Hành trình 25 năm Tủ sách Di sản Hồ Chí Minh: Từ hiểu đến làm theo Bác

(LĐTĐ) Ngày 18/5, Nhà xuất bản Trẻ tổ chức kỷ niệm 25 năm thành lập Tủ sách Di sản Hồ Chí Minh và triển lãm bộ sách và mô hình Không gian Văn hóa Hồ Chí Minh tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Hà Nội: Treo cờ Tổ quốc dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh Triển lãm 55 bức tranh “Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ” Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” giới thiệu hơn 150 hình ảnh, tài liệu, bản trích

Theo TS Quách Thu Nguyệt, nguyên Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Trẻ, vào năm 1999, Trung ương có cuộc vận động “30 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ” và cùng năm đó, bà (khi đó đang là Phó Giám đốc, Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Trẻ) đã đề xuất lập tủ sách mang tên 30 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ. Ngày 7/11/2006, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 06-CT/TW về tổ chức Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Nhà xuất bản Trẻ đổi tên Tủ sách thành Di sản Hồ Chí Minh.

Từ năm 1999 đến năm 2023, Tủ sách đã xuất bản được hơn 60 tựa, hai lần nhận được Bằng khen của Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM vào các năm 2009 và 2015 về thành tích trong Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; Giải thưởng Hồ Hảo Hớn của Thành đoàn TP.HCM năm 2024 về Tủ sách Di sản Hồ Chí Minh cho thanh thiếu nhi.

Hành trình 25 năm Tủ sách Di sản Hồ Chí Minh: Từ hiểu đến làm theo Bác
Nhà xuất bản Trẻ và các tác giả Tủ sách Di sản Hồ Chí Minh giao lưu với độc giả tại Đường sách TP.HCM.

Tủ sách ban đầu gồm các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh như: Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Thực hành tiết kiệm và chống tham ô lãng phí, chống bệnh quan liêu; Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân; Sửa đổi lối làm việc; Đời sống mới; Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch; Vừa đi đường vừa kể chuyện; Bản án chế độ thực dân Pháp; Về vấn đề học tập, Bản án chế độ thực dân Pháp.

Trên đà thành công của tủ sách 30 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ, Nhà xuất bản Trẻ duy trì và đầu tư cho tủ sách bằng cách liên hệ với nhiều tác giả uy tín viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh để có được bản thảo có chất lượng, sau đó thêm các chú giải chi tiết, sưu tầm tranh ảnh minh họa để thêm phần sinh động, từng bước nâng cao chất lượng bản thảo.

"Những di sản để lại của Bác là vô giá và nhà xuất bản có thể tiếp tục khai thác trong tương lai. Qua đó, những độc giả trong thế hệ trẻ có thể tiếp tục hiểu thêm về Bác", TS Quách Thu Nguyệt cho biết.

Hành trình 25 năm Tủ sách Di sản Hồ Chí Minh: Từ hiểu đến làm theo Bác
Triển lãm Tủ sách Di sản Hồ Chí Minh.

Nhiều tác phẩm đã được viết “độc quyền” cho Nhà xuất bản Trẻ như: Con đường vạn dặm của Hồ Chí Minh, Chúng tôi học làm ngoại giao với Bác Hồ của Mai Văn Bộ; Hỏi & đáp về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh của Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TP.HCM; Bác Hồ thời niên thiếu ở Huế của Nguyễn Đắc Xuân; Bác Hồ kể chuyện Tây Du Ký của Trần Văn Giang...

Theo PGS.TS Hà Minh Hồng - tác giả một số tác phẩm trong tủ sách, những tác phẩm trong tủ sách là công cụ để mọi người làm theo tấm gương của Bác, để những di sản của Bác gần gũi hơn với người dân, để mọi người đều biết những câu chuyện về Bác và cuộc đời của Bác.

"Chúng ta cần thêm nhiều bộ sách và loại hình sách để tiếp cận gần hơn với giới trẻ, để mọi người không chỉ đọc được sách mà có thể nghe sách mỗi này. Qua đó, giúp cho mọi người tiếp cận dễ dàng với kho tàng di sản của Bác", PGS.TS Hà Minh Hồng cho biết.

Được biết, từ năm 2023, Nhà xuất bản Trẻ đã số hóa và xuất bản trọn bộ sách điện tử Tủ sách Di sản Hồ Chí Minh và cũng làm cuốn “Sổ tay không gian văn hóa Hồ Chí Minh”, dạng giấy và dạng file PDF để tặng bạn đọc tải dùng miễn phí. Trong đó, giới thiệu các tựa sách, file trang trí không gian, file hình ảnh về cuộc đời hoạt động của Bác, các ebook đọc thử…

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới

Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới

(LĐTĐ) Được sự cho phép của Bộ Thông tin và Truyền thông và để phụng sự độc giả được tốt hơn, từ ngày 2/11/2024, Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình chính thức ra mắt bộ nhận diện mới và thay đổi cơ cấu một số chuyên mục.
Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024

Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024

(LĐTĐ) Trong không khí hân hoan chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029, tối 1/11, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Liên hoan Nghệ thuật quần chúng với chủ đề "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024.
"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch

"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch

(LĐTĐ) Sau thành công của tiểu thuyết đầu tay "Tìm em giữa ngàn sao lấp lánh" (2021), tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh vừa cho ra mắt tác phẩm thứ hai mang tên "Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi". Đây là một trong số ít tác phẩm văn học Việt Nam viết về đề tài đại dịch, được hoàn thành sau 3 năm ấp ủ và chắt lọc của tác giả.
Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"

Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"

(LĐTĐ) Tiếp nối thành công của hai kỳ Festival trước, Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 24/11 đến ngày 30/11/2024, tại thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư, với chủ đề "Dòng chảy di sản". Qua đó, không chỉ tôn vinh các giá trị văn hóa, lịch sử của vùng đất cố đô Hoa Lư, mà còn là cơ hội để kết nối, lan tỏa những giá trị di sản văn hóa quốc gia.
NSND Xuân Bắc được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn

NSND Xuân Bắc được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn

(LĐTĐ) Chiều 30/10, tại Hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL), Thứ trưởng Tạ Quang Đông đã trao quyết định bổ nhiệm NSND Nguyễn Xuân Bắc - Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam giữ chức vụ Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn theo Quyết định số 3199/QĐ-BVHTTDL.
Ấn tượng Chung kết cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội năm 2024

Ấn tượng Chung kết cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Chung kết xếp hạng và trao giải Cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 đã diễn ra tại sân khấu ngoài trời Trung tâm Văn hóa thành phố Hà Nội (quận Hà Đông). Cuộc thi do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Hội Sinh viên thành phố Hà Nội tổ chức.
Gần 200 vận động viên tranh tài tại Giải Cầu lông toàn quốc Báo Thanh tra lần thứ XIX

Gần 200 vận động viên tranh tài tại Giải Cầu lông toàn quốc Báo Thanh tra lần thứ XIX

(LĐTĐ) Ngày 26/10, tại Nhà Thi đấu Thể dục thể thao tỉnh Thái Nguyên, Báo Thanh tra tổ chức lễ khai mạc Giải Cầu lông toàn quốc Báo Thanh tra lần thứ XIX. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 79 năm ngày truyền thống vẻ vang của ngành Thanh tra Việt Nam (23/11/1945 - 23/11/2024).
Khởi động Giải thưởng nghệ thuật Pan Pacific Hà Nội 2025

Khởi động Giải thưởng nghệ thuật Pan Pacific Hà Nội 2025

(LĐTĐ) Tiếp nối thành công của mùa 1, Giải thưởng nghệ thuật Pan Pacific Hà Nội 2025 (năm thứ 2) đã chính thức được khởi động, với cuộc thi vẽ tranh “Thế giới quanh tôi”.
Xem thêm
Phiên bản di động