Nhiễm độc thạch tín mạn tính từ thói quen sinh hoạt không ngờ
Suýt mất mạng vì ăn gỏi cá rô phi nhiễm tả biển Vụ pate Minh Chay nhiễm độc: Việt Nam vẫn đang tìm mua thuốc giải Nhiều công nhân nhập viện do ngộ độc methanol |
Asen là một kim loại độc hại với sức khỏe con người, không màu, không mùi và không vị. Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa bệnh asen (arsenicosis) là tình trạng sức khỏe mạn tính xuất hiện khi nuốt phải asen với nồng độ trên mức an toàn trong thời gian dài (trên 6 tháng), thường biểu hiện bằng các tổn thương da đặc trưng. Nhiễm độc asen mạn tính có thể tích tụ ở răng, móng, tóc, da nhiều năm mà người dân không hề hay biết. Tiếp xúc lâu dài với asen có thể gây ung thư da và các tổn thương da.
Tổn thương dày sừng từng điểm lòng bàn tay, bàn chân ở bệnh nhân nhiễm độc asen. |
Khoa Điều trị bệnh da nam giới, Bệnh viện Da liễu Trung ương (Hà Nội) mới đây tiếp nhận một bệnh nhân nam 64 tuổi với chẩn đoán ung thư tế bào gai, vảy nến, theo dõi nhiễm độc asen mạn tính. Bệnh nhân có thói quen sử dụng nước giếng khoan thường xuyên trong sinh hoạt và có dùng thuốc không rõ nguồn gốc.
Theo bệnh nhân mô tả, loại thuốc bệnh nhân sử dụng nhiều năm là loại thuốc đông y dạng viên, đựng trong gói nilon, không có nhãn hiệu và được quảng cáo có tác dụng trị hoàn toàn dứt điểm bệnh vảy nến.
BSCKII Nguyễn Minh Thu, Phó Trưởng khoa Điều trị bệnh da nam giới cho biết, qua thăm khám, các bác sĩ đánh giá bệnh nhân có các dấu hiệu của nhiễm độc asen mạn tính. Nguyên nhân có thể xuất phát từ thói quen sử dụng nước giếng khoan và uống thuốc không rõ nguồn gốc trong nhiều năm của bệnh nhân.
Biểu hiện thường gặp trên da của nhiễm độc asen mạn tính bao gồm thay đổi sắc tố da, dày sừng từng điểm lòng bàn tay bàn chân, đặc biệt là sự xuất hiện của nhiều tổn thương ung thư tế bào gai.
Theo bác sĩ Thu, asen có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua đường hô hấp, tiêu hóa hoặc hấp thụ qua da thông qua sử dụng nguồn nước ngầm có nhiễm asen, một số loại dược phẩm và sản xuất công nghiệp. Trong tự nhiên, nồng độ asen trong nước ngầm, nước giếng khoan người dân hay dùng cao hơn nhiều so với nguồn nước đến từ sông hồ.
Các bác sĩ lưu ý, nếu mắc các bệnh lý mạn tính như vảy nến, hen phế quản, pemphigus… người dân tuyệt đối không tự ý dùng các loại thuốc không rõ nguồn gốc vì có thể trong thuốc đó có trộn asen vào.
Ngoài ra, nó có thể là thành phần trong các sản phẩm trang điểm như phấn mắt, bút kẻ lông mày hoặc son môi... Vì vậy, khi lựa chọn các sản phẩm làm đẹp, người dân cần chú ý kỹ tới nguồn gốc và nơi sản xuất.
Đặc điểm đáng chú ý của nhiễm độc asen mạn tính là tích tụ ở răng, móng, tóc, da nhiều năm mà người dân không hề hay biết. Biểu hiện thường gặp của nhiễm độc asen trên cơ thể là biểu hiện dày sừng từng điểm lòng bàn tay bàn chân, tình trạng "hạt mưa trên cát" được mô tả là những chấm giảm sắc tố nhỏ trên nền tăng sắc tố (hay gặp ở vùng lưng) và tổn thương ung thư tế bào gai.
Nếu gặp bất kỳ triệu chứng như nốt sần ở lòng bàn tay bàn chân, da thô ráp, thay đổi sắc tố da... kèm theo thói quen sử dụng nước giếng khoan, uống thuốc không rõ nguồn gốc nhiều năm, người dân cần gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu khám, chẩn đoán và điều trị sớm nhất để tránh tiến triển thành ung thư da.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46