Dinh dưỡng trong điều trị ung thư

Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ở Việt Nam, mỗi năm có 152.000 người mắc mới, 75 ngàn người tử vong vì ung thư. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh là do thuốc lá (trung bình chiếm trên 30%, 41% ở nam giới), dinh dưỡng không hợp lý (30%). Đặc biệt, 50% bệnh nhân ung thư sụt cân khi đến viện và 20% tử vong do suy kiệt vì dinh dưỡng không hợp lý.
Con ung thư, nguy kịch vì bố mẹ chữa bằng đông y
Nguy hiểm từ việc dùng sai thuốc

Có thể nói chế độ dinh dưỡng hợp lý rất quan trọng với bệnh nhân, nhất là bệnh nhân bị ung thư, tuy nhiên thực tế hiện nay dinh dưỡng với bệnh nhân ở Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức. Phương pháp điều trị ung thư phổ biến hiện nay là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Các phương thức này đều làm giảm sự tiến triển của khối u, nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người bệnh như sụt cân, chán ăn, mệt mỏi, suy giảm sức đề kháng... Để chống chọi với hóa chất trị bệnh, bệnh nhân phải ăn uống đầy đủ, hợp lý nhưng đa số lại chán nản không thiết ăn uống, có người lại suy nghĩ sai lầm tuyệt thực hoặc ăn ít để khối u không có chất mà phát triển.

Dinh dưỡng trong điều trị ung thư

Để đảm bảo sức khỏe, bệnh nhân cần dùng thuốc

theo chỉ định của bác sĩ

Theo Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư, ở Việt Nam hiện nay, nhiều bệnh nhân ung thư không được chăm sóc dinh dưỡng đúng trong suốt thời gian trị bệnh nên đã sụt cân, suy dinh dưỡng và suy kiệt. Sụt cân do ung thư không những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn gây ảnh hưởng xấu đến điều trị. Hiện có 50 – 80% bệnh nhân ung thư có các dấu hiệu và triệu chứng suy mòn. Nếu không sớm thực hiện chăm sóc tăng cường dinh dưỡng trong quá trình điều trị lâm sàng của bệnh nhân, sẽ dẫn đến tình trạng giảm phản ứng với hóa trị liệu, tăng nguy cơ của hóa trị liệu, độc tính gây ra với cơ thể, có nguy cơ cao hơn các biến chứng sau phẫu thuật, suy giảm chức năng miễn dịch.

Hiện có 50 – 80% bệnh nhân ung thư có các dấu hiệu và triệu chứng suy mòn. Nếu không sớm thực hiện chăm sóc tăng cường dinh dưỡng trong quá trình điều trị lâm sàng, sẽ dẫn đến tình trạng giảm phản ứng với hóa trị liệu, tăng nguy cơ của hóa trị liệu, độc tính gây ra với cơ thể, có nguy cơ cao hơn các biến chứng sau phẫu thuật, suy giảm chức năng miễn dịch.

Chị Nguyễn Thị Hùng ở Ứng Hòa đang chăm sóc con gái bị ung thư xương tại khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện K cho biết: “Lúc đầu biết bị ung thư, cháu khóc suốt, bảo thế nào cũng không ăn, không uống, gia đình rất lo. Nhưng sau được bác sĩ khuyên cùng với gia đình động viên giờ cháu cũng chịu ăn nên sức khỏe đã khá hơn”.

Theo bác sĩ Nguyễn Hoàng Minh, Phó khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện K: Trường hợp con chị Hùng cũng như nhiều bệnh nhân bị ung thư nói chung, chế độ dinh dưỡng là vô cùng quan trọng. Dinh dưỡng là bước đệm rất căn bản trong điều trị bệnh. Trong quá trình điều trị bệnh nhân sẽ chịu nhiều đau đớn, nếu không tuân theo chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt thì sẽ không có đủ sức khỏe để chống lại bệnh tật.

Cũng theo bác sĩ Minh, để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, người bệnh phải ăn uống đầy đủ thực phẩm đảm bảo các nhóm chất: Đạm - bột đường - béo - vitamin, khoáng chất, nước. Cụ thể, bệnh nhân nên ăn nhiều cá, rau, thêm dầu thực vật, uống nhiều nước và vận động, tập thể dục thể thao. Đối với bệnh nhân ung thư vòm họng phải có chế độ ăn khác hơn, thức ăn phải lỏng, loãng, mềm, ít dầu mỡ như: Súp, cháo…

Với tầm quan trọng của dinh dưỡng, người bệnh cũng cần chú ý tới việc đảm bảo trước, trong và sau liệu trình điều trị. Bệnh nhân ung thư không chỉ cần quan tâm tới dinh dưỡng tại thời điểm truyền hóa chất mà ngay cả khi liệu trình kết thúc người bệnh vẫn phải giữ chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt để đảm bảo tính ổn định của sức khỏe. Hơn nữa, tùy vào tình trạng bệnh lý bệnh nhân cần thay đổi hoặc điều chỉnh thực đơn cho phù hợp nhưng vẫn phải đảm bảo dinh dưỡng đủ.

Thu Trang

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Không gian văn hóa Hồ Chí Minh: Nơi học tập trực quan sinh động về Bác kính yêu

Không gian văn hóa Hồ Chí Minh: Nơi học tập trực quan sinh động về Bác kính yêu

Không gian văn hóa Hồ Chí Minh là công trình đặc biệt ý nghĩa, dành nhiều tâm huyết, tình cảm của đoàn viên Công đoàn Trường Tiểu học Đoàn Khuê (thuộc LĐLĐ quận Long Biên) dâng lên Bác kính yêu nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh nhật của Người (19/5/1890 - 19/5/2024).
Chủ tịch LĐLĐ Thành phố được bầu làm Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh

Chủ tịch LĐLĐ Thành phố được bầu làm Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Chủ tịch Liên đoàn lao động (LĐLĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Trần Thị Diệu Thúy được bầu làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đăng ký hiến tặng mô, tạng

Thủ tướng Phạm Minh Chính đăng ký hiến tặng mô, tạng

(LĐTĐ) Sáng nay (19/5), tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ phát động “Đăng ký hiến tặng mô, tạng cứu người - Cho đi là còn mãi” do Bộ Y tế, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam tổ chức.
Bình ổn thị trường vàng bảo đảm kịp thời, hiệu quả hơn nữa

Bình ổn thị trường vàng bảo đảm kịp thời, hiệu quả hơn nữa

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục thực hiện các biện pháp quản lý, điều hành và bình ổn thị trường vàng, bảo đảm kịp thời, hiệu quả hơn nữa; chú trọng công tác thông tin truyền thông để tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Đa số các đại biểu Quốc hội ủng hộ việc cấm tuyệt đối nồng độ cồn

Đa số các đại biểu Quốc hội ủng hộ việc cấm tuyệt đối nồng độ cồn

(LĐTĐ) Ông Trịnh Xuân An cho biết, đa số các đại biểu Quốc hội ủng hộ việc cấm tuyệt đối nồng độ cồn, nên Ủy ban Quốc phòng - An ninh đề nghị theo phương án này.
Quản lý thị trường vàng: Căn cơ để giải quyết vẫn là thể chế, chính sách

Quản lý thị trường vàng: Căn cơ để giải quyết vẫn là thể chế, chính sách

(LĐTĐ) Trả lời câu hỏi của báo chí về những giải pháp để ngăn chặn giá vàng liên tục biến động trong thời gian qua, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Phan Đức Hiếu nhìn nhận, căn cơ để giải quyết vẫn là thể chế, chính sách.
Cải cách tiền lương từ 1/7: Mức tham chiếu sẽ không thấp hơn mức lương cơ sở

Cải cách tiền lương từ 1/7: Mức tham chiếu sẽ không thấp hơn mức lương cơ sở

(LĐTĐ) Đến ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở sẽ được bãi bỏ, thay bằng mức điều chỉnh mới là mức tham chiếu. Mức tham chiếu này, hiện các cơ quan Chính phủ đang tính toán phương án phù hợp, làm sao để không thấp hơn khi đang áp dụng mức lương cơ sở.

Tin khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính đăng ký hiến tặng mô, tạng

Thủ tướng Phạm Minh Chính đăng ký hiến tặng mô, tạng

(LĐTĐ) Sáng nay (19/5), tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ phát động “Đăng ký hiến tặng mô, tạng cứu người - Cho đi là còn mãi” do Bộ Y tế, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam tổ chức.
Bộ Y tế cấp phép vắc xin sốt xuất huyết, zona thần kinh và phế cầu 23

Bộ Y tế cấp phép vắc xin sốt xuất huyết, zona thần kinh và phế cầu 23

(LĐTĐ) Vừa qua, Bộ Y tế đã ký quyết định cấp phép, gia hạn giấy đăng ký lưu hành cho 40 loại vắc xin sinh phẩm, trong đó có các vắc xin mới được đặc biệt chờ đợi như vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết, vắc xin phòng bệnh zona thần kinh, vắc xin phòng 23 tuýp phế cầu thế hệ mới.
Đồng Nai: Sức khỏe của gần 100 công nhân nghi bị ngộ độc sau bữa ăn đã ổn định

Đồng Nai: Sức khỏe của gần 100 công nhân nghi bị ngộ độc sau bữa ăn đã ổn định

(LĐTĐ) Theo các công nhân này, vào bữa trưa cùng ngày xảy ra ngộ độc thức ăn, công nhân có ăn các món như thịt heo kho dưa, chả cá chiên, rau cải thảo luộc, canh bầu; còn bữa chiều tăng ca từ 16h15 đến 18h có 400 người ăn món mì quảng gà.
Bộ Y tế yêu cầu tập trung nguồn lực điều trị cho hơn 300 công nhân nghi ngộ độc tại Vĩnh Phúc

Bộ Y tế yêu cầu tập trung nguồn lực điều trị cho hơn 300 công nhân nghi ngộ độc tại Vĩnh Phúc

(LĐTĐ) Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn đề nghị Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc khẩn trương điều trị cho bệnh nhân và tổ chức điều tra, xử lý vụ nghi nhờ ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam, tỉnh Vĩnh Phúc.
Giải pháp nào cho người mất ngủ, rối loạn giấc ngủ lâu năm?

Giải pháp nào cho người mất ngủ, rối loạn giấc ngủ lâu năm?

(LĐTĐ) Rối loạn giấc ngủ không còn là triệu chứng nữa mà trở thành một loại bệnh gây phiền toái cho đời sống cá nhân và ảnh hưởng đến xã hội. Giải pháp rất nhiều, nhưng chọn được một giải pháp hiệu quả không dễ. Phytostar “mách” bạn một phương pháp hiện đại tân tiến, không đau, không kiêng, lại vô cùng hiệu quả.
Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về tiêm vắc xin Covid-19

Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về tiêm vắc xin Covid-19

(LĐTĐ) Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vắc xin phòng Covid-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...
Chủ động phòng chống bệnh truyền nhiễm

Chủ động phòng chống bệnh truyền nhiễm

(LĐTĐ) Hiện nay tình hình bệnh truyền nhiễm trên địa bàn thành phố vẫn đang diễn biến phức tạp, nhất là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp như tay chân miệng, ho gà,… Thậm chí trong tuần qua, trên địa bàn thành phố đã ghi nhận 1 ca mắc não mô cầu đầu tiên trong năm 2024. Bởi vậy, cùng với sự vào cuộc của ngành Y tế người dân cũng cần chủ động các biện pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả.
Tôn vinh những cống hiến thầm lặng của nghề điều dưỡng

Tôn vinh những cống hiến thầm lặng của nghề điều dưỡng

(LĐTĐ) Là người thường xuyên tiếp xúc với người bệnh, mỗi ngày người điều dưỡng phải “hóa thân” trong nhiều vai trò, đối mặt với nhiều áp lực, rủi ro của công việc. Nhưng vượt qua tất cả, họ lặng thầm chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. Với sự tận tâm của các điều dưỡng, nhiều bệnh nhân đã hồi phục sức khỏe, chiến thắng bệnh tật.
Những người đã tiêm vắc xin AstraZeneca không cần xét nghiệm đông máu

Những người đã tiêm vắc xin AstraZeneca không cần xét nghiệm đông máu

(LĐTĐ) Ngày 10/5, thông tin từ Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, từ tháng 7/2023, Việt Nam đã sử dụng hết vắc xin AstraZeneca. Những người đã tiêm vắc xin này không cần xét nghiệm D-dimer, hay làm bất kỳ xét nghiệm đông máu.
TP.HCM: Cấp cứu 4 công nhân bị phỏng điện khi sửa cáp ngầm

TP.HCM: Cấp cứu 4 công nhân bị phỏng điện khi sửa cáp ngầm

(LĐTĐ) Trong lúc 4 công nhân đang sửa điện tại đường dây cáp ngầm trên đường Dương Bạch Mai, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thì không may bị chập điện, phát nổ và bị phỏng.
Xem thêm
Phiên bản di động