Nguy hiểm từ việc dùng sai thuốc
Tiêm thuốc không phải chuyện đùa ! | |
Đột tử tại hiệu thuốc - Giật mình với thói quen chết người | |
Suy thận, dị ứng toàn thân vì dùng thuốc nam |
Thời gian gần đây, Bệnh viện Nhi Trung ương liên tục tiếp nhận những ca trẻ bị ngộ độc do dùng thuốc không đúng với bệnh. Theo các bác sĩ do thiếu hiểu biết thấy con bệnh là phụ huynh tự kê đơn rồi đi mua thuốc về cho con uống. Đặc biệt có nhiều trường hợp khi trẻ có những hiểu hiện xấu cha mẹ mới đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Như trường hợp cháu Trần Nguyên Vũ, 6 tháng tuổi ở Quốc Oai, Hà Nội đang điều trị tích cực tại bệnh viện Nhi Trung ương. Theo chị Trần Thị Hạnh – mẹ cháu Vũ, khi thấy con gầy, ăn uống đều nhưng không tăng cân, nghe người quen mách gia đình đã đi mua thuốc cam về cho cháu uống. Cháu Vũ uống thuốc cam liên tục trong vòng 1 tháng, thì có hiện tượng co giật, tím tái, lúc này gia đình mới vội cho cháu đến bệnh viện cấp cứu.
Để đảm bảo sức khỏe, bệnh nhân cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ |
Theo TS.BS Trịnh Thị Dung, Bệnh viện Nhi Trung ương, cháu Vũ bị ngộ độc chì trong thuốc cam. “Các bé có hiện tượng ngộ độc chì trong thuốc cam đều gây ra suy não cấp, không sốt nhưng co giật và cần phải thở máy. Trẻ đã từng bị ngộ độc chì trong thuốc cam sẽ bị ảnh hưởng tới trí tuệ, quá trình phát triển sẽ không được như các cháu khác” - bác sĩ Dung chia sẻ.
“Mọi người vẫn thường áp dụng kiểu tự chữa bệnh, chỉ cần nghe ai đó mách hay nói đã từng chữa khỏi là sẵn sàng đến chữa mà không cần biết mình mắc bệnh gì và thuốc đó có dùng đúng bệnh không. Do đó, không ít trường hợp bệnh nhân khi đến bệnh viện cấp cứu đã quá nặng hoặc khi chữa khỏi thì vẫn để lại di chứng nặng nề”, bác sĩ Chí cho biết. |
Đặc biệt theo các bác sĩ, không phải trường hợp nào bị ngộ độc chì từ thuốc cam cũng có những biểu hiện rõ rệt như trường hợp cháu Nguyên Vũ. Nhiều trường hợp khác ngộ độc ở dạng kín. Để phát hiện và có biện pháp chữa cụ thể thì các bác sĩ phải cho trẻ làm các xét nghiệm để biết được định lượng chì trong máu và có biện pháp chữa trị.
Một trường hợp dùng sai thuốc khác là anh Nguyễn Văn Mạnh - 23 tuổi ở phố Thái Phiên – Hà Nội. Anh Mạnh nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Thiên Đức trong tình trạng toàn thân mẩn đỏ, ngứa. Anh Mạnh chia sẻ, thấy có nốt ngứa, anh đã sử dụng một típ thuốc trị ngứa mà gia đình vẫn hay dùng, khoảng 5 phút sau anh thấy toàn thân ngứa không chịu được. Anh Mạnh cho biết thêm, trong gia đình anh tình trạng sử dụng một loại thuốc chung cho nhiều bệnh là thường xuyên. Gia đình hàng xóm nhà anh Mạnh cũng vậy, sử dụng thuốc tra mắt chung cho cả nhà, nhất là thuốc đã quá hạn dẫn tới tình trạng bệnh không khỏi còn lây sang cả nhà…
Trao đổi với phóng viên, bác sĩ CKII Lê Đình Chí – Trưởng khoa Nội Bệnh viện đa khoa Thiên Đức cho biết: “Anh Mạnh bị dị ứng do sử dụng một loại thuốc ngứa không rõ nguồn gốc và thuốc đã hết hạn sử dụng”.
Tìm hiểu tại các bệnh viện có thế thấy trường hợp dùng thuốc sai với bệnh hoặc thuốc không rõ nguồn gốc như anh Mạnh, cháu Vũ không phải hiếm. “Mọi người vẫn thường áp dụng kiểu tự chữa bệnh, chỉ cần nghe ai đó mách hay nói đã từng chữa khỏi là sẵn sàng đến chữa mà không cần biết mình mắc bệnh gì và thuốc đó có dùng đúng bệnh không. Do đó, không ít trường hợp bệnh nhân khi đến bệnh viện cấp cứu đã quá nặng hoặc khi chữa khỏi thì vẫn để lại di chứng nặng nề”, bác sĩ Chí cho biết.
Thu Trang
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05
Hà Nội ghi nhận thêm 24 ổ dịch sốt xuất huyết
Y tế 28/10/2024 10:31