thần Kết luận số 63-KL/TW ngày 27/5/2013 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI “Từng bước điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng phù hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh và nhu cầu tối thiểu của người lao động”. Đề nghị bộ phận kỹ thuật và các bên trong Hội đồng Lương quốc gia xem xét và thống nhất lại cách tính toán mức sống tối thiểu, lựa chọn cách thu thập và xử lý thông tin, khắc phục hạn chế mà chuyên gia ILO đã chỉ ra; định kỳ 3 hoặc 5 năm tổ chức khảo sát thực tế, hoặc đặt hàng cơ quan chuyên môn (Tổng cục Thống kê) nhằm đảm bảo có kết quả tin cậy và định kỳ hàng năm công bố để các bên cùng lấy đó làm cơ sở đàm phán tiền lương tối thiểu vùng cho người lao động.

Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các ban, ngành, địa phương tích cực kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống người lao động, có chính sách và tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển, tăng năng suất lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế, đồng thời kiểm tra việc xây dựng thang, bảng lương, quy chế trả lương cho NLĐ, tránh trường hợp doanh nghiệp không có thang, bảng lương theo quy định, hoặc nhiều năm không nâng lương cho NLĐ.

Ông Nguyễn Đình Sỹ, Chủ tịch LĐLĐ huyện Chương Mỹ: “Tăng ca cả tuần đời sống NLĐ vẫn chật vật”:

Đời sống của CNLĐ, nhất là CNLĐ ngoại tỉnh đang làm việc tại các KCN,KCX đang rất khó khăn. Nhiều CN có con nhỏ dù tăng ca liên tục trong cả tuần cuộc sống vẫn rất chật vật. Nếu tăng lương 16 % tức là CNLĐ được tăng thêm từ 250.000 đồng đến 500.000 đồng tùy theo từng vùng. Với mức lương này cũng chỉ đáp ứng được một phần nguyện vọng của NLĐ.

Tuy nhiên, để cân bằng giữa các bên tôi ủng hộ mức tăng lương 16% theo đề xuất của Tổng LĐLĐ Việt Nam. Và mong rằng lộ trình tăng lương tối thiểu vùng sẽ được thực hiện đúng để đến năm 2017 lương tối thiểu vùng phải đảm bảo mức sống tối thiếu của CNLĐ.

Ông Phan Thanh Dũng, Chủ tịch LĐLĐ huyện Đông Anh: “Doanh nghiệp đủ khả năng”:

Tôi cho rằng, việc Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất tăng lương tối thiểu năm 2016 là 16% là mức tăng phù hợp. Còn ở mức 10% như đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất, tôi thấy khó lòng đảm bảo nhu cầu sống của đại đa số CN.

Thực tế, ở khu CN Bắc Thăng Long hiện nhiều DN trả mức lương thực nhận cho NLĐ cao hơn tiền lương ghi trong hợp đồng (làm căn cứ để đóng bảo hiểm cho NLĐ) và cao hơn nhiều mức lương tối thiểu vùng. Điều này cho thấy, DN đủ khả năng đáp ứng mức nâng 16% theo như đề xuất của Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Bà Phạm Thị Bích Hải, Chủ tịch CĐ Công ty TNHH TOTO Việt Nam:

“Tăng lương tối thiểu cũng có ý nghĩa thiết thực với doanh nghiệp”: Với vai trò của CĐCS, chúng tôi thường xuyên tham gia các cuộc họp thảo luận về vấn đề tăng lương, đóng góp ý kiến với doanh nghiệp, chia sẻ cuộc sống hiện tại của NLĐ để doanh nghiệp có thể nắm bắt và đưa ra quyết định hợp lý.

Do có sự đồng thuận, thấu hiểu từ phía doanh nghiệp nên CĐCS cũng rất dễ hoạt động. Về đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2016, chúng tôi mong muốn Tổng LĐLĐ Việt Nam tiếp nhận ý kiến chia sẻ của chúng tôi để tổng hợp và đề nghị lên các cấp, ngành có liên quan, để NLĐ có một mức lương đảm bảo được mức sống thiết yếu, hoặc hơn nữa có thể dành một chút tích lũy cho mai sau. Như vậy người lao động mới có thể yên tâm làm việc, và tạo ra hiệu quả công việc tốt hơn, như vậy sẽ đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Đình Thắng, Phó Chủ tịch CĐ các KCN&CX Hà Nội: “Doanh nghiệp sẵn sàng thực hiện”:

Những ngày qua, NLĐ trong các KCN&CX Hà Nội rất quan tâm theo dõi trên các phương tiện thông tin về phiên họp của Hội đồng Tiền lương quốc gia với mong mỏi và hy vọng đợt điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2016 của Chính phủ sẽ đảm bảo được mức sống tối thiểu cho NLĐ, giảm bớt khó khăn cho NLĐ.

Qua tìm hiểu, một số chủ sử dụng lao động cũng cho rằng, mức tăng lương tối thiểu vùng mà Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất là hoàn toàn phù hợp, không gây tác động xấu đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và họ sẵn sàng thực hiện.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Họa sĩ Lê Thu Huyền: Người thổi hồn nhân văn vào trong từng nét cọ

Họa sĩ Lê Thu Huyền: Người thổi hồn nhân văn vào trong từng nét cọ

Sinh ra nơi mảnh đất Sơn Tây (Hà Nội), họa sĩ Lê Thu Huyền lớn lên cùng kỷ luật thép của con nhà lính. Gai góc, mạnh mẽ trong cá tính, thế nên chị cũng chọn cho mình con đường nghệ thuật đầy thăng trầm và cảm xúc. Chị dành cả tuổi trẻ để dấn thân vào hội họa, không chỉ để sáng tác mà còn để góp phần chữa lành, kết nối và lan tỏa giá trị văn hóa Việt đến với mọi tầng lớp - từ trẻ nhỏ miền núi xa xôi đến những nhà sưu tầm quốc tế yêu nét tinh tế của mỹ thuật Việt Nam.
Chú trọng các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động quận Bắc Từ Liêm

Chú trọng các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động quận Bắc Từ Liêm

Cùng với nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động, thời gian qua, các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tiếp tục được các cấp Công đoàn quận Bắc Từ Liêm quan tâm và triển khai có hiệu quả.
3 tháng đầu năm, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 54.000 người lao động

3 tháng đầu năm, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 54.000 người lao động

Thông tin từ Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 54.131 người lao động, đạt 32,03% kế hoạch năm.
Thông báo Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thông báo Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 10/4 đến ngày 12/4/2025 tại Thủ đô Hà Nội.
Dấu ấn Công đoàn trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục

Dấu ấn Công đoàn trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Mầm non Mỹ Đình 1 là một trong những đơn vị tiêu biểu của quận Nam Từ Liêm trong việc triển khai hiệu quả phong trào "Dân vận khéo" gắn với nâng cao chất lượng dạy và học. Với mô hình "Giờ học hạnh phúc - Lớp học yêu thương", nhà trường đã tạo dựng môi trường giáo dục lý tưởng, nơi mỗi trẻ đều được phát triển toàn diện và hạnh phúc.
Chú trọng xây dựng phong trào cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Chú trọng xây dựng phong trào cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây thông tin, thời gian qua phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng đã huy động mọi nguồn lực của nhân dân tạo nên sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế, văn hoá xã hội đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn.
Lan tỏa mạnh mẽ giá trị văn hóa Hồ Chí Minh

Lan tỏa mạnh mẽ giá trị văn hóa Hồ Chí Minh

Không gian văn hóa Hồ Chí Minh trong trường học góp phần hình thành những suy nghĩ, tình cảm và niềm tin tốt đẹp trong tâm thức của học sinh.

Tin khác

TP.HCM: Tạm dừng thi tuyển công chức, viên chức

TP.HCM: Tạm dừng thi tuyển công chức, viên chức

Thực hiện Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ khi thực hiện sắp xếp tổ chức, bộ máy hệ thống chính trị và Kết luận số 128-KL/TW ngày 7/3/2025 của Bộ Chính trị về chủ trương công tác cán bộ; Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thực hiện nghiêm chủ trương tạm dừng tuyển dụng, bổ nhiệm, quy hoạch, điều động, chuyển công tác, tiếp nhận, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức.
Cung cấp kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ trong việc quản lý tài chính

Cung cấp kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ trong việc quản lý tài chính

Sáng nay (10/4), Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Công ty Tài chính TNHH Một thành viên Home Credit Việt Nam tổ chức hội nghị “Tư vấn kiến thức quản lý tài chính gia đình năm 2025” cho hơn 100 hội viên phụ nữ tại quận Đống Đa, Hà Nội.
Hà Nội phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025 vào ngày 18/4

Hà Nội phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025 vào ngày 18/4

Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2025 của thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/4, tại vườn hoa Phùng Khắc Khoan, thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất, với sự tham gia của khoảng 1.000 người và gồm nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả.
Thu nhập bình quân của người lao động tăng ở hầu hết các ngành kinh tế

Thu nhập bình quân của người lao động tăng ở hầu hết các ngành kinh tế

Báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý 1/2025 vừa được Cục Thống kê (Bộ Tài chính) công bố mới đây cho thấy thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng so với quý trước và tăng ở hầu hết các ngành kinh tế.
Đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai

Đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai

Sau những trận thiên tai nghiêm trọng, đời sống người dân nói chung, đặc biệt là những đối tượng yếu thế như: Nông dân, công nhân, lao động phổ thông… bị ảnh hưởng nặng nề. Trong đó, mất việc làm, giảm thu nhập là những hậu quả rõ nét nhất. Do đó, việc hỗ trợ tài chính, đào tạo nghề và xây dựng hệ thống an sinh xã hội tốt hơn là yếu tố quan trọng để giúp họ phục hồi và thích ứng với các thách thức trong tương lai.
Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong điều kiện thiên tai

Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong điều kiện thiên tai

Nối tiếp những thành công và mục tiêu của 4 mùa trước, Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng 2025” sẽ đề cao tính chuyên sâu, để cùng với các cơ quan truyền thông, giúp người dân hiểu sâu hơn cũng như có giải pháp nâng cao chất lượng đời sống an sinh xã hội trong điều kiện thiên tai, dịch bệnh.
Có phiền toái khi thuê người thân xây nhà, trông coi công trình?

Có phiền toái khi thuê người thân xây nhà, trông coi công trình?

Tâm lý thuê người trong họ xây dựng, trông coi công trình sẽ yên tâm hơn thuê người ngoài. Bởi đã là người nhà thì trách nhiệm với công trình không khác gì đối với ngôi nhà của chính họ. Thực tế cho thấy, không ít mâu thuẫn tình cảm và pháp lý giữa các bên lại bắt nguồn từ những nhận định đơn giản này.
Tháng 4, người lao động có 2 kỳ nghỉ lễ

Tháng 4, người lao động có 2 kỳ nghỉ lễ

Trong tháng 4 tới, người lao động sẽ có liên tiếp 2 kỳ nghỉ trong cùng một tháng, bao gồm nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 3 ngày, và lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày liên tục…
Hà Nội: Thành lập Ban Tổ chức Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025

Hà Nội: Thành lập Ban Tổ chức Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025

Mới đây, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà đã ký ban hành Quyết định số 1577/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Tổ chức Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân thành phố Hà Nội năm 2025.
Thận trọng khi đăng ký đi làm việc tại Hàn Quốc

Thận trọng khi đăng ký đi làm việc tại Hàn Quốc

Trung tâm Lao động ngoài nước (thuộc Bộ Nội vụ) vừa đưa ra cảnh báo hành vi lừa đảo người lao động đăng ký tuyển chọn đi làm việc nghề hàn, nghề khuôn mẫu tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS (Chương trình cấp phép cho lao động nước ngoài của Chính phủ Hàn Quốc).
Xem thêm
Phiên bản di động